Những điều đáng sợ nhất đang đe dọa Trái Đất từ không gian
(Dân trí) - Từ megacomets đến lỗ đen giả mạo, những hiện tượng ghê gớm này khiến vũ trụ trở nên thực sự nguy hiểm.
Không gian vũ trụ chứa đầy ẩn số lớn, những điều kỳ diệu cũng như khủng khiếp.
Những thiên thể lớn đến mức làm rối tâm trí và một số sự kiện thực sự thảm khốc. Dưới đây là những điều đáng sợ nhất trong không gian.
1. Megacomet (sao chổi)
Vào năm 2021, sao chổi lớn nhất từ trước đến nay xuất hiện trong Hệ Mặt Trời của chúng ta và khiến các nhà khoa học phải lo sợ.
Nó có tên là Bernardinelli-Bernstein với bề ngang 85 dặm (khoảng 137 km) phá vỡ mọi kỷ lục về sao chổi từng được ghi nhận.
Sao chổi C/2014 UN271 lớn hơn 100.000 lần so với sao chổi trung bình, ban đầu nó được phân loại là một hành tinh nhỏ.
Rất may, quả cầu "quái vật" này được dự đoán là sẽ không đến gần Trái Đất, nó đang di chuyển nhanh chóng qua đám mây Oort (gồm những tảng đá băng giá, cách Trái Đất hàng tỷ dặm).
Theo các nhà nghiên cứu, lần tiếp cận gần nhất của sao chổi này với Trái Đất sẽ xảy ra vào năm 2031, khi các nhà khoa học dự đoán sao chổi sẽ lao xuống trong phạm vi 10,97 AU so với Mặt Trời, ngay bên ngoài quỹ đạo của sao Thổ.
Nhưng liệu có thể có nhiều sao chổi quái vật hơn không? Đó là một viễn cảnh thực sự đáng sợ.
2. Va chạm với thiên hà Andromeda
Thiên hà Andromeda có thể cách Trái Đất 2,5 triệu năm ánh sáng, nó là thiên hà lớn nhất trong Nhóm Local đang ở trên một quỹ đạo đáng sợ, hướng thẳng tới và một ngày nào đó sẽ va chạm với Thiên hà Milky Way của chúng ta.
Rất may, Andromeda sẽ không đến trong 3 đến 5 tỷ năm nữa.
3. Bão Mặt Trời
Trái Đất liên tục bị bắn phá bởi các hạt năng lượng cao từ Mặt Trời. Hầu hết thời gian, từ trường của hành tinh làm lệch hướng các cuộc tấn công này.
Tuy nhiên, đôi khi các biến động từ trường bên trong ngôi sao của chúng ta tái cấu trúc và gây ra hiện tượng lóa sáng - một tia sáng đột ngột phóng ra lượng tia X và năng lượng đáng kinh ngạc theo mọi hướng di chuyển với tốc độ ánh sáng.
Điều này có thể gây mất tín hiệu vô tuyến trên Trái Đất. Kịch bản khác chính là một vụ phóng khối lượng xung quanh của Mặt Trời (CME) đưa các hạt từ hóa vào không gian.
Nếu CME nhắm vào Trái Đất, chúng ta sẽ nhận được các cơn bão địa từ vài ngày sau đó, có khả năng làm gián đoạn thông tin liên lạc và lưới điện. Cơn bão địa từ mạnh nhất trong lịch sử hiện đại, được gọi là Sự kiện Carrington, xảy ra vào năm 1859, trước thời đại công nghệ hiện đại.
Nếu một cơn bão có cường độ Carrington xảy ra bây giờ, nó sẽ gây ra " ngày tận thế internet " - sự cố mất điện có thể kéo dài hàng tháng. Khả năng xảy ra một cơn bão mặt trời lớn như vậy được đánh giá là từ 1,6% đến 12% mỗi thập kỷ.
4. Hố đen "lang thang" trong thiên hà
Hố đen là một "con quái vật" rất đáng sợ, nó là những tàn tích bị nghiền nát của một ngôi sao lớn đã phát nổ như một siêu tân tinh lớn đến mức không thứ gì, thậm chí là ánh sáng có thể thoát khỏi sự "nắm bắt" của nó.
Các nhà khoa học cho rằng, không phải tất cả các lỗ đen trong Dải Ngân Hà của chúng ta đều cách rất xa Trái Đất, có 100 triệu lỗ đen trong Dải Ngân Hà, một phần lớn trong số đó có thể đang lang thang gần hành tinh chúng ta.
Các nhà khoa học sử dụng Kính viễn vọng Không gian Hubble đã phát hiện ra một lỗ đen giả mạo trong thiên hà của chúng ta - lỗ đen này chỉ cách Trái Đất 5.000 năm ánh sáng và có khối lượng gấp 7 lần Mặt Trời.
5. Siêu tân tinh trong "vùng tiêu diệt"
Một nỗi kinh hoàng khác từ không gian là khả năng xảy ra một siêu tân tinh thảm khốc. Nếu một ngôi sao chết trong một vụ nổ lớn được gọi là siêu tân tinh, bất cứ thứ gì trong một "vùng tiêu diệt" cụ thể sẽ bị xóa sổ bởi các làn sóng bức xạ cường độ cao.
Các nhà thiên văn học đã tính toán rằng, vùng tiêu diệt kéo dài 40 hoặc 50 năm ánh sáng kể từ vụ nổ của siêu tân tinh và không có ngôi sao nào được biết đến trong khoảng cách đó với Trái Đất có khả năng sớm nổ tung.
Tuy nhiên, tia X năng lượng cao và tia gamma từ các siêu tân tinh ở xa hơn có thể tương tác với bầu khí quyển của Trái Đất và làm hỏng tầng ozone, điều này sẽ khiến bức xạ cực tím nguy hiểm từ Mặt Trời xuyên qua dễ dàng hơn.
Một siêu tân tinh gần khó xảy ra; mặc dù một trong những ngôi sao khổng lồ đỏ nổi tiếng nhất, Betelgeuse, đang ở đỉnh của siêu tân tinh, nó cách xa gần 650 năm ánh sáng, có nghĩa là nó không có khả năng ảnh hưởng đến Hệ Mặt Trời của chúng ta.
Siêu tân tinh gần Trái Đất nhất được các nhà thiên văn quan sát trực tiếp trong hơn 400 năm qua là 1987A (SN 1987A). Nó được phát hiện trong Đám mây Magellan Lớn, một thiên hà vệ tinh của Dải Ngân hà, phát sáng với sức mạnh tương đương 100 triệu ngôi sao.