1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Khoáng chất bí ẩn chỉ từng thấy trong thiên thạch được tìm thấy ở Biển Chết

Trang Phạm

(Dân trí) - Một khoáng chất rất hiếm trước đây chỉ được tìm thấy trong các thiên thạch ngoài Trái đất đã được phát hiện lần đầu tiên trong đá của Trái đất, nằm trong lớp trầm tích không xa bờ Biển Chết.

Khoáng chất bí ẩn chỉ từng thấy trong thiên thạch được tìm thấy ở Biển Chết - 1

Allabogdanite, một khoáng chất phốt phát, chưa được khoa học biết đến cho đến chỉ vài thập kỷ trước sau khi các mảnh vỡ của một thiên thạch sắt nhỏ được tìm thấy từ sông Bolshoi Dolguchan ở Đông Yakutia, Nga.

Một mẫu mảnh vỡ sau đó cho thấy sự hiện diện của một cấu trúc khoáng chất mới xảy ra khi các lớp tinh thể mỏng trải khắp hỗn hợp plessite của thiên thạch. Những người phát hiện đã đặt tên nó theo tên của nhà địa chất người Nga là Alla Bogdanova.

Sau đó, allabogdanite cũng được tìm thấy trong các thiên thạch khác, cho thấy khoáng chất này có thể không quá hiếm như nhiều người vẫn nghĩ.

Mặc dù vậy, việc chỉ được tìm thấy trong những tảng đá từ trên trời rơi xuống vẫn là một tình huống khá đặc biệt và bây giờ có vẻ như allabogdanite cũng có nguồn gốc từ Trái đất mà chúng ta chưa từng biết đến.

"Việc phát hiện ra dạng đa hình áp suất cao của (Fe, Ni) 2P, allabogdanite trong các đá pyrometamorphic bề mặt của Hệ tầng Hatrurim bao quanh lưu vực Biển Chết ở Israel là sự xuất hiện trên cạn đầu tiên của một khoáng chất trước đây chỉ được tìm thấy trong các thiên thạch sắt", một nhóm các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi nhà tinh thể học Sergey Britvin từ Đại học St Petersburg ở Nga, giải thích.

Khoáng chất bí ẩn chỉ từng thấy trong thiên thạch được tìm thấy ở Biển Chết - 2
Hình ảnh tổng thể của một mẫu từ lưu vực Hatrurim. Bên trái: Mặt cắt được đánh bóng thể hiện các hạt allabogdanite và barringerit (đá cuội trắng). Bên phải: Cùng một đoạn hiển thị các hạt allabogdanite (hỗn hợp nhiều màu) và barringerit (vàng).

Mặc dù allabogdanite của Biển Chết có thể không đến từ không gian vũ trụ, nhưng vẫn có khả năng nó được sinh ra từ một loại sự kiện ngoài Trái đất nào đó.

Phân tích mẫu Hatrurim và các thí nghiệm khám phá cách nó chuyển từ trạng thái đa hình áp suất thấp, khoáng chất barringerit cho thấy allabogdanite trên cạn này chỉ hình thành dưới áp suất cực cao: trên 25 gigapascal.

Britvin cho biết: "Áp suất cao như vậy trên Trái đất có thể đạt được trong các vụ va chạm thảm khốc với các thiên thạch va chạm lớn, hoặc trong điều kiện lớp phủ của Trái đất, ở độ sâu hơn 500 km".

Tuy nhiên, vì không có bằng chứng về các vụ va chạm thiên thạch lớn trong khu vực cũng như không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy các tảng đá trong vùng có rãnh có mối liên hệ sâu sắc với lớp phủ của Trái đất.

Nhóm nghiên cứu kết luận, nếu chúng ta có thể xác định được các trường hợp khác của allabogdanite trên cạn, nó có thể mang lại cho nhiều điều hơn để tiếp tục. Nhưng cho đến khi có thể tìm thấy một nguồn khoáng chất bất thường khác trên Trái đất, thật khó để nói thêm.