Các vi khuẩn cổ đại đã ăn các xác chết của nhau để sống sót dưới Biển Chết
(Dân trí) - Là hồ nước mặn lớn nhất trên Trái Đất, dưới lòng Biển Chết tồn tại các vi sinh vật đơn bào đã có những cuộc đấu tranh sinh tồn khốc liệt.
Theo một nghiên cứu mới được công bố mới nhất trên tạp chí Geology, sự sống sót của sự sống các vi sinh vật dưới Biển Chết có thể đã từng phụ thuộc vào việc ăn thịt xác của nhau.
Trong nghiên cứu được các nhà nghiên cứu từ Thụy Sĩ và Pháp đã phân tích, các lõi trầm tích dài được khoan ra từ trung tâm Biển Chết cho thấy sự sống của vi khuẩn cổ đại tích lũy năng lượng cần thiết để tồn tại bằng cách nuốt chửng những xác chết của các loại vi khuẩn khác cùng tồn tại.
Những kết quả này mở ra một “cửa sổ” vào sinh quyển sâu bí ẩn của Trái Đất - thế giới ngầm giữa bề mặt Trái đất và lõi, nơi có khả năng hàng triệu loài vi sinh vật chưa được khám phá vẫn đang phát triển mạnh trong điều kiện khắc nghiệt không thể tin được.
"Môi trường dưới bề mặt của Biển Chết tạo thành một trong những hệ sinh thái cực đoan nhất trên hành tinh. Bằng cách nghiên cứu một môi trường đẩy sự sống đến giới hạn của nó, chúng ta có được một cái nhìn thoáng qua về các quá trình thúc đẩy sự sống ở tầng dưới sâu nhất”, các tác giả viết trong báo cáo.
Để hiểu rõ hơn về lịch sử vi sinh vật của hệ sinh thái cực đoan này, các tác giả nghiên cứu đã điều tra các mẫu trầm tích cổ đại chôn sâu tới 245 m bên dưới mặt hồ nước mặn lớn nhất thế giới này. Kết quả là nhóm nghiên cứu tìm thấy dấu vết của sự sống vi sinh vật đã chết từ lâu.
Trong các tầng mặn nhất của Biển Chết, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy rất nhiều hợp chất vi sinh vật gọi là sáp ester - một loại phân tử lưu trữ năng lượng mà các sinh vật nhỏ nhất thế giới có thể tạo ra khi sự sống sót của chúng bị đẩy đến giới hạn.
Điều này gây ngạc nhiên vì trước đây vi khuẩn được cho là không có khả năng thích nghi với hệ sinh thái cực đoan của Biển Chết.
"Kết quả của chúng tôi cho thấy khả năng thích ứng cao của sinh quyển dưới bề mặt Biển Chết và khả năng sử dụng các chiến lược khác nhau để sản xuất và bảo quản năng lượng trong các điều kiện bất lợi", các tác giả kết luận.
Khôi Nguyên (Theo Live Science)