5 điều phá hỏng giấc ngủ ngon

(Dân trí) - Trằn trọc, trở mình và đấu tranh để có thể ngủ là một cảm giác quen thuộc đối với nhiều người. Có thể chỉ là do chúng ta không thể ngủ thiếp đi hoặc là chúng ta đang gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ.

Dù bằng cách nào, với tất cả đấu tranh có thể, bạn vẫn không có một đêm ngon giấc. Dưới đây là năm điều phổ biến ngăn bạn có được sự nghỉ ngơi cần thiết.

Tiếng ồn và cảm giác khó chịu

Bạn có thể cảm thấy buồn ngủ khi bắt đầu đi vào giấc ngủ, nhưng bộ não của bạn vẫn hoạt động và tiếng ồn hay sự khó chịu có thể làm phiền giấc ngủ của bạn.


Cứ tám người thì có một người giữ điện thoại di động ở chế độ bật trong phòng ngủ vào ban đêm, làm gia tăng nguy cơ giấc ngủ bị quấy rầy.

Cứ tám người thì có một người giữ điện thoại di động ở chế độ bật trong phòng ngủ vào ban đêm, làm gia tăng nguy cơ giấc ngủ bị quấy rầy.

Chúng ta có 4 giai đoạn lớn trong một giấc ngủ, bao gồm: Light Sleep (ngủ nhẹ, ngủ chập chờn), Deep Sleep (ngủ sâu), REM (Rapid Eye Movement- Cử động mắt nhanh) và Wake (Thức giấc)

Khi cơ thể trôi vào giấc ngủ nhẹ, một vùng của não được gọi là vùng dưới đồi bắt đầu chặn dòng chảy của thông tin từcác giác quan với phần còn lại của bộ não. Nhưng nó vẫn sẽ cho phép tiếng động thông qua, điều mà có khả năng đánh thức bạn dậy.

Sau khoảng nửa giờ giấc ngủ nhẹ, hầu hết chúng ta chuyển sang giai đoạn ngủ sâu còn được gọi là ngủ sóng ngắn. Não ít phản hồi hơn và khó hơn khả năng bị đánh thức. Nhưng một số trường hợp sẽ là ngoại lệ - như khi tên bị gọi lớn tiếng.

Cần thiết phải ngăn chặn những âm thanh mà có thể đánh thức bạn, chẳng hạn như tiếng ồn phương tiện giao thông, tiếng ngáy hay tiếng bật, tắt lò sưởi...Bỏ lỡ các phần của chu kỳ giấc ngủ bình thường sẽ làm giảm chất lượng và số lượng giấc ngủ

Những thói quen bất thường

Cơ thể chúng ta đều có một đồng hồ sinh học, nó thông báo khi nào chúng ta mệt mỏi và giúp đồng bộ hóa hàng ngàn tế bào trong cơ thể với một chu kỳ 24 giờ gọi là nhịp sinh học.

Ánh sáng khiến chúng ta cảm thấy tỉnh táo hơn.
Ánh sáng khiến chúng ta cảm thấy tỉnh táo hơn.

Biến cố chính xảy ra với đồng hồ sinh học này là ánh sáng. Mắt của chúng ta phản ứng với ánh sáng và bóng tối, ngay cả khi mí mắt được đóng lại.

Ánh sáng ban ngày nhắc não giảm sản sinh melatonin - hormone giấc ngủ. Điều này giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn.

Nếu bạn ngủ ít vào ban đêm, do ngủ muộn hoặc thức dậy sớm, bạn sẽ khó có được giấc ngủ sâu cần thiết.

Sai nhiệt độ

5 điều phá hỏng giấc ngủ ngon - 3

Theo chuyên gia giấc ngủ, tiến sĩ Barbara Stone khi phân tích nhiệt độ cơ thể cho biết lý do tại sao lại dễ dàng ngủ hơn sau khi tắm nước nóng.

Nhiệt độ cơ thể cần giảm nửa độ khi ngủ. Vì vậy, khi ngủ, đồng hồ sinh học khiến các mạch máu ở tay, mặt và chân giãn nở, để giảm nhiệt. Nhưng nếu bị quá lạnh, chúng ta sẽ bị bồn chồn và cảm thấy khó ngủ. Hoặc nếu phòng ngủ hoặc chăn quá nóng, cơ thể không thể giảm nhiệt, cũng có thể là nguyên nhân gây khó ngủ.

Thực phẩm và đồ uống kích thích

Bạn cũng có thể gặp vấn đề về giấc ngủ nếu tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có chất kích thích

-Caffeine

Nước giải khát có chứa hàm lượng cao caffeine sẽ khiến khó khăn hơn để có thể đi vào giấc ngủ và cản trở việc có được giấc ngủ sâu. Caffeine có thể ở lại trong cơ thể trong nhiều giờ, vì vậy chất lượng giấc ngủ có thể bị ảnh hưởng bởi các loại đồ uống chứa cafein được tiêu thụ trước đó trong ngày.

-Rượu

Một đêm chúng ta thường có sáu đến bảy chu kỳ REM (ngủ chuyển động mắt nhanh), khi đó não bộ xử lý các thông tin thu nhận trong ngày. Điều này tạo nên cảm giác sảng khoái. Nhưng đêm đó bạn uống rượu có nghĩa là thường sẽ chỉ có 1-2 chu kỳ REM và bạn thức dậy sẽ cảm thấy rất mệt mỏi.

-Thức ăn

Những thực phẩm có chứa chất hóa học tên gọi là tyramine, chẳng hạn như thịt xông khói, phô mai, các loại hạt và rượu vang đỏ, có thể giữ bạn tỉnh táo vào ban đêm. Điều này là do tyramine kích thích sản xuất noradrenaline, một loại chất kích thích não bộ.

Tâm trí bận rộn

Stress là kẻ thù của giấc ngủ. Trên giường, khi tâm trí của chúng ta tự do “đi lang thang” và lo lắng sẽ chỉ khiến giấc ngủ tồi tệ hơn.

Căng thẳng và lo lắng là nguyên nhân phổ biến của chứng mất ngủ, không có khả năng đi vào giấc ngủ và ngủ không đủ lâu để cảm thấy tỉnh táo.
Căng thẳng và lo lắng là nguyên nhân phổ biến của chứng mất ngủ, không có khả năng đi vào giấc ngủ và ngủ không đủ lâu để cảm thấy tỉnh táo.

Thật khó để nắm bắt thời gian khi bạn đang nằm trong bóng tối chờ đợi để có thể đi vào giấc ngủ. Mọi người thường ngủ thiếp đi và thức dậy một lần nữa nhưng cảm thấy như thể họ chưa được ngủ. Điều này mang đến giấc ngủ bị phân mảnh với nhiều khoảng thời gian ngắn dành cho các giai đoạn ngủ sâu quan trọng.

Các chuyên gia giấc ngủ khuyên rằng những người mà có vấn đề này nên thức dậy và làm một hoạt động mà giúp đầu óc sao lãng khỏi lo lắng - như giải một câu đố - trước khi cố gắng để ngủ lại.

Thu Hồng (Tổng hợp)

)