Tuyển sinh lớp 10 TPHCM năm 2019: Hướng dẫn giải đề thi Ngữ văn

(Dân trí) - Dân trí đăng tải hướng dẫn giải đề thi Ngữ văn, kỳ tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2019-2020 tại TPHCM, do các chuyên gia hệ thống giáo dục Hocmai thực hiện.

Nhận định đề Ngữ văn thi lớp 10 năm 2019 tại TPHCM
Tuyển sinh lớp 10 TPHCM năm 2019: Hướng dẫn giải đề thi Ngữ văn - 1
Tuyển sinh lớp 10 TPHCM năm 2019: Hướng dẫn giải đề thi Ngữ văn - 2

Dưới đây là hướng dẫn giải đề thi Ngữ văn, kỳ tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2019-2020 tại TPHCM, xin mời quý độc giả theo dõi:

CâuPhần Nội dung                                                                  
1aPhép liên kết câu được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản 2 là phép lặp.
 b

Dựa vào văn bản 1, thông điệp mà cuộc thi “Thách thức để thay đổi” muốn lan tỏa tới cộng đồng là Thay đổi bản thân và xã hội từ những thử thách nhỏ nhất.

HS có thể đưa ra thông điệp khác nhưng cần dựa vào nội dung của văn bản.
 c

- Một điểm chung về nội dung của hai văn bản là thử thách bản thân bằng thách thức.

- Một điểm khác biệt về nội dung của hai văn bản là:

+ Ở văn bản 1, thách thức bản thân bằng những thử thách mang tính cộng đồng và được chia sẻ rộng rãi.

+ Còn ở văn bản 2, thách thức bản thân bằng sự tự giác, thầm lặng và mang tính cá nhân.
 dHọc sinh nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình nhưng cần lí giải hợp lí, thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình.
2 

Gợi ý:

  1. Về hình thức

- Học sinh đảm bảo xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn nghị luận xã hội gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài.

- Không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.

- Sáng tạo, suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

  1. Về nội dung
  2. Xác định vấn đề cần nghị luận

Cách ứng xử của một số bạn trẻ với người nổi bật hơn mình.

  1. Triển khai vấn đề

* Giải thích vấn đề:

- Ứng xử là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng.

* Bàn luận vấn đề

Học sinh phải lựa chọn một trong ba cách ứng xử của cây 2, 3, 4 đối với cây số 1 để trình bày quan điểm cá nhân:

- Cách ứng xử của cây số 2:

+ Khẳng định bản thân bằng cách dùng thủ đoạn, hạ thấp người khác.

+ Cách ứng xử chưa hợp lí, bởi “núi cao còn có núi cao hơn”, việc “chà đạp”, lên người khác khiến con người đánh mất chính mình.

→ Cách ứng xử của con người cực đoan, nông nổi…

- Cách ứng xử của cây số 3:

+ Khẳng định bản thân bằng con đường tự lực ; không so bì, ganh ghét, đố kị với người khác.

+ Cách ứng xử hợp lí vì “nhân vô thập toàn” và chỉ có sự cố gắng, ý chí của bản thân mới làm nên thành công đích thực.

→ Cách ứng xử của người có sự hiểu biết, “có tham vọng”…

- Cách ứng xử của cây số 4:

+ Không muốn so sánh hay ganh ghét, đố kị với cuộc sống của người khác; tập trung vào cuộc sống của chính mình.

+ Nhận thức và hiểu rõ giá trị của bản thân.

→ Cách ứng xử của người có tư duy khác biệt, độc lập.

* Đánh giá và rút ra bài học

- Cách ứng xử vô cùng quan trọng, nó là tiền đề hình thành nhân cách, lối sống của con người.

- Cần có những ứng xử phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
3 Học sinh lựa chọn một trong hai đề dưới đây
 Đề 1
  1. Về hình thức

- Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận.

- Bài viết đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

- Bài làm sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.

- Bài làm sáng tạo và giàu cảm xúc.

  1. Về nội dung
  2. Xác định vấn đề cần nghị luận

Tình cảm người cha dành cho người con và sức mạnh của tình cảm gia đình.

  1. Triển khai vấn đề

* Giải quyết vấn đề:

- Cảm nhận tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu:

+ Những ngày chưa gặp con: ngắm nhìn con trong bức ảnh, mong ngày đoàn tụ.

+ Những ngày được đoàn tụ: hành động vồ vập khi gặp con ở bến xuồng; nỗ lực để con gọi một tiếng "ba"; nỗi bất lực khi phải đánh con.

+ Giây phút chia tay: xúc động nghẹn ngào khi được nghe tiếng "ba" từ con gái.

+ Những ngày ở chiến trường: không ngừng nhớ con, ân hận vì đã đánh con; dồn tình yêu con để làm chiếc lược ngà.

+ Trước lúc hi sinh: dùng tất cả sức lực để ủy thác đồng đội trao tận tay con gái chiếc lược ngà.

- Đặc sắc nghệ thuật: Tình huống truyện éo le, hình ảnh giản dị, giàu sức gợi.

* Liên hệ: HS có thể liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc liên hệ với tác phẩm văn học khác có cùng chủ đề.

- Giải thích: "sức mạnh tình cảm gia đình".

- Liên hệ thực tế cuộc sống: Chứng minh bằng thực tiễn đời sống: hình ảnh bố mẹ đợi con trước cổng trường, người mẹ ung thư hi sinh tính mạng vì con…

- Liên hệ với tác phẩm văn học khác: Bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt): tình cảm bà cháu, "Con cò" (Chế Lan Viên): tình mẫu tử thiêng liêng, "Nói với con" (Y Phương): tình cảm gia đình, quê hương.
 Đề 2
  1. Về hình thức

- Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận.

- Bài viết đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

- Bài làm sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.

- Bài làm sáng tạo và giàu cảm xúc.

  1. Về nội dung
  2. Xác định vấn đề cần nghị luận

Vai trò của thơ ca trong việc đánh thức tình yêu cuộc sống của con người.

  1. Triển khai vấn đề

* Giải thích vấn đề:

- "một ô cửa": so sánh "thơ ca" với "ô cửa" kết nối con người với thế giới xung quanh.

- "mở tới tình yêu": thơ ca mang đến cho con người những bài học về giá trị của tình yêu đời, yêu người.

→ Ý nghĩa của thơ ca: đánh thức tình yêu cuộc sống của con người.

* Bình luận, chứng minh

Học sinh chọn phân tích một bài thơ/ đoạn thơ để chứng minh cho ý nghĩa đánh thức tình yêu cuộc sống trong con người. Học sinh có thể lựa chọn một trong những nội dung sau:

- Thơ ca đánh thức tình yêu quê hương đất nước: trân trọng và tự hào về vẻ đẹp quê hương, có ý thức cống hiến, phát triển đất nước (HS chọn các khổ thơ/bài thơ "Sang thu", "Mùa xuân nho nhỏ","Quê hương", "Nói với con",...).

- Thơ ca hướng đến tình cảm giữa con người với con người: tình cảm gia đình ("Bếp lửa",......); tình đồng chí đồng đội, tình cảm quân dân ("Đồng chí", "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", "Lượm",...).

* Đánh giá vấn đề

- Khẳng định mối quan hệ giữa thơ ca và cuộc đời; ý nghĩa quan trọng của nghệ thuật chân chính trong việc giúp con người sống đẹp, sống thiện.

- Khẳng định chức năng văn học của thơ ca: chức năng thẩm mĩ và giáo dục thẩm mĩ.

Nguồn: Hệ thống giáo dục HOCMAI

Dòng sự kiện: Thi lớp 10 năm 2019

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm