Từ “outsourcing” hóa “Tech Co - Founder” - Những điều bạn cần biết
Thay vì ngồi viết code theo những lộ trình có sẵn, bạn lại có thể tự sáng tạo - biến hóa - hoàn thiện những đứa con tinh thần của mình đến mức độ hoàn hảo nhất. Tại sao không?
Nguồn nhân lực “outsourcing” ở Việt Nam rất dồi dào, năng lực đều, kỹ năng đầy đủ. Đó là thế mạnh rất lớn của Việt Nam so với một số nước Đông Nam Á trong việc phát triển khởi nghiệp, mặc dù họ có lượng vốn đầu tư đổ vào rất lớn, nhưng lại không có nhân lực để phát triển.
Trong khi “outsourcing” đang khiến những người làm Dev đi vào lối mòn, thì thị trường startup ở Việt Nam lại nở rộ hơn bao giờ hết. Đây đúng là thời điểm thuận lợi để những người làm IT “trở mình”, lăn xả vào những cơ hội – cũng là thách thức để đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Tuy nhiên, ở Việt Nam làm high tech có đất sống không, hay là nên làm low tech nhưng hợp với thị trường, "đúng quy trình"? Nên làm ngách hay nên sáng tạo trong thị trường lớn? Startup nên do “Tech Co-Founder” lead chính, hay nên có biz founder lead và “Tech Co-Founder” đi cùng?...Vẫn là những chủ đề gây nhiều tranh cãi trong giới startup.
Thị trường Startup nóng lên kéo theo những tranh luận về vấn đề này ngày càng nảy lửa. Nhân cuộc thảo luận do CEO của VP9 - anh Nguyễn Đình Nam khởi xướng, anh Phạm Minh Tuấn - CEO TOPICA EDTECH GROUP đã có những chia sẻ cởi mở về những tật xấu dân outsourcing cần bỏ nếu muốn làm “Tech Co-Founder” cho startup để mở rộng quan điểm thảo luận cho vấn đề này. Anh chỉ ra một vài “tật xấu” phổ biến như sau:
1. Phải đầy đủ phân tích, thiết kế rồi mới lập trình
Hồi bạn làm outsource, khách hàng thường phân tích, thiết kế xong xuôi rồi mới đưa yêu cầu cho mình.Ở startup, sản phẩm thường chưa định hình, chính founder cũng chỉ đoán lơ mơ là người dùng cần gì. Nếu mình là Tech Co-Founder mà suốt ngày hỏi “anh cho em bản thiết kế chức năng, workflow”, “chị vẽ cho em flow-chart thì em mới làm được", rồi lại thắc mắc là tại sao họ điên tiết, thì sớm chia tay nhau là cái chắc. Bạn nên chủ động hỏi han, đoán ý của anh em về sản phẩm, đưa cho họ bản mock - up xem thử, làm thử 1 - 2 giao diện, rồi chủ động thiết kế và lập trình.
2. Bức xúc khi yêu cầu thay đổi nhiều
Ở startup việc thay đổi là thường ngày ở huyện.Họ đang đoán là user sẽ thích tính năng này, nhưng đưa ra dùng thử thì user lại không ưng.Đến lúc được cái user thích rồi, nhưng bảo trả phí thì lại không chịu.Có khi họ kiếm được vài khách hàng chịu trả phí, nhưng mãi không tăng lên được vài trăm người.Lại phải thử hàng trăm ý tưởng khác, rồi mới tìm được hướng đúng.startup thường làm MVP (minimum viable product), để ra ứng dụng cơ bản nhanh nhất có thể, rồi vừa thử nghiệm với thị trường vừa sửa sản phẩm. Bạn cần chọn các tool thích hợp cho việc thay đổi version liên tục, và chuẩn bị tinh thần để quay cuồng theo cuộc chơi đó.
3. Cứ tưởng chỉ có giải thuật, kiến trúc phức tạp mới là quan trọng
Một trong những bí quyết thành công của Flappy Bird là do chơi được bằng 1 ngón cái, hợp với người nước ngoài hay đi xe bus và tàu điện ngầm, vì họ chỉ có 1 tay cầm phone, 1 tay còn phải bám, không liên quan gì đến giải thuật. Đội GotIt bỏ rất nhiều công phân tích dữ liệu log của user, chỉ để xem cái nút này nên để trên cao hay dưới màn hình. UX, UI là cả một lĩnh vực hot, các chuyên gia có khi lương còn cao hơn cả lập trình viên xịn. Bạn nên tìm hiểu và luyện thêm cả mảng đó, để bao sân được cho founder yên tâm đi bán hàng, gọi vốn.
4. Chỉ nghe ông nào giỏi kỹ thuật hơn mình
Bạn quen làm outsource, người nào giỏi kỹ thuật mới được lên team lead, giỏi nữa lại lên tiếp, giỏi chuyên môn thì bạn mới phục. Khổ nỗi nhiều founder lại không phải dân tech, họ giỏi kinh doanh, giỏi xây dựng nhân sự, có biết kỹ thuật thì cũng chỉ tí chút, thế họ mới cần bạn làm “Tech Co-Founder”. Bạn nên học cách kiên nhẫn, giải thích theo cách đời thường cho họ hiểu, đưa ra giải pháp khác nếu yêu cầu của họ vô lý. Và đặc biệt, bạn cần hết sức kiềm chế việc coi thường ra mặt những người không phải dân tech.
Những tật xấu dân “outsourcing” cần bỏ nếu muốn làm “Tech Co-Founder” cho startup cũng chính một trong những là chủ đề của buổi hội thảo TECH CO-FOUNDER TALK 1, với sự tham gia của 4 “quái nhân” ngành công nghệ:
- Nguyễn Đình Nam - Founder của VP9 (Chuyên sản xuất thiết bị điện tử và phần mềm, dịch vụ trong lĩnh vực truyền dẫn âm thanh và hình ảnh qua Internet).
- Nguyễn Minh Đức - Founder của CyRadar (Hệ thống phát hiện mối đe dọa nâng cao).
- Trương Mạnh Quân - Founder, CEO của Beeketing (Nền tảng marketing, giúp các chủ shop bán hàng online dễ dàng cài đặt hệ thống marketing để có thể bán hàng như trang Amazon).
- Bình Lê - CTO của DesignBold (Công cụ thiết kế trực tuyến giúp người sử dụng từ không biết gì cho đến chuyên nghiệp đều có thể tự thiết kế các loại ấn phẩm với thao tác đơn giản, không cần cài đặt trên máy).
Hội thảo còn là cuộc thảo luận xoay quanh các vấn đề mà giới startup đang quan tâm như:
- Ở Việt Nam, high tech startup liệu có thể sống tốt hay không, hay là đi theo con đường an toàn low tech nhưng lại hợp với thị trường, thị hiếu số đông?
- Chỉ nên tập trung vào một ngách nhỏ của sản phẩm hay “làm liều chơi lớn” sáng tạo trong một thị trường rộng lớn hơn?
- Trong một công ty startup nên để “Tech Co-Founder” làm người lãnh đạo chính, hay nên có biz founder lead và “Tech Co-Founder” đi cùng?
Đây là sự kiện đầu tiên nằm trong chuỗi hội thảo TECH CO-FOUNDER TALK 1 do Topica Edtech Group tổ chức nhằm đem lại cái nhìn tổng thể, toàn diện cho hướng phát triển sự nghiệp của những người làm IT nói riêng và người quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp nói chung.
Truy cập tại đây để tham gia TECH CO-FOUNDER TALK 1.