Trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam cam kết hơn 90% sinh viên có việc làm

TS.Nguyễn Thanh Tùng khẳng định, với 1 kỳ học lý thuyết và 7 kỳ học thực tế tại doanh nghiệp, câu chuyện thất nghiệp không còn là nỗi ám ảnh với cử nhân của trường đại học Nguyễn Trãi (NTU).

Học ngành gì, trường nào, đang trở thành băn khoăn của hàng nghìn gia đình có con em chuẩn bị vào đại học. Trong khi hàng nghìn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đang là vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay, chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng chưa có thước đo cụ thể để đánh giá.

Ông Nguyễn Thanh Tùng – Tổng giám đốc trường đại học Nguyễn Trãi (NTU) khẳng định:“Nhà trường cam kết với tất cả phụ huynh và các em học sinh rằng có ít nhất 90% sinh viên tốt nghiệp đại học Nguyễn Trãi có việc làm ưng ý..."


TS. Nguyễn Thanh Tùng

TS. Nguyễn Thanh Tùng

Vậy cơ sở nào để đại diện NTU “mạnh bạo” đưa ra lời nhận định này? TS. Nguyễn Thanh Tùng chỉ rõ những điểm đặc biệt của trường Đại học Nguyễn Trãi so với nhiều trường đại học khác đó là thiết kế chương trình và quy trình đào tạo, với 6 bước cụ thể. Theo đó, thay đổi tư duy và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, đồng hành cùng doanh nghiệp – đào tạo thực tế theo vị trí việc làm, tăng cường các kỹ năng thiết yếu và việc làm chính là thước đo chất lượng đào tạo chính xác nhất.


Chuyên gia của doanh nghiệp tới nhà trường giảng dạy

Chuyên gia của doanh nghiệp tới nhà trường giảng dạy

Bước 1, thay đổi tư duy cho sinh viên: Hầu hết các em học sinh tốt nghiệp THPT đều chưa thể có lựa chọn chính xác ngành nghề phù hợp với khả năng của mình.

Trên thực tế, chúng ta đều biết, có những em học đang học giữa chừng một ngành nào đó thì chuyển ngành khác, vì nhận thấy khả năng thực sự và đam mê không phải ở ngành đang học. Có những em không dám thay đổi vì đã trót học một nửa chặng đường, nếu thay đổi thì rất tốn kém cho gia đình, vì thế cố gắng chịu đựng.

Nếu các em chọn ngành không phù hợp với năng lực thì đó là sai lầm đầu tiên, và tiếp theo nếu các em không hứng thú với ngành học đó thì lại càng nguy hiểm, bởi vì tất cả chúng ta đều không thể nào thành công (thực sự) khi làm công việc mình không yêu thích.

Vì vậy, trong khoảng 1 tháng đầu, chúng tôi làm công tác này, kết hợp với dạy các em về kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, dạy về kiến thức văn hóa... để tạo ra một mặt bằng chung về hiểu biết cơ bản.


Chuyên gia của công ty Misa sang giảng dạy tại nhà trường

Chuyên gia của công ty Misa sang giảng dạy tại nhà trường

Bước 2, thay đổi nhận thức, hiểu được đầu ra của ngành học: Ở giai đoạn này, chúng tôi mong muốn giúp cho các em tân sinh viên có tầm nhìn và định hình rõ ràng hơn về vị trí công việc các em sẽ làm trong tương lai thông qua việc xác định mục tiêu là làm công việc gì, ở vị trí nào trong doanh nghiệp?

Bước 3, thực tế doanh nghiệp: Ở bước này, nhà trường đưa tân sinh viên xuống các doanh nghiệp để tham quan, trực tiếp nhìn thấy công việc thực tế mà mình lựa chọn.

Bước 4, định hướng sơ bộ nghề nghiệp: Các giảng viên giàu kinh nghiệm của nhà trường sẽ cùng với lãnh đạo của các doanh nghiệp sẽ trao đổi và định hướng nghề nghiệp phù hợp với từng tân sinh viên, để phân tích tính cách, đặc điểm gia đình, sở thích... Từ đó, chúng tôi đưa ra lời khuyên cho các em nên chọn ngành nào phù hợp với mình để có cơ hội việc là tốt nhất và phát huy được năng lực cao nhất.

Bước 5, áp dụng mô hình đào tạo ứng dụng: Từ năm học 2016 – 2017, trường Đại học Nguyễn Trãi chính thức áp dụng mô hình đào tạo mới – đại học ứng dụng trên nền tảng công nghệ. Theo đó, chương trình học được cấu trúc 30% lý thuyết – 70% thực hành, thực tế tại doanh nghiệp – được làm quen, học cách làm như một nhân viên chính thức.

Với Hệ thống hơn 300 doanh nghiệp liên kết trong các lĩnh vực cụ thể như Tài chính ngân hàng, Mỹ thuật ứng dụng, Kế toán, Quan hệ công chúng,… chương trình học, bài giảng được sử dụng toàn bộ các kiến thức thực tế từ doanh nghiệp với việc các chuyên gia doanh nghiệp sẽ trực tiếp đứng lớp tham gia giảng dạy. Các em sẽ được tiếp cận nhiều bài học bổ ích, thực tế do các lãnh đạo doanh nghiệp mang đến.

Bên cạnh đó là 4 khối kiến thức gồm: kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm và kỹ năng nghề (22 kỹ năng), khối kiến thức về ngoại ngữ và khối kiến thức về công nghệ thông tin. Sau khi hoàn thành toàn bộ thời gian học với 4 khối kiến thức như vậy, các em đã được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết, hoàn toàn tự tin để thi tuyển vào các vị trí việc làm đã lựa chọn học tập.

bước 6, chính là phối hợp với các doanh nghiệp tạo cơ hội việc làm cho sinh viên.

Đã qua rồi cái thời kỳ thầy cứ đọc, trò cứ chép, bây giờ chúng tôi tạo ra một kho tài liệu điện tử để các em có thể tự đọc, tra cứu kiến thức cơ bản, còn lại giảng dạy trên lớp là phải bằng kiến thực tế, dạy ứng dụng.

Chúng ta hình dung rằng nếu có 8 kỳ học trong 4 năm trời thì chỉ có 1 kỳ các em học lý thuyết và có tới 7 kỳ học thực tế, làm việc tại các doanh nghiệp, cho nên không có bất kỳ lý do nào để nói rằng các em không làm được việc khi tốt nghiệp.

Có người hỏi tôi rằng cam kết hơn 90% sinh viên tốt nghiệp có việc làm có quá lời không? TS Tùng đã trả lời thẳng thắn rằng, hơn 90% là khiêm tốn, còn trên thực tế chúng tôi sẽ nỗ lực để 100% sinh viên tốt nghiệp có được việc làm đúng với lựa chọn. Thậm chí còn tìm được các vị trí việc làm có thu nhập tốt.