(Dân trí) - Khi tấm bằng Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) ngày càng được xem như tấm hộ chiếu cho những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn thì các trường đại học quản lý kinh doanh tại châu Á, chứ không phải Mỹ và châu Âu, đang trở thành điểm đến lý tưởng cho sinh viên.
Trong bối cảnh u ám của nền kinh tế toàn cầu, cuộc cạnh tranh vào các trường Quản trị Kinh doanh (QTKD) càng ngày càng mạnh mẽ hơn một khi các sinh viên nhìn thấy ở đó lối thoát khỏi thị trường việc làm khắc nghiệt và tìm ra nhiều cơ hội để có được một vị trí được trả công hậu hĩnh khi nền kinh tế phục hồi.
Vì vậy, mặc dù các đại diện của châu Á chưa thể sánh được với Whartons và Kelloggs - những trường QTKD hàng đầu thế giới thì hiện nay, ngày càng nhiều sinh viên châu Á vẫn coi những trường này là nơi thay thế để có được bằng MBA. Và đây là những trường QTKD tốt nhất tại châu Á:
1. MBA Quốc tế Bắc Kinh tại Đại học Peking (Trung Quốc)
Bằng MBA Quốc tế Bắc Kinh (BiMBA), chương trình đào tạo MBA tiếng nước ngoài đầu tiên ở Trung Quốc là sự hợp tác với một đối tác châu Âu. Chương trình được giảng dạy tại Đại học Peking, một trong những trường nổi tiếng có khuôn viên đẹp nhất nước và được điều hành bởi Trung tâm nghiên cứu kinh tế Trung Quốc.
Sinh viên tại đây được nhận bằng từ Trường Vlerick Leuven Gent Management của Bỉ, một trong những trường đào tạo kinh doanh hàng đầu ở Châu Âu.
2. Trường Kinh doanh tổng hợp Trường Giang (Trung Quốc)
Tỷ phú Hồng Kong Li Ka-shing chính là người ủng hộ chính của trường Cheung Kong Graduate School of Business (tên này đặt theo tên một trong những công ty của Li).
Ngôi trường này được đặt tại Bắc Kinh được ông Li giới thiệu vào năm 2002 có một chương trình đào tạo MBA quản trị phổ biến đã thu hút được những nhà lãnh đạo kinh doanh nổi tiếng Trung Quốc như Alibaba Chairman Jack Ma. Tháng trước, trường Cheung Konh thông báo rằng nó sẽ đưa ra một chương trình đào tạo MBA trong 2 năm về tài chính vào tháng 10.
3.Trường kinh doanh quốc tế liên kết Trung Quốc - Châu Âu (CEIBS - Trung Quốc)
Được thành lập 15 năm trước tại Thượng Hải, trường CEIBS là trường đào tạo quản lý kinh doanh quốc tế đầu tiên của Trung Quốc. CEIBS là sự hợp tác giữa chính phủ Trung Quốc và Liên minh Châu Âu, ngoài ra còn có các đối tác khác như trường đại học Giao thông Thượng Hải và trường European Foundation for Management & Development.
Hiện nay, CEIBS đã mở rộng cơ sở giảng dạy ra tại Bắc Kinh và Thấm Quyến.
4. Trường Quản trị Thanh Hoa, trực thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc)
Giống như BiMBA, trường Quản trị Thanh Hoa cũng có những liên kết quốc tế riêng của mình. Vào năm 1999, trường này đã đặt mối quan hệ đối tác với trường Kellogg thuộc Đại học Northwestern qua đó, tạo điều kiện cho các giáo sư trường Guanghua được tới trường Kellogg, bang Illinois để nghiên cứu.
Mười năm trước, Thanh Hoa đã giới thiệu chương trình quản trị MBA. Michael Pettis, cựu giám đốc ngân hàng Bear Stearns, một chuyên gia tài chính tại đại học Bắc Kinh cũng là một người giảng dạy tại Guanghua.
5. Trường Kinh tế và Quản trị Thanh Hoa (TSEM - Trung Quốc)
Trực thuộc Đại học Thanh Hoa, một trong những trường đáng quan tâm nhất Trung Quốc, TSEM là một đối tác của Trường QTKD Harvard với hai chương trình đào tạo MBA. TSEM có một truyền thống ấn tượng, chính nó đã tạo nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các khoa kinh tế tại đại học Thanh Hoa trong những năm 1920.
Vào năm 1984, ông Chu Dung Cơ (Zhu Rongji) đã trở thành trưởng ban thành lập trường, với cương vị chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc và giữ chức Thủ tướng của nước này trong nhiều năm của thập kỉ 90, ông đã đưa ra chỉ dẫn trong việc cải tổ định hướng thị trương.
6.Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (HKUST)
Tọa lạc trên một quả đồi nhìn ra vịnh Clearwater của bán đảo Sai Kung thuộc Hong Kong, Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong là một trong những trường có khuôn viên đẹp nhất thế giới và đào tạo quản trị kinh doanh tốt nhất châu Á.
Trường có các khóa đào tạo MBA chính quy và bán thời gian chất lượng cũng như chương trình MBA của trường Kellogg thuộc đại học Northwestern. Hiện HKUST đã mở rộng đào tạo khóa MBA bán thời gian tại Thâm Quyến
7. Đại học Hong Kong
Là trường có truyền thống giảng dạy lâu đời nhất của Hong Kong, Đại học Hong Kong sẽ kỉ niệm 100 năm ngày thành lập vào năm 2010 nhưng hệ đào tạo quản trị kinh doanh của trường chỉ mới được ra đời vào năm 1995. Chương trình MBA mà trường giảng dạy có sự hợp tác với trường Đại học Quản lý kinh doanh Colombia và Trường kinh tế Luân Đôn.
8. Viện quản lý Ahmedabad Ấn Độ (IIMAhmedabad)
Nằm trong top những trường đào tạo MBA hàng đầu Ấn Độ, IIM Ahmedabad có lẽ là trường khó nhất để vào học và không có gì để hoài nghi về giá trị tấm bằng khi tốt nghiệp. Sau khi học tập ở Gujarat, bang thu hút vốn đầu tư lớn nhất Ấn Độ, sinh viên tốt nghiệp sẽ được phỏng vẫn trên các show truyền h ình và nhận ngay trong tay những lời mời làm việc.
IIM Ahmedabad là một trong những trường đầu tiên của Ấn Độ tạo được mối quan hệ hợp tác với những trường nước ngoài như trường kinh doanh Harvard; đây cũng là nơi thu hút những nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực kinh tế thế giới đến giảng dạy.
9. Viện quản lý Bangalore Ấn Độ (IIM Bangalore)
IIM Bangalore là nơi mà sinh viên Ấn Độ đến nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất để trở thành những nhà quản trị cao cấp trong một chương trình có sự phối hợp với Đại học Stanford, Trường kinh tế Luân Đôn và những trường kinh tế thuộc đại học Chicago. Nhưng những sinh viên may mắn được nhận vào trường thường ở Banglore, một điểm nóng khu vực đóng gói linh kiện ở Ấn Độ với dân số trẻ và ở đô thị, họ chính là lực lượng đóng gói. Vì vậy, những sinh viên này có cơ hội được làm việc trong các công ty mới thành lập, đặc biệt công ty liên quan đến IT.
10. Trường kinh doanh Ấn Độ, Hyderabad (ISB Hyderabad)
Trẻ nhất trong số những trường đào tạo kinh doanh hàng đầu của Ấn Độ, ISB Hyderabad bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2001, có sự hợp tác với Trường Quản lý Kellogg và Trường kinh doanh Warton. Kể từ đó, nó luôn có chỗ đứng trong bảng xếp hạng 20 trường đào tạo kinh doanh hàng đầu thế giới, các sinh viên tốt nghiệp có cơ hội nghề nghiệp hơn hẳn những ng ười khác ngay cả khi nền kinh tế rơi vào tình cảnh khó khăn như hiện nay.