Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019

(Dân trí) - Chiều nay, các khách mời đến từ Trường Đại học FPT đã giải đáp cặn kẽ các câu hỏi của phụ huynh và học sinh về kỳ thi sơ tuyển vào trường, cũng như các thông tin về chương trình đào tạo, cách thức học tập tại trường trong buổi giao lưu với chủ đề "Tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT". Mời bạn đọc theo dõi.

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 1

Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT:

Thay mặt Trường Đại học FPT, cho phép tôi được gửi lời chào trân trọng đến quý độc giả báo điện tử Dân trí, quý phụ huynh và các em học sinh.

Năm 2019, cùng với sự phát triển của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, các ngành học hoàn toàn mới đã được mở để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, nhiều học sinh và phụ huynh còn chưa chắc chắn liệu các ngành học mới có thực sự phù hợp với năng lực và nguyện vọng của bản thân và con em mình hay không. Trước những băn khoăn của thí sinh và các bậc phụ huynh, chúng tôi mong muốn được chia sẻ những thông tin về chương trình đào tạo, môi trường học tập, cơ hội việc làm và cuộc sống đại học của sinh viên Đại học FPT để quý vị phụ huynh và các em học sinh có cái nhìn rõ nét về trường, cũng như có thể chuẩn bị để tham dự kỳ sơ tuyển vào ĐH FPT diễn ra ngày 12/5 tới được thuận lợi hơn.

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 2

Hồ Ngọc Tuấn, 18 tuổi, Nghệ An:

Thưa thầy Phong, ngành Trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật mà trường mới mở có điểm gì khác biệt so với các ngành cũ của khối ngành Công nghệ thông tin ạ?

Nguyễn Anh, 51 tuổi, Ba Đình - Hà Nội:

Ngành Trí tuệ nhân tạo là ngành mới ở Việt Nam, vậy Nhà trường dựa vào nền tảng hay chương trình nào để đào tạo? Nếu theo học ngành này, các em sinh viên có cơ hội làm việc tại thị trường Việt Nam hay nước ngoài?

Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT:

Chào anh Nguyễn Anh và em Tuấn.

Trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) là 2 trong số các lĩnh vực công nghệ xương sống của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Nó sẽ có những ảnh hưởng vô cùng lớn đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, xã hội ít nhất trong vài thập kỷ tới. Mọi thiết bị, vật dụng từ sản xuất kinh doanh đến sinh hoạt của con người trên toàn thế giới sẽ được kết nối với nhau thông qua hàng tỷ cảm biến và dữ liệu thu được sẽ được xử lý một cách thông minh nhất để mang lại hiệu quả cao nhất cũng như các phương thức hoạt động hoàn toàn mới.

Đây là những lĩnh vực rất mới của nhóm ngành CNTT và hứa hẹn sẽ là những ngành mũi nhọn, có nhu cầu việc làm rất cao trong vài năm tới cả ở Việt Nam và trên thế giới. Cũng giống như các ngành khác tại Đại học FPT, chương trình của nhà trường luôn được xây dựng dựa trên các chuẩn quốc tế của ngành học, nhu cầu của doanh nghiệp với giáo trình nguyên bản tiếng Anh được mua bản quyền từ các nhà xuất bản hàng đầu trên thế giới. Với những chuyên ngành mới này, ngoài nền tảng về CNTT nói chung, sinh viên sẽ được học nhiều học phần chuyên sâu của ngành. Chương trình cũng sẽ được nhà trường xem xét cập nhật hàng năm theo sự thay đổi của công nghệ.

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 3

Ông Nguyễn Hùng Quân - Trưởng ban Tuyển sinh Trường Đại học FPT trả lời câu hỏi của độc giả về phương thức tuyển sinh và các chương trình học bổng của ĐH FPT năm 2019.

Hoàng Ngọc Bích, 40 tuổi, Hà Tây:

Yêu cầu để được nhận học bổng của Đại học FPT là gì? Các con có thể nhận tối đa bao nhiêu phần trăm học phí?

Ông Nguyễn Hùng Quân - Trưởng ban Tuyển sinh Trường Đại học FPT:

Chào anh/chị Bích.

Thí sinh muốn nhận học bổng của Đại học FPT thì có nhiều hình thức:

- Nếu em ấy đạt giải nhất trong kỳ thi quốc gia các môn Toán, Lý, Hoá, Tin và Anh thì được tuyển thẳng và nhận học bổng toàn phần cho toàn bộ 4 năm học đại học FPT  tương đương với khoảng 295 triệu đồng.

Nếu em đạt giải nhì, ba quốc gia các môn toán, lý, Hoá, Tin và Anh văn thì nhận được học bổng bán phần (50%) cho 4 năm học tại ĐH FPT.

Còn nhiều cách để nhận học của đại học FPT như thi tốt nghiệp THPT Quốc gia được điểm cao từ 27 điểm hoặc thi kỳ thi riêng của Đại học FPT được điểm cao

Anh/Chị Bích có thể tham khảo kỹ hơn thông tin tại đây

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 4

Vũ Văn Hiếu, 18 tuổi, Lào Cai:

Anh Việt cho em hỏi là học tập tại ĐH FPT có áp lực không, áp lực như thế nào ạ? Có cần phải giỏi tiếng Anh không hả anh?

Nguyễn Anh Việt, Sinh viên Trường Đại học FPT:

Chào bạn Hiếu,

Theo kinh nghiệm của một sinh viên năm cuối như mình thì việc học tập bao giờ cũng có áp lực. Tuy nhiên, áp lực nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào mục tiêu mà bạn đặt ra. Nếu bạn có đam mê với ngành học của mình và chú tâm vào môn học thì việc học cũng không quá áp lực bởi vì lúc đó môn học đã trở thành đam mê và sở thích của bạn rồi. Ví dụ như tại ĐH FPT, mình biết rất nhiều bạn sẵn sàng ngồi lì cả ngày trước máy tính để lập trình mà chẳng bao giờ cảm thấy chán hay áp lực cả, và tất cả các bạn này đều cực kì giỏi.

Thêm nữa, mình đã từng đi làm nên mình thấy áp lực tại môi trường đại học khi so sánh với môi trường công ty không đáng kể. Vì thế, áp lực tại đại học cũng giúp cho sinh viên làm quen và đỡ bị bỡ ngỡ khi bước vào môi trường thực tế.

Về câu hỏi liên quan đến trình độ tiếng Anh thì minh xin trả lời như sau:

Ở Đại học FPT, gần như tất cả giáo trình môn học chuyên ngành đều được viết bằng tiếng Anh, kể cả đề thi, đề kiểm tra cũng sử dụng tiếng Anh. Vì vậy, việc đọc hiểu được tiếng Anh là cực kì quan trọng. Nhưng trình độ tiếng Anh ở Đại học FPT cũng không yêu cầu quá cao, chỉ cần chứng chỉ IELTS trên 6.0 là bạn đã vượt qua yêu cầu của trường để bắt đầu học các môn chuyên ngành. Nếu bạn chưa đủ trình độ tiếng Anh thì cũng đừng quá lo lắng, trong chương trình học của Đại học FPT đã có sẵn một khóa đào tạo tiếng Anh để bạn có thời gian chuẩn bị trước khi bắt đầu học chuyên ngành rồi.

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 5

Sinh viên ĐH FPT trong một giờ thực hành tại phòng lab của trường.

Bác Nguyễn Văn Dũng, 46 tuổi, Nam Định:

Tôi đọc báo thì được biết năm trước, trường tuyển thẳng học sinh thi đại học được trên 8 điểm Toán. Năm nay nhà trường có tiếp tục duy trì điều kiện này không? Nếu chính sách tuyển thẳng có thay đổi thì thay đổi như thế nào?

Ông Nguyễn Hùng Quân - Trưởng ban Tuyển sinh Trường Đại học FPT:

Chào anh Dũng, năm nay nhà trường không tuyển thẳng học sinh thi đại học được trên 8 điểm Toán. Các thí sinh được miễn thi sơ tuyển vào Trường ĐH FPT nếu đáp ứng một trong những điều kiện sau:

  • Thí sinh thuộc diện được tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ GD&ĐT;
  • Thí sinh có tổng điểm 3 môn đạt 21 điểm* trở lên(đã bao gồm điểm ưu tiên) trong kỳ thi THPT năm 2019 xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT; 
  • Thí sinh có tổng điểm 3 môn (mỗi môn tính trung bình hai học kỳ cuối THPT) đạt21 điểm* trở lên xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT;
  • Đối với ngành Ngôn Ngữ Anh: thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 80 hoặc IELTS (Học thuật) từ 6.0 hoặc quy đổi tương đương được tuyển thẳng;
  • Ngành Ngôn Ngữ Nhật thí sinh được tuyển thẳng khi có chứng chỉ tiếng Nhật JLPT từ N3 trở lên;
  • Với những thí sinh tốt nghiệp Chương trình APTECH HDSE sẽ được tuyển thẳng nếu theo học ngành CNTT;
  • Thí sinh tốt nghiệpChương trình ARENA ADIM được tuyển thẳng khi theo học chuyên ngành Thiết kế đồ họa thuộc ngành CNTT;
  • Thí sinh đã tốt nghiệp Đại học.

Ghi chú: (*) chính xác đến 0.25 (ví dụ: từ 20.75 đến 21 làm tròn thành 21) 

Anh có thể tìm hiểu thêm thông tin về phương thức tuyển sinh và các điều kiện xét tuyển của trường tại đây

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 6
Năm 2019, Trường ĐH FPT mở 2 chuyên ngành mới là Trí tuệ nhân tạo - AI và Internet Vạn vật – IoT

Nguyễn Hùng, Hà Nội:

Nhờ thầy Phong nói rõ hơn về nhu cầu ngành internet vạn vật trong 4 năm tới. Em muốn theo ngành gì càng mới càng tốt vì dễ kiếm việc? Học ngành này học phí có đắt không ạ?

Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT:

Chào anh Nguyễn Hùng,

Nhu cầu của các ngành liên quan đến các lĩnh vực về CMCN 4.0 là rất lớn do nó phục vụ cho tất cả các ngành nghề của xã hội trong tương lai.

Ví dụ như chuyên ngành Internet vạn vật sẽ là một trong những công nghệ nền tảng của nông nghiệp công nghệ cao, khi rất nhiều cảm biến sẽ được gắn vào cây trồng, vật nuôi và truyền dữ liệu thời gian thực về cho trung tâm xử lý. Từng cây trồng, vật nuôi sẽ được chẩn đoán nhu cầu nuôi dưỡng, trị bệnh một cách cá nhân hóa và sẽ được đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu. Tương tự như vậy trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người khi mỗi cá nhân sẽ được theo dõi đầy đủ các chỉ số sinh học thông qua các cảm biến gắn trên quần áo, các đồng hồ thông minh đeo tay hay các con chíp gắn dưới da và có những cảnh báo, chẩn đoán phù hợp, kịp thời nhất. Rất nhiều ví dụ và ứng dụng khác của Internet vạn vật trong giao thông, sản xuất, du lịch…

Nếu em học tốt ngành này thì hoàn toàn có thể yên tâm về tương lai nghề nghiệp của mình. Học phí chuyên ngành này tại ĐH FPT cũng giống như các chuyên ngành khác trong ngành CNTT.

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 7
Tại ĐH FPT, sinh viên được tham gia rất nhiều chương trình học tập qua trải nghiệm, để từ đó tăng vốn sống và kỹ năng mềm, nhằm giúp ích cho quá trình làm việc thực tế sau khi ra trường của mỗi sinh viên

Nguyễn Thị Hà, 18 tuổi, Vĩnh Phúc:

Ở FPT có nhiều hoạt động cho sinh viên, anh có hay tham gia các hoạt động không và có bị xao lãng học hành không ạ? Các hoạt động có bắt buộc sinh viên phải tham gia không và tham gia ở mức độ nào hả anh?

Nguyễn Anh Việt, Sinh viên Trường Đại học FPT:

Chào bạn Hà,

Mình thấy bạn cũng đã có tìm hiểu qua về Đại học FPT nên bạn đã biết một số hoạt động ngoại khóa của nhà trường rồi. Các hoạt động này vừa giúp sinh viên có thể phát triển kỹ năng mềm, vừa nâng cao kỹ năng chuyên ngành. Dù các hoạt động này không bắt buộc sinh viên phải tham gia, thế nhưng khi vào trường bạn sẽ thấy đây đều là các hoạt động rất hữu ích để phát triển bản thân và mình tin là bạn sẽ cảm thấy hấp dẫn. Theo góc nhìn cá nhân của mình thì các hoạt động của trường ĐH FPT tổ chức đều rất đáng để tham gia. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào quỹ thời gian mà bạn có thể lựa chọn tham gia hoặc không tham gia các hoạt động đó.

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 8
ĐH FPT hiện đào tạo các ngành CNTT, Quản trị Kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Hàn

Phạm Hoàng Thuỷ Tiên, Hà Nội:

Trong khoa CNTT có ngành nào phù hợp cho con gái không ạ? Em nghe nhiều người bảo ít con gái học CNTT lắm.

Nguyễn Anh Việt, Sinh viên Trường Đại học FPT:

Chào Thủy Tiên,

Theo quan điểm của anh thì tất cả các ngành học ngành CNTT đều phù hợp với con gái và nhu cầu tuyển dụng nhân viên nữ thông thạo về CNTT ở các công ty, doanh nghiệp luôn cao. Vì vậy, con gái học CNTT thì không sợ ra trường không có việc làm đâu.

Nếu em lựa chọn theo học Đại học FPT - ngôi trường có đến 80% dân số là nam thì chắc chắn em cũng như các bạn nữ trong trường luôn được xem là báu vật đấy. Anh có khá nhiều bạn học CNTT là con gái và các bạn ấy đều học rất giỏi, chẳng thua kém con trai đâu. Về các ngành học về CNTT em có thể tham khảo ở trang https://daihoc.fpt.edu.vn của trường để xem ngành nào thì phù hợp với mình nhất nhé.

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 9

Đỗ Thị Diệu Thuý, Phòng TCBC Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng:

Tôi ở Hải Phòng, có con trai học lớp 7. Qua theo dõi tôi nhận thấy cháu có tư duy về nhóm kỹ thuật và công nghệ. Tôi đang phân vân việc định hướng cho con học cấp III tại trường FPT để sau này cháu học lên đại học FPT về nhóm kỹ thuật và công nghệ, việc học từ cấp III cháu có thể có những thuận lợi gì? Sau khi học đại học thì cơ hội cho cháu có thể xin được làm việc trong môi trường của FPT có khác gì hay không? Xin cảm ơn.

Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT:

Chào chị Thuý,

Nếu gia đình và cháu đã có định hướng về công nghệ, kỹ thuật cũng như theo học tại Đại học FPT thì việc học tại THPT FPT cũng sẽ có những lợi thế nhất định. Thứ nhất là cháu sẽ có tiếng Anh tốt và cơ hội được miễn năm học tiếng Anh dự bị trước khi học chuyên ngành tại ĐH FPT, giảm bớt chi phí và thời gian học. Trong chương trình của THPT FPT cũng có nhiều môn học và hoạt động liên quan đến phát triển khả năng khoa học công nghệ của học sinh như STEM, thi chế tạo xe không người lái… và được sự hỗ trợ về công nghệ của Tập đoàn FPT. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ĐH FPT có rất nhiều cơ hội việc làm trên toàn cầu chứ không riêng gì ở Tập đoàn FPT. Cảm ơn chị và gia đình đã tin tưởng vào chất lượng giáo dục của THPT FPT và ĐH FPT. Chúc chị và cháu có được định hướng và lựa chọn phù hợp.

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 10

Lê Tùng, 18 tuổi, Hải Phòng:

Anh Việt có thể chia sẻ những bí quyết để có kết quả học tập tốt tại ĐH FPT không?

Nguyễn Anh Việt, Sinh viên Trường Đại học FPT:

Chào Tùng,

Quan điểm cuả mình là để có kết quả tốt thì cách duy nhất là tập trung học. Theo nguyên lí 10.000 giờ, nếu bạn học càng nhiều thì kết quả học tập của bạn càng tốt và lượng kiến thức mà bạn tiếp thu được càng nhiều. Thông thường, một ngày mình dành hơn 10 tiếng để học và mình vẫn thấy thiếu, chưa đủ thời gian để học hết những thứ mình muốn. Tuy nhiên, để có thể ngồi lì trước máy tính và học 10 tiếng hằng ngày như vậy, bạn cần phải có đam mê với ngành mình học thì mới muốn tìm hiểu thêm kiến thức mọi lúc mọi nơi được. Chúc bạn chọn được ngành học yêu thích và phù hợp với bản thân để có thể học với đam mê giống như mình nhé.

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 11
Trường Đại học FPT được đánh giá là một trong những ngôi trường có cơ sở vật chất hiện đại nhất hiện nay. (Ảnh: ĐH FPT phân hiệu Cần Thơ)

Trương Thị Thắm ( 39 tuổi, Bỉm Sơn, Thanh Hoá)

Tôi thấy trường ĐH FPT ở khác xa trung tâm thành phố, vậy liệu cơ sở vật chất có đảm bảo không? Sinh viên bị có thiệt thòi, hay thiếu thốn gì hay không? Nếu có chuyện gấp xảy ra thì các cháu di chuyển đến bệnh viện hay các cơ quan cấp cứu như thế nào?

Ông Nguyễn Hùng Quân - Trưởng ban Tuyển sinh Trường Đại học FPT:

Chào chị Thắm. Cảm ơn những quan tâm rất thiết thực của chị đến đời sống của các em sinh viên Đại học FPT. Chị có thể yên tâm nếu gửi con em theo học tại trường, vì Đại học FPT cũng rất quan tâm đến chất lượng đời sống và học tập của từng sinh viên. Trường chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất tốt để có thể đảm bảo cho việc học tập và rèn luyện của các em sinh viên. Tại trường, bên cạnh hệ thống phòng học, thư viện, phòng lab hiện đại, trường còn trang bị cho sinh viên khu thể thao đa dạng, với nhiều sân bóng đá, phòng gym, sân bóng rổ, sân bóng chuyền, khu vực tập street workout v.v... Ngoài ra, hệ thống siêu thị mini, nhà ăn đa dạng, dịch vụ giặt là, cắt tóc cũng được trang bị đầy đủ, đảm bảo đời sống cơ bản của một sinh viên trong thời gian học tập tại trường. Theo nhà trường đánh giá, việc trường ở xa trung tâm thành phố còn có cái lợi cho sinh viên khi có không gian và bầu không khí trong lành để học tập, sinh hoạt thể thao và tổ chức các hoạt động sinh viên, cũng như tăng sự tập trung học tập.

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 12
Sinh viên ĐH FPT sẽ được tự chọn 1 trong 6 nhạc cụ: đàn tranh, đàn nguyệt, đàn bầu, sáo, nhị, đàn tỳ bà và theo học như một môn học bắt buộc. Với thời lượng khoảng 30 buổi, mỗi buổi 1.5h, sinh viên FPT Edu sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về nhạc cụ dân tộc và có thể chơi một số bài nhạc cơ bản.

Phạm Hà Giang, 18 tuổi, Lạng Sơn:

Ở FPT nghe nói phải học đánh đàn dân tộc và học võ, anh Việt chia sẻ giúp em làm thế nào để vượt qua những môn học này khi bản thân không hề có năng khiếu. Liệu em có thể phải ở lại trường mãi mãi vì không học qua các môn này không ạ?

Nguyễn Anh Việt, Sinh viên Trường Đại học FPT:

Chào Giang,

Tại Đại học FPT, hai môn Nhạc cụ truyền thống và Giáo dục thể chất - Vovinam là hai môn học bắt buộc. Nhưng em đừng lo lắng, những môn học ấy đều rất dễ qua và anh chưa thấy ai không được ra trường vì lý do chưa qua hai môn đó cả.

Thật ra, trước đây anh cũng nghĩ mình không có năng khiếu với âm nhạc, nhưng cuối cùng anh cũng vượt qua môn Nhạc cụ truyền thống với số điểm khá cao. Anh thấy môn này không quá khó, bởi thầy cô ở trường dạy rất dễ hiểu, thầy cô cũng thường quan tâm tới các bạn học chưa tốt nữa. Nếu cần em có thể nhờ thầy cô hoặc bạn bè phụ đạo thêm ngoài giờ học.

Tuy hai môn học này là môn phụ nhưng có rất nhiều sinh viên đã học qua và đam mê luôn. Các bạn ấy thường xuyên sinh hoạt ở CLB Vovinam và CLB Nhạc cụ truyền thống. Nếu em gặp khó khăn ở bất kì môn nào trong hai môn trên, em có thể tham gia vào CLB để được truyền cảm hứng và được rèn luyện thêm nhé.

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 13

Bình Messi, Hà Nội:

Chào thầy Phong, em làm mảng CNTT nên được tiếp xúc khá nhiều sv từ ĐH FPT và các trg đào tạo CNTT (ngắn hạn, dài hạn đủ cả). Em thấy có một thực tế là nhà trường thường chú trọng nhiều kĩ năng (giỏi hay kém còn phụ thuộc các bạn sv) nhưng đạo đức nghề thực sự là vấn đề nan giải. Từ nhảy việc liên tục (hơi bất mãn là nghỉ, lương chỗ khác cao hơn cũng nghỉ, làm thêm giờ dự án nghỉ nốt), đến thái độ làm việc (khó là than, yêu sách lắm, nghĩ mình hơn siêu sao), chưa kể ti tỉ cái khác... Những thực trạng này chắc thầy không lạ. Vậy thầy có nghĩ việc uốn nắn về đạo đức nghề khi còn trên ghế giảng đường là cần thiết không? Em cảm ơn (em xin phép giấu tên)

Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT:

Chào Bình! Tôi cũng chia sẻ phần nào với những vấn đề bạn nêu. Bản thân các công ty trong Tập đoàn FPT cũng gặp nhiều vấn đề tương tự. Ngoài những nguyên nhân khách quan có thể có như quy luật cung cầu trên thị trường hay bản thân ứng xử của các doanh nghiệp, một phần khá lớn nguyên nhân có thể do quá trình đào tạo quá chú trọng vào kỹ thuật, chuyên môn mà coi nhẹ việc đào tạo cách thức ứng xử hay tính chuyên nghiệp (tôi muốn dùng từ tính chuyên nghiệp thay vì khái niệm đạo đức ở đây). Tại ĐH FPT, do có xuất phát điểm từ trong lòng doanh nghiệp nên chúng tôi cũng đã khá chú trọng vào việc này cho sinh viên như rèn luyện tính kỷ luật, tính chuyên nghiệp và có những môn học về Ethics (đạo đức) ngành. Việc đào tạo và chú trọng vấn đề này theo tôi là rất cần thiết không chỉ trong ngành IT mà còn cho tất cả các ngành nghề.

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 14

Vũ Văn Khoa, 18 tuổi, Bình Định:

Anh Việt ơi, anh đã đi thực tập chưa ạ? Sinh viên FPT có được tham gia thực tập tại các công ty ngoài các công ty của FPT không hay bắt buộc phải thực tập theo chỉ định ạ?

Nguyễn Anh Việt, Sinh viên Trường Đại học FPT:

Chào Khoa,

Hiện anh đang là sinh viên năm cuối nên anh đã đi thực tập năm ngoái và đã vượt qua kỳ học này với số điểm tối đa. Trường ĐH FPT không bắt buộc em phải thực tập tại bất kỳ công ty nào đâu. Lựa chọn thực tập ở đâu hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của em. Tuy nhiên, công ty mà em muốn thực tập cần phải đáp ứng được các yêu cầu của ĐH FPT về việc đào tạo thực tập sinh nữa nhé.

Nếu như em chưa lựa chọn được công ty nào ưng ý để xin thực tập thì Nhà trường có một bộ phận chuyên kết nối với các doanh nghiệp, sẵn sàng giúp em liên hệ tới những công ty phù hợp. Em yên tâm là tất cả các công ty, doanh nghiệp hợp tác với nhà trường đều là công ty lớn, có hệ thống đào tạo rất chuyên nghiệp, thế nên thực tập tại các doanh nghiệp này cũng không phải là lựa chọn tồi đâu. Nếu em gặp vấn đề khó khăn gì tại công ty mà em xin thực tập thì em hoàn toàn có thể liên hệ với nhà trường để được giải quyết, nhưng anh cũng chưa thấy trường hợp này xảy ra đâu.

Phan Minh Triết, Phú Thượng, Huế:

Tôi là sinh viên năm cuối ĐHSP Khoa toán, nếu đăng kí dự tuyển cần có điều kiện gì? Đăng kí ở đâu? Kiến thức đã học có giúp ích gì cho quá trình học ở FPT? Học phí là bao nhiêu?Thời gian đăng kí lúc nào?

Ông Nguyễn Hùng Quân - Trưởng ban Tuyển sinh Trường Đại học FPT:

Chào Minh Triết. Học phí của Trường hiện khoảng 290 triệu đồng/ 4 năm.

Nếu muốn trở thành sinh viên của Trường bạn có thể xét điểm học bạ THPT hoặc tham gia kỳ thi 12/5/2019 tới đây. Thông tin về hồ sơ và hạn nộp, bạn tham khảo thêm link dưới đây nhé: http://hanoi.fpt.edu.vn/huong-dan-dang-ky-dai-hoc-fpt.html

Chúc bạn có kết quả tốt trong kì thi vào trường.

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 15
Tại ĐH FPT, sinh viên các ngành học thường xuyên có cơ hội tham gia các workshop, gặp gỡ doanh nghiệp cũng như tham dự các chương trình nâng cao chuyên môn và kỹ năng mềm

Trần Thanh Hải ( 17 tuổi, Giao Thuỷ, Nam Định):

Chào các chuyên gia, em có 1 câu hỏi là để học ngành thiết kế đồ hoạ tại trường ĐH FPT thì cần có những điều kiện gì? Có tố chất gì đặc biệt để thành công trong lĩnh vực này không? Ngoài ra, ra trường, nhà trường có hỗ trợ việc làm cho sinh viên không ạ? Em cảm ơn.

Ông Nguyễn Hùng Quân - Trưởng ban Tuyển sinh Trường Đại học FPT:

Chào Hải. Để đủ điều kiện trở thành sinh viên chuyên ngành Thiết kế đồ hoạ thuộc ngành CNTT của Đại học FPT, Hải cần trúng tuyển kỳ thi sơ tuyển ngày 12/5 hoặc đủ điều kiện miễn thi sơ tuyển của Trường.

Em tham khảo thêm theo link sau: https://daihoc.fpt.edu.vn/tuyen-sinh/quy-che/

Bộ phận Hợp tác doanh nghiệp thuộc phòng Công tác sinh viên - Đại học FPT luôn tìm kiếm, giới thiệu việc làm cho sinh viên. Đặc biệt mạng lưới alumni (cựu sinh viên) được phòng Công tác sinh viên kết nối chặt chẽ luôn cập nhật cơ hội việc làm cho bạn bè, các em sinh viên mong muốn có hoặc thay đổi công việc tốt hơn. Không những thế, việc các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước thường xuyên về tận trường đặt cơ hội hợp, tác tuyển dụng sinh viên Đại học FPT đã giúp sinh viên có cơ hội lựa chọn công việc phù hợp, mức lương hấp dẫn…

Nguyễn Văn Hùng, 52 tuổi, Hưng Yên:

Nếu sinh viên theo học tại trường hưởng chính sách tín dụng thì sau khi ra trường sẽ trả chi phí này như thế nào? Trường có yêu cầu sinh viên hưởng tín dụng phải ở lại làm cho FPT không?

Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT:

Chào bác Hùng. Về chương trình tín dụng của trường thì sau khi ra trường, sinh viên sẽ trả dần khoản vay tín dụng trong vòng 5 năm. Trường không có yêu cầu bắt buộc sinh viên phải làm việc cho FPT mà có thể làm việc tại bất cứ đâu bác ạ.

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 16
Một phòng KTX của sinh viên ĐH FPT

Nguyễn Việt Thắng, 38 tuổi, Hà Nội:

Các thầy cho tôi hỏi, học phí trung bình tại ĐH FPT một năm là bao nhiêu? Làm thế nào để đăng ký ở Ký túc xá nếu con tôi theo học tại trường? Trong quá trình học có được cấp học bổng không?

Ông Nguyễn Hùng Quân - Trưởng ban Tuyển sinh Trường Đại học FPT:

Chào anh Thắng. Năm nay, trường ĐH FPT có khoảng 1.000 chỗ ở trong KTX cho sinh viên. Nếu muốn cho con ở nội trú, anh Thắng cần làm thủ tục nhập học giữ chỗ sớm cho cháu.

Học phí tại trường Đại học FPT được thu theo kỳ, vào đầu mỗi học kỳ (trung bình 25.300.000 đ/kỳ). Một khoá học gồm 9 học kỳ và tối đa 1 năm học tiếng anh dự bị (đối với những sinh viên chưa đủ điều kiện đầu để học tiếng Anh chuyên ngành.) Thông tin chi tiết mời anh theo dõi tại https://daihoc.fpt.edu.vn/hoc-phi/.

Hàng năm, nhiều suất học bổng Nguyễn Văn Đạo giá trị đã được nhà trường trao cho nhiều đối tượng. Năm nay, ĐH FPT dự kiến trao 500 suất học bổng cho các thí sinh tham gia đội tuyển trong các kỳ thi quốc tế IMO, IOI.. ; Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia các môn Toán, Vật lý, Hoá học, tiếng Anh, Tin học; Thí sinh đạt tổng điểm 3 môn trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 từ 27 điểm trở lên* (chưa cộng điểm ưu tiên) xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường Đại học FPT; các thí sinh năm trong danh sách 71 trường chuyên cho ĐH FPT quy định; đến các thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba cấp quốc gia các bộ môn năng khiếu về văn nghệ, thể thao, nghệ thuật, sắc đẹp,… Các em không đủ điều kiện nhận học bổng cấp thẳng vẫn có cơ hội nhận được những suất học bổng giá trị qua kì thi học bổng được tổ chức vào 12/5 của Đại học FPT.
Anh có thể xem cụ thể các thông tin về chương trình học bổng tại: https://daihoc.fpt.edu.vn/cac-chuong-trinh-hoc-bong/

Trong thời gian học tại trường, các em vẫn có cơ hội nhận được phần thưởng bằng quà tặng hoặc tiền mặt nếu giành danh hiệu sinh viên xuất sắc ở cuối mỗi kỳ.

Ngoài ra, các em cũng có cơ hội giành các chương trình học bổng của các doanh nghiệp liên kết với ĐH FPT nếu em apply và đạt tiêu chuẩn.

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 17
Bên cạnh chương trình học chuyên ngành, SV ĐH FPT có một hệ thống CLB và các lớp học kỹ năng mềm, kỹ năng sống cũng như hàng loạt hoạt động trải nghiệm để tham gia và tự mình học qua trải nghiệm trước khi chính thức tốt nghiệp và bước vào môi trường làm việc thực tế

Nguyễn Hữu Dũng, 18 tuổi, Thanh Hóa:

Anh Việt thấy chương trình học ngành Công nghệ thông tin ở ĐH FPT có nặng không ạ? Em cần chuẩn bị những gì để học tốt ở Đại học?

Nguyễn Anh Việt, Sinh viên Trường Đại học FPT:

Chào Dũng,

Theo anh thấy thì chương trình học ngành CNTT ở ĐH FPT cũng không quá nặng đâu, trường chủ yếu đào tạo theo hướng thực hành, không đi sâu vào các môn đại cương khô khan nên tất cả sinh viên đều có thể dễ dàng tiếp cận với tất cả các môn học tại trường.

Chương trình học và giáo trình của trường đều được tham khảo từ các trường đại học có uy tín về đào tạo CNTT trên thế giới nên em có thể yên tâm là kiến thức em học sẽ là mới nhất và có hướng tiếp cận chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chương trình học ở Đại học FPT là nhẹ nhàng đâu. Nếu muốn thi qua môn thì em cần đầu tư nhiều thời gian để nghiên cứu về môn mình đang học đấy.

Còn về việc em cần chuẩn bị những gì để học tốt ở đại học thì thực tế anh thấy có rất nhiều thứ cần chuẩn bị, đặc biệt là những thứ sau:

Đầu tiên là về tâm lý, môi trường học tập tại đại học sẽ rất khác với môi trường ở cấp 3. Lên đại học, tự học là kỹ năng quan trọng vì lượng kiến thức ở đại học lớn hơn nhiều, trong một giờ học, giảng viên khó có thể truyền tải cho em tất cả các kiến thức. Vì vậy, ngoài giờ học em cần tự nghiên cứu tài liệu và thực hành thêm dưới sự hướng dẫn của các thầy cô.

Thứ hai, nếu em đang có thời gian rảnh thì hãy học tiếng Anh từ bây giờ đi nhé, bởi vì lên đại học đây là kĩ năng vô cùng cần thiết đấy. Nếu học tiếng Anh từ bây giờ, em sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian ở đại học đấy.

Thứ ba, nếu em muốn theo ngành CNTT thì kĩ năng về môn Tin cũng rất cần thiết. Nếu có điều kiện em hãy thử tìm hiểu về lập trình nhé. Việc tìm hiểu từ bây giờ sẽ giúp em làm quen với kĩ năng tự học luôn đấy. Cá nhân anh cũng đã làm quen với việc lập trình từ những năm cấp 2 nên việc học chuyên ngành đối với anh hiện tại cũng không quá khó khăn, thậm chí có môn anh còn tiếp thu rất dễ dàng nữa.

Thái Văn Khánh, 44 tuổi, Vũng Tàu:

Giả sử con tôi khi vào trường không nhận được học bổng, nhưng sau 1 năm cháu có thành tích tốt thì trường có xem xét cấp học bổng không?

Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT:

Chào anh Khánh. Hiện tại Trường Đại học FPT không áp dụng chính sách học bổng trong quá trình mà chỉ có học bổng đầu khóa học. Trong quá trình học, sinh viên có kết quả xuất sắc sẽ được khen thưởng bằng các hình thức khác nhau cũng như có cơ hội giành các suất học bổng của chính phủ hay các trường đại học nước ngoài để trao đổi sinh viên tại các trường bạn. Nếu cháu nhà mình vào học tại ĐH FPT, anh có thể động viên để cháu thi giành học bổng ngay từ kì thi đầu vào, hoặc nỗ lực học để giành danh hiệu sinh viên xuất sắc hay tham gia các cuộc thi chuyên ngành thường niên của trường.

Nguyễn Phương Linh. 17 tuổi, Quảng Ninh:

Em có năng khiếu về vẽ và muốn đăng ký học ngành Thiết kế đồ họa tại trường. Em cần những điều kiện gì để tham gia xét tuyển ạ?

Ông Nguyễn Hùng Quân - Trưởng ban Tuyển sinh Trường Đại học FPT:

Cảm ơn em đã quan tâm tới chuyên ngành Thiết kế đồ họa thuộc ngành CNTT của trường ĐH FPT. Chương trình chuyên ngành Thiết kế đồ họa theo công nghệ số của Đại học FPT được xây dựng theo chuẩn của các trường Đào tạo Nghệ thuật trên thế giới và các Hiệp hội về Đào tạo nghệ thuật (National Association of Schools of Art and Design - NASAD). Hiện nay, Đại học FPT là một trong số ít trường đưa Computer Graphic vào chương trình học chính thức. Đây là kỹ thuật thiết kế đồ họa tiên tiến nhất trên thế giới chuyên được sử dụng để làm phim, tạo web, làm các ứng dụng cho smartphone, máy tính bảng, games… Với ngành này, em có thể xét tuyển theo diện: xét điểm học bạ THPT hoặc kết qủa thi THPTQG 2019 với các tổ hợp môn: A01, A00, D01, D90; hoặc tham gia kỳ thi sơ tuyển vào ngày 12/5 của ĐH FPT.

Nguyễn Ngọc Linh, 18 tuổi, Phú Thọ:

Thầy Quân ơi, em muốn luyện đề thi vào ĐH FPT để giành học bổng thì em tham khảo được hoặc lấy hướng dẫn từ đâu được ạ?

Ông Nguyễn Hùng Quân - Trưởng ban Tuyển sinh Trường Đại học FPT:

Chào Ngọc Linh. Năm nay, Trường Đại học FPT hỗ trợ tối đa các bạn học sinh làm quen với dạng đề thi của Trường. Em có thể ôn luyện và làm thử các đề thi mẫu trên fanpage Hội Săn Học Bổng Đại Học FPT theo link sau nhé: https://www.facebook.com/groups/sanhocbongfpt/ Chúc em có kết quả thi tốt đợt thi 12/5 tới đây.

Vũ Ngọc Hà, 18 tuổi, Vĩnh Phúc:

Em chào các thầy. Thầy ơi, điều kiện nào để được tuyển thẳng vào trường ạ?

Ông Nguyễn Hùng Quân - Trưởng ban Tuyển sinh Trường Đại học FPT:

Chào em Vũ Ngọc Hà, để đủ điều kiện tuyển thẳng vào Đại học FPT, thí sinh (đã tốt nghiệp THPT tính đến thời điểm nhập học) cần đạt 1 trong các tiêu chí sau:

  • Tổng điểm 3 môn (mỗi môn tính trung bình hai học kỳ cuối THPT) đạt21 điểm* trở lên xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT;
  • Tổng điểm 3 môn đạt 21 điểm* trở lên (đã bao gồm điểm ưu tiên) trong kỳ thi THPT năm 2019 xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT.

(Nếu thí sinh chọn “FPT” là NV 1-3 trong kỳ đăng ký NV đợt 1 của Bộ Giáo dục & Đào tạo sẽ được cộng 3 điểm ưu tiên khi xét tuyển vào ĐH FPT bằng điểm thi THPT)

  • Bạn đạt đủ điều kiện được tuyển thẳng theo qui định của Bộ GD&ĐT.
  • Ngoài ra, thí sinh cũng được tuyển thẳng nếu đạt đồng thời hai điều kiện sau:
  • Tổng điểm 3 môn (trung bình hai học kỳ cuối THPT) đạt 18 điểm* trở lên hoặc tổng điểm 3 môn trong kỳ thi THPT đạt 15 điểm* trở lên (đã bao gồm điểm ưu tiên) xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT;
  • Đối với ngành Ngôn Ngữ Anh đạt 6.0 IELTS; Ngành Ngôn ngữ Nhật đạt từ N3 trở lên; Ngành CNTT nếu bạn Tốt nghiệp Chương trình APTECH HDSE; Chuyên ngành Thiết kế đồ họa thuộc ngành CNTT nếu bạn tốt nghiệp Chương trình ARENA ADIM hoặc sinh viên đã tốt nghiệp đại học loại Khá-Giỏi.

Ghi chú: (*) chính xác đến 0.25 (ví dụ: từ 20.75 đến 21 làm tròn thành 21)

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 18
Tại ĐH FPT, sinh viên có nhiều cơ hội được học tập và giao lưu cùng các sinh viên quốc tế

Nguyễn Văn Đức, 57 tuổi, Hà Nội:

Thưa thầy Phong. Tôi thấy ĐH FPT có chương trình học CNTT bằng tiếng Anh hoàn toàn. Nhưng con tôi rất kém tiếng Anh. Bậc phổ thông cháu gần như không học tiếng Anh mà chỉ chú trọng học các môn tự nhiên. Vậy liệu cháu có thể theo học được không?

Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT:

Chào bác Đức,

Về trình độ tiếng Anh của sinh viên ĐH FPT, trường sẽ có bài kiểm tra trình độ Tiếng Anh để phân lớp ngay sau lễ khai giảng, Tuỳ vào kết quả kiểm tra đầu vào mà mỗi sinh viên sẽ được học từ 1 đến 6 kỳ tiếng Anh. Việc phân lớp sẽ giúp những bạn có cùng trình độ tiếng Anh học cùng nhau để từ đó giảng viên có phương pháp dạy phù hợp.

Việc học tốt tiếng Anh hay không có nhiều yếu tố, trong đó nỗ lực và có động lực là các yếu tố quan trọng nhất. Có thể trong thời gian học phổ thông, cháu chưa thực sự có động lực hay sự tập trung cần thiết, nhưng khi được học tập trong môi trường với phương pháp phù hợp cháu sẽ tìm ra cách học tập phù hợp để nâng cao năng lực tiếng Anh của mình.

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 19
Môi trường học tập năng động ở ĐH FPT giúp sinh viên không chỉ học tập trong những giờ lên lớp mà còn được học qua nhiều sự kiện và hoạt động thực tế

Trần Việt Hà, 19 tuổi, Bình Định:

Mọi người thường nói lên đại học sẽ “vỡ mộng” vì môi trường ở đây không giống như cấp 3. Anh có từng “vỡ mộng” với ĐH FPT không? Nếu có thì anh làm cách nào để vượt qua và đạt nhiều thành tích cao như vậy?

Nguyễn Anh Việt, Sinh viên Trường Đại học FPT:

Chào Hà,

Chính xác là môi trường ở đại học có rất nhiều khác biệt so với cấp 3 và chính những khác biệt ấy khiến nhiều bạn vỡ mộng, đó là những điểm sau:

Đầu tiên, ở đại học các bạn thường sẽ học xa nhà vì thế sẽ không còn ai quản lí mình nữa, nhiều bạn vì vậy mà bắt đầu có lối sống không tốt lắm như việc thức đêm, ngủ ngày dẫn tới không thể tập trung trong việc học tập được và kết quả học tập cũng sa sút theo.

Thứ hai, các bạn đã quen với việc được giáo viên hướng dẫn chi tiết, cung cấp các công thức chỉ cần học thuộc và áp vào là có thể giải được bài tập ở cấp 3. Lên đại học, là một môi trường đề cao việc tự học, các bạn ấy sẽ bỡ ngỡ và rất khó để làm quen bởi không có thói quen tự học. Thế nên nhiều bạn về nhà cũng không nghiên cứu thêm, còn lượng kiến thức tiếp thu được trên lớp thì không đủ để đi thi.

Cá nhân anh cũng đã từng cảm thấy việc học đại học khó khăn bởi vì chẳng ai dìu dắt mình từng bước như cấp 3 nữa mà ở đại học mình phải tự bước đi là chính. Mình phải tự biết làm chủ cuộc sống của mình, không phụ thuộc vào ai nữa cả. Bởi vì khi lên đại học rồi, mình có thể quyết định mọi thứ và những quyết định ấy sẽ đều ảnh hưởng đến bản thân mình hết. Em nên phân tích cái nào có ích cho bản thân và đừng buông thả. Nếu áp dụng được những điều anh đề cập ở trên thì anh tin là em sẽ vượt qua được nỗi “vỡ mộng” mà em nghĩ thôi. Bí quyết của anh cũng chính là những điều anh đã chia sẻ với em đó, anh suy nghĩ xem cái gì tốt cho mình thì anh làm, chỉ vậy thôi.

Trần Việt Hưng, 23 tuổi, Hậu Giang:

Tôi đã có 1 bằng ĐH thuộc khối ngành Khoa học xã hội. Tôi muốn học thêm Thiết kế đồ họa tại ĐH FPT thì tôi có thể được giảm những môn học/tín chỉ nào?

Ông Nguyễn Hùng Quân - Trưởng ban Tuyển sinh Trường Đại học FPT:

Chào Hưng. Bạn có thể nộp bảng điểm để nhà trường xem xét công nhận tín chỉ một số môn học. Tuy nhiên vì chuyên ngành 1 của bạn là khoa học xã hội nên khả năng lớn là chỉ được công nhận các môn chính trị, xã hội và giáo dục quốc phòng. Ngoài chương trình đào tạo đại học chính quy, bạn cũng có thể theo học các khóa ngắn hạn về thiết kế đồ họa tại Trung tâm đào tạo mỹ thuật đa phương tiện FPT Arena.

Nguyễn Văn Thái, 51 tuổi, Bến Tre:

Chú có con năm nay cũng thi vào ĐH FPT. Theo cháu thí sinh thi vào trường thì nên lưu ý gì để đạt điểm cao?

Nguyễn Anh Việt, Sinh viên Trường Đại học FPT:

Cháu chào chú Thái ạ,

Bản thân cháu có vài kinh nghiệm nho nhỏ, cháu xin được chia sẻ với chú thế này ạ: Thứ nhất, đề thi đầu vào của trường ĐH FPT là đề thi có cấu trúc riêng biệt, không giống với đề thi THPT QG, vì vậy thí sinh nên tìm hiểu cấu trúc đề và ôn luyện thật nhiều để không bị bỡ ngỡ khi vào phòng thi. Các thí sinh có thể tìm kiếm bộ đề thi vào ĐH FPT trên mạng và các group trên Facebook như "Hội săn học bổng đại học FPT” hoặc nhóm “Săn học bổng Đại học FPT”. Trong những nhóm này cũng có các bạn có cùng mục tiêu muốn đạt điểm cao ở kì thi đầu vào FPT nên cũng rất tiện cho việc trao đổi kiến thức với nhau.

Thứ hai, thí sinh nên làm thử đề thi nhiều lần để tìm được các phân bổ thời gian thi cho hợp lí. Mỗi bộ đề thi đều rất dài và số điểm cũng như độ khó ở từng phần là khác nhau. Vì vậy, cần có một chiến thuật làm bài hợp lý để có thể giành được số điểm cao nhất.

Thứ ba, bạn nên chuẩn bị một tâm lý cũng như sức khỏe tốt nhất để đi thi có kết quả cao nhất. Bởi vì tâm lý khi ngồi trong phòng thi và tâm lý khi làm bài thi thử ở nhà là rất khác nhau. Bước vào phòng thi, cần giữ tâm lý thoải mái thì mới có thể tập trung làm bài tốt.

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 20
Sinh viên ĐH FPT trong một chương trình thực tế tại nước ngoài

Thân Thị Nguyệt Linh, 39 tuổi, Thanh Xuân - Hà Nội:

Đại học FPT có chương trình liên kết quốc tế không? Sinh viên theo học Đại học FPT có cơ hội được ra nước ngoài học không?

Ông Nguyễn Hùng Quân - Trưởng ban Tuyển sinh Trường Đại học FPT:

Tại Đại học FPT, có rất nhiều chương trình trao đổi sinh viên cả về học tập cũng như giao lưu văn hóa tại một số trường Đại họţ thuộc một số quốc gia trên thế giới, như: Nhật Bản, Đức, Hà Lan, Pháp, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines… Với mỗi chương trình có một điều kiện khác nhau, nhưng chủ yếu là về học lực, điểm rèn luyện và kỹ năng tiếng Anh. Thời gian trao đổi thường kéo dài từ 4 đến 8 tháng.

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 21
Một góc kí túc xá của Trường Đại học FPT

 Ngô Tuấn Tài, 18 tuổi, Sơn La:

Trường ĐH FPT ở xa trung tâm thành phố. Vậy học tập ở đây có gì bất tiện không anh?

Nguyễn Anh Việt, Sinh viên Trường Đại học FPT:

Chào Tài,

Cá nhân anh thấy việc học tập ở xa trung tâm thành phố như vậy có rất nhiều ưu điểm đấy, tuy nhiên cũng có một số điểm bất tiện như sau:
Đầu tiên, hầu hết các trung tâm đào tạo về tiếng Anh và chuyên môn đều nằm ở trung tâm thành phố (cách đại học FPT hơn 30km), vì vậy sinh viên muốn đi học thêm ở các trung tâm này phải đi một quãng đường khá xa. Vì lí do này nên các bạn sinh viên trong trường đã tự mở khá nhiều lớp học chuyên môn cao. Tham gia các lớp học và CLB này cũng khá thú vị, em sẽ tìm được những người có cùng đam mê để phát triển.

Thứ hai, các công ty công nghệ cũng thường tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố. Cách trường khoảng 1km có 2 công ty công nghệ lớn là Trung tâm nghiên cứu của tập đoàn Viettel và FPT Software, nếu em thích làm việc ở gần trường thì có thể cân nhắc 2 lựa chọn này.

Còn về các dịch vụ phục vụ các nhu cầu của sinh viên như vui chơi, giải trí, tập thể thao, ăn uống, cắt tóc, mua sắm, giặt ủi… thì trong khuôn viên trường đều có đầy đủ rồi, không có gì bất tiện cả.

Vũ Văn Nam, 18 tuổi, Hà Nội:

12 năm học em chưa từng đạt học sinh giỏi. Liệu vào ĐH em có thể theo kịp các bạn không?

Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT:

Chào Nam. Em yên tâm là kết quả học phổ thông không hoàn toàn phản ánh năng lực của học sinh, nên không thể khẳng định cứ học phổ thông giỏi là học đại học giỏi và ngược lại. Nếu em đáp ứng yêu cầu đầu vào của ĐH FPT, em có đủ năng lực để học đại học tại trường và các bạn đang đứng cùng vạch xuất phát. Nếu nỗ lực và tập trung, em thâm chí còn có thể về đích nhanh hơn cả những bạn là học sinh giỏi thời phổ thông đấy. Chúc em có đủ tự tin và nỗ lực để vươn mình tại ĐH FPT.

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 22

Vũ Thị Ngà, 41 tuổi, Bình Dương:

Cháu thấy ngành học của cháu thế nào? Cô rất phân vân không biết có nên cho con theo học không vì gia đình ở nông thôn nên cũng chưa hiểu nhiều lắm. Chỉ biết là nó thích máy tính và hay chơi game.

Nguyễn Anh Việt, Sinh viên Trường Đại học FPT:

Chào cô Ngà,

Theo cháu nhận thấy thì chương trình học của ngành “An Toàn Thông Tin” của cháu có thể nói là ngang bằng với các trường top đầu trên thế giới. Bọn cháu được tiếp cận với những kiến thức mới nhất và giáo trình của trường cũng rất hiện đại, dễ tiếp cận.

Về việc làm sau khi ra trường thì cháu thấy học tập ở đây rất dễ xin việc, các bạn học xong 4 năm là đã được trang bị đủ lượng kiến thức cơ bản để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp rồi ạ.

Nếu con của cô chưa xác định được ngành học thì cháu thấy trên trang chủ của đại học FPT tại https://daihoc.fpt.edu.vn cũng có rất nhiều thông tin, cô và bạn có thể tham khảo thêm ạ.

Nguyễn Mạnh Hiệp (40 tuổi, Đà Nẵng)

Chào các chuyên gia, con gái tôi muốn thi tuyển tại miền Trung nhưng lại có nguyện vọng học tại ĐH FPT Hà Nội thì có được không? Không rõ có cần chuẩn bị thủ tục gì không?

Ông Nguyễn Hùng Quân - Trưởng ban Tuyển sinh Trường Đại học FPT

Chào bác Hiệp,

Thí sinh có nguyện vọng học ĐH FPT cần phải nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển tại đúng cơ sở muốn nhập học. Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký sơ tuyển, cán bộ của trường sẽ tư vấn địa điểm thi sơ tuyển phù hợp theo mong muốn của thí sinh.

Thí sinh có thể làm thủ tục đăng ký thi sơ tuyển online, gửi hồ sơ qua bưu điện hoặc trực tiếp tại cơ sở muốn học. Thủ tục gồm:

  • Phiếu đăng ký ĐH FPT;
  • 01 bản photo hoặc bản scan CMND;
  • 01 ảnh 3×4 hoặc bản scan ảnh 3×4;
  • Lệ phí dự thi 200,000 VNĐ;
  • Đăng ký dự thi chỉ hợp lệ khi Trường ĐH FPT nhận được đầy đủ hồ sơ và lệ phí dự thi theo quy định.

Bác Hiệp có thể xem hướng dẫn chi tiết tại: https://daihoc.fpt.edu.vn/tuyen-sinh/phuong-thuc-thi-tuyen/

Nguyễn Hoàng Phương, 18 tuổi, Hà Nội:

Anh Việt ơi, em rất đam mê hip hop, không biết trong trường có câu lạc bộ vào về hip hop, nghệ thuật không ạ?

Nguyễn Anh Việt, Sinh viên Trường Đại học FPT:

Chào Phương,

Đầu tiên, anh muốn chúc mừng em vì em có đam mê về hip hop, nghệ thuật thì em sẽ có lợi thế khi xin học bổng trong kì thi tài năng của đại học FPT đấy.

Thêm nữa, Đại học FPT cũng có đa dạng các câu lạc bộ về hip hop và nghệ thuật, các câu lạc bộ này đều hoạt động rất sôi nổi nữa. Năm vừa rồi nhóm nhảy của Đại học FPT còn lọt vào chung kết Dance Battle VGU 2018 đấy.

Lê Quốc Hoàn, 42 tuổi, Hải Phòng:

Chào thầy Phong. Tôi được biết trường Đại học FPT rất mạnh trong lĩnh vực đào tạo về Công nghệ thông tin, vậy khi ra trường các sinh viên sẽ có những ưu thế cạnh tranh nào khác với các sinh viên trường khác?

Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT:

Cảm ơn anh Hoàn. Sau 13 năm hoạt động, Trường Đại học FPT đã khẳng định chất lượng đào tạo không chỉ trong ngành CNTT mà còn cả trong các lĩnh vực khác như quản trị kinh doanh, ngôn ngữ. Ưu thế cạnh tranh của sinh viên Đại học FPT được thể hiện qua khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh là ngôn ngữ học tập suốt 4 năm và một ngoại ngữ thứ 2), khả năng sáng tạo và kỹ năng mềm, được tiếp cận với những công nghệ, giáo trình mới nhất của thế giới trong suốt 4 năm và đặc biệt là có kinh nghiệm làm việc ngay khi ra trường do có hẳn 1 học kỳ thực tập và làm việc thực tế tại doanh nghiệp. Đó là những lý do chính giúp cho trường duy trì tỷ lệ sinh viên có việc làm rất cao sau khi ra trường.

Nguyễn Thanh Lâm, 18 tuổi, Phú Thọ:

Học công nghệ thông tin có tốn kém nhiều không anh? Giả sử như tiền đầu tư máy móc, sách vở chẳng hạn?

Nguyễn Anh Việt, Sinh viên Trường Đại học FPT:

Chào Lâm,

Về chi phí để học CNTT thì ngoài học phí thì anh chỉ cần sắm thêm một chiếc máy tính xách tay nữa là đủ rồi. Trường đại học FPT cũng có hỗ trợ sinh viên trong việc mua máy tính xách tay để học tập đấy.

Về cấu hình cũng như giá thành của máy tính xách tay cũng không yêu cầu quá cao đâu, em chỉ cần mua một chiếc máy tính có giá thành khoảng 15 triệu là có thể học tập tốt rồi. Nếu em muốn có một chiếc máy có cấu hình tốt hơn thì em hoàn toàn có thể mua laptop cũ nhưng vẫn dùng tốt sẽ giảm được rất nhiều chi phí.

Còn về sách vở thì em cứ yên tâm vì tại thư viện của trường ĐH FPT  sách gì cũng có, thậm chí sách ở đây đều là sách mua bản quyền và cực kỳ chất lượng. Sinh viên trường được mượn sách miễn phí nên em không cần tốn kém chi phí cho việc mua sách vở nhé.

Lâm Uổng, Quảng Ngãi, lamuong19xx@gmail.com:

3 môn toán lý hóa 2 học kỳ lớp 12 trên 21 điểm, trình độ tiếng Anh hơi tệ khi nộp hồ sơ được học không, xin trả lời qua mail.

Ông Nguyễn Hùng Quân - Trưởng ban Tuyển sinh Trường Đại học FPT:

Trình độ tiếng Anh không làm ảnh hưởng đến kết quả xét tuyển học bạ vào trường.

Trường sẽ có bài kiểm tra trình độ Tiếng Anh để phân lớp sau lễ khai giảng, Tuỳ vào kết quả kiểm tra đầu vào mà mỗi sinh viên sẽ cần học từ 1 đến 6 kỳ tiếng Anh. Việc phân lớp sẽ giúp những bạn có cùng trình độ tiếng anh học cùng nhau để từ đó giảng viên có phương pháp dạy phù hợp.

Trần Duy Hiếu, 16 tuổi, Từ Sơn, Bắc Ninh:

Em chào các thầy cô ạ! Em rất thích học ngành Công nghệ thông tin. Hiện nay, trong thời đại công nghệ 4.0 đang rất phát triển thì IOT và Ai đang nổi lên như một nhân tố mới. Vậy ngành học này ở ĐH FPT có gì khác biệt với một số nơi khác đang đào tạo? Rất mong nhận được câu trả lời của các thầy cô.

Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT:

Theo thông tin chúng tôi nắm được, ĐH FPT là một trong những cơ sở đầu tiên của Việt Nam triển khai ngành học này ở bậc đại học. Chương trình học các ngành này tại ĐH FPT sẽ được bám sát các chuẩn quốc tế, sử dụng giáo trình bản quyền gốc bằng tiếng Anh từ các nhà xuất bán giáo dục hàng đầu thế giới như Pearson, McGraw-Hill, Thomson... Ngoài ra, cơ hội được tiếp cận các chuyên gia đầu ngành, sử dụng các thiết bị hiện đại và tham gia các hoạt động, dự án, cuộc thi công nghệ do Tập đoàn FPT tổ chức cũng là một lợi thế.

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 23

Phạm Đoàn Lệ Uyên, giáo viên, Kon Tum:

Tôi có con thi sáng tạo Khoa học Kỹ thuật cấp Quốc gia, đạt giải Nhì lớp 10, giải Nhì lớp 11, giải Ba lớp 12; đạt giải Khuyến khích cấp Quốc gia cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc, Vinh danh sáng tạo trẻ toàn quốc; lớp 10 đạt Học sinh Khá, 11 Học sinh Giỏi, 12 Học sinh Khá. Cho tôi hỏi, nếu học tại trường, con tôi có được học bổng toàn phần không?

Ông Nguyễn Hùng Quân - Trưởng ban Tuyển sinh Trường Đại học FPT:

Chào chị Uyên. Chắc hẳn chị phải rất tự hào khi con mình giành được nhiều thành tích trong học tập như vậy. Theo quy chế học bổng của Trường Đại học FPT, thí sinh như con chị được trao học bổng 50% nếu đạt giải Nhất/ Nhì/ Ba cấp quốc gia trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia chị nhé. 

Lê Hoàng Anh, 18 tuổi, Đống Đa, Hà Nội:

Chào anh Việt, ngành An toàn thông tin mà anh đang theo học có điểm gì nổi bật ạ? Học ngành này ra thì có thể làm những vị trí gì ạ?

Nguyễn Anh Việt, Sinh viên Trường Đại học FPT:

Chào Hoàng Anh,

Điểm nổi bật của ngành An toàn thông tin là em cần phải tìm hiểu rất nhiều kiến thức, thậm chí là phải hiểu cặn kẽ những kiến thức ấy. Bởi vì ngành này học về hacking, mà muốn hack được một hệ thống gì đó, mình phải hiểu cặn kẽ từng thứ trong đấy, từ đó phân tích và tìm ra điểm yếu của hệ thống.

Ngành An Toàn Thông Tin thì hiện tại ở Việt Nam cá nhân anh thấy cũng đã có khá nhiều trung tâm và em có thể làm việc ở các công ty này. Còn về vị trí công việc thì thật sự rất nhiều vị trí em có thể làm được, ví dụ như chuyên gia đánh giá bảo mật, chuyên viên giám sát an toàn hệ thống công nghệ thông tin, chuyên gia tư vấn bảo mật... cụ thể hơn em có thể tham khảo ở các công ty hoặc các trung tâm về bảo mật nhé.

Phạm Thị Lê Mai, Đồng Hới:

Em đã đăng kí điểm học bạ xét vào trường FPT TPHCM. Khi nào thì có giấy báo trúng tuyển ạ

Ông Nguyễn Hùng Quân - Trưởng ban Tuyển sinh Trường Đại học FPT:
Chào em Lê Mai, em liên lạc với số điện thoại văn phòng tư vấn Trường Đại học FPT cơ sở tại HCM để nhận thông tin nhé: 02873005588

Cao Sơn Bắc, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc:

Tiêu chuẩn để được học bổng của trường? Tôi muốn đăng ký thi sơ tuyển cho cháu thì thời gian nộp khi nào?

Ông Nguyễn Hùng Quân - Trưởng ban Tuyển sinh Trường Đại học FPT:

Chào Bắc. Thí sinh muốn nhận học bổng tại ĐH FPT cần đáp ứng 1 trong số những yêu cầu sau:

  • Thuộc diện cấp thẳng học bổng.
  • Tham gia thi giành học bổng.

Link thông tin cụ thể và thủ tục cần chuẩn bị tham khảo tại: https://daihoc.fpt.edu.vn/tuyen-sinh/hoc-bong-tin-dung

Nguyễn Xuân Đạt, Hà Nội:

Cho em hỏi là: Các thí sinh thuộc đối tượng miễn thi vào trường là những thí sinh đạt 21 điểm trở lên tổng 3 môn (mỗi môn tính trung bình 2 học kỳ cuối THPT) vậy tổng 3 môn là những môn nào và cách tính . Em xin cảm ơn.

Ông Nguyễn Hùng Quân - Trưởng ban Tuyển sinh Trường Đại học FPT:

Em đang hỏi về điều kiện xét tuyển theo diện xét điểm học bạ THPT. Với điều kiện này, Trường đang tuyển sinh theo các tổ hợp: A00 (Toán Lý Hoá), A01 (Toán Lý Anh) , D01 (Toán Văn Anh), D90 (Toán Anh KHTN), D96 (Toán Anh KHXH).

Chi tiết tham khảo tại link: https://daihoc.fpt.edu.vn/

Trần Việt Anh, 18 tuổi, Lâm Đồng:

Anh thích nhất điều gì ở ĐH FPT ạ? Học ở trường tư thục thì có những điểm gì khác với học trường công hả anh?

Nguyễn Anh Việt, Sinh viên Trường Đại học FPT:

Chào Việt Anh,

Điều mà anh thích nhất ở Đại học FPT thì có thể là môi trường học tập và giải trí cũng như cơ hội mà trường mang đến cho sinh viên.

Theo anh thấy thì học ở một trường tư thục như đại học FPT sẽ khác khi em học trường công ở những điểm sau:
Thứ nhất, ở đại học FPT, một lớp sẽ tối đa là 30 bạn, chỉ bằng một nửa, thậm chí là 1/4 khi so với lớp học ở các trường công khác. Điều này giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu kiến thức cũng như dễ dàng tương tác với giảng viên hơn.

Thứ hai, ở Đại học FPT anh thấy các vấn đề tiêu cực trong học tập gần như không có, sinh viên học thật, thi thật. Vì vậy các bạn ấy muốn qua môn chỉ có cách duy nhất là phải học và nắm được kiến thức thôi.

Thứ ba, Đại học FPT có tới 3 học kì (Spring, Summer, Fall) trong một năm, mỗi học kì em được học trong vòng 4 tháng và gần như không có nghỉ hè. Việc này có cái hay là em sẽ dễ dàng làm quen với việc học không có một kì nghỉ hè quá dài dẫn đến quên kiến thức và cũng giúp em dễ dàng tiếp cận với thời gian làm việc ở doanh nghiệp không được nghỉ hè hơn.

Trần Thị Huệ, 17 tuổi, Kim Bôi, Hoà Bình:

Em chào anh Việt ạ, sắp tới em sẽ thi vào ĐH FPT, em khá lo lắng về khu ký túc xá ạ. Không biết điều kiện sống như thế nào, có được đầy đủ tiện nghi và vệ sinh không ạ? Vì em thấy rất nhiều anh chị sinh viên đi học xa nhà bảo là ở trong ký túc xá không được thoải mái ạ? Anh giải đáp cho em nhé!

Nguyễn Anh Việt, Sinh viên Trường Đại học FPT:

Chào Huệ,

Anh là sinh viên học xa nhà nên cả 4 năm học tại đây anh đều ở trong kí túc xá cả. Theo anh đánh giá thì kí túc xá Đại học FPT có nhiều điểm tuyệt vời đáp ứng đủ nhu cầu của sinh viên.

Phòng kí túc khá là rộng rãi, mỗi người được trang bị cho một giường và một bàn học, tủ quần áo, kệ sách. Mọi người trong kí túc xá cũng rất thân thiết vui vẻ, bọn anh còn có thể cùng nhau học nhóm nữa.

Tất cả các phòng đều có quạt trần và có bình nóng lạnh, bồn rửa mặt, ban công phơi quần áo, có thể anh là con trai, sống đơn giản nên chưa thấy thiếu gì trong 4 năm ở kí túc xá cả.

Vệ sinh ở kí túc cũng rất tốt, hằng ngày đều có các cô tạp vụ dọn dẹp hành lang và rác hàng ngày, tầng 1 của các tòa kí túc mới có máy giặt và cũng đang đưa vào hoạt động rồi.

An ninh ở kí túc cũng rất tốt vì trường có đội ngũ bảo vệ đi tuần tra 24/24 và hệ thống camera giám sát ở tất cả các tầng nên rất ít khi mất đồ. Nhà gửi xe thì sinh viên được gửi miễn phí và gửi ở đây cũng đảm bảo an ninh rất tốt.

Đỗ Thị Hương Ly, Hà Nội:

Năm nay em trai mình thi tốt nghiệp THPT, có nguyện vọng muốn theo học đại học tại FPT, gia đình mình có một số thắc mắc sau mong được giải đáp sớm để kịp thời điền phiếu ĐKDT trước 10/4:

1/ Nếu chọn fPT là nguyện vọng trong phiếu ĐKDT thì vẫn phải điền đơn online và nộp hồ sơ về FPT (online) như hướng dẫn trên website đúng không ạ?

2/ Mình có thể điền 2-3 nguyện vọng trong phiếu ĐKDT quốc gia là các ngành của trường FPT được không?

3/ Năm nay là năm đầu FPT và Đh BÁch khoa có ngành Trí tuệ nhân tạo. Vậy Trường có thể cho mình biết việc đào tạo ngành này tại FPT có gì vượt trội hơn tại Bách Khoa? Liệu đào tạo năm đầu có gây thiệt thòi cho thí sinh về giáo trình, kinh nghiêm giảng dạy? Cơ hội đầu ra có gì đảm bảo hơn các ngành vốn lâu năm của FPT? Và đây là năm đầu, nếu em mình theo học và sau 1 năm thấy k theo được, có được chuyển sang ngành học khác. Đây là ngành quá mới, gia đình mình muốn cho em học nhưng rất băn khoăn, mong được cung cấp nhiều thông tin.

Ông Nguyễn Hùng Quân - Trưởng ban Tuyển sinh Trường Đại học FPT:

Cảm ơn bạn Ly đã đặt câu hỏi rất chi tiết cho Ban tư vấn. Tôi xin giải đáp những câu hỏi của bạn như sau:

  1. Nếu chọn “FPT” là nguyện vọng trong phiếu ĐKDT, bạn vẫn cần hoàn thành các thủ tục sơ tuyển và nộp hồ sơ về trường ĐH FPT theo quy định của trường. Bạn có thể chọn 1 trong các hình thức: nộp hồ sơ online; gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh.
  2. Bạn hoàn toàn có thể điền nhiều nguyện vọng trong phiếu ĐKDT quốc gia là các ngành mong muốn học tại trường ĐH FPT.
  3. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) cùng làn sóng Cách mạng công nghiệp 4.0 khiến không ít bậc phụ huynh và các bạn trẻ như Ly băn khoăn về vai trò của trường đại học và cơ hội việc làm trong kỉ nguyên số. Trong cuộc cách mạng 4.0, một trong những hướng phát triển nhanh của CNTT là chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo – AI. Cơ hội cho những người mạnh dạn và nắm bắt sớm xu hướng phát triển này là rất lớn.

Tống nghiệp chuyên ngành AI, sinh viên có thể làm:

  • Nhà khoa học dữ liệu
  • Nhà khoa học / nhà phân tích / kỹ thuật viên AI
  • Nhà phân tích / kỹ thuật viên học máy
  • Tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp
  • Phân tích kinh doanh
  • Quản lý dữ liệu
  • Kỹ sư dữ liệu
  • Nhà phát triển hệ thống AI
  • Hoặc làm việc tại: Công ty công nghệ; Các công ty khởi nghiệp và khởi nghiệp giai đoạn đầu; Viện nghiên cứu; Công ty viễn thông; Doanh nghiệp sản xuất

Trong quá trình học tại ĐH FPT, sinh viên có thể chuyển ngành/chuyên ngành khác nếu đáp ứng điều kiện đầu vào của ngành/chuyên ngành muốn chuyển.

***

Toàn cảnh tư vấn từ A-Z tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2019 - 24

Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT

Thay mặt Trường Đại học FPT, tôi xin cám ơn các bậc phụ huynh và các thí sinh đã quan tâm đến thông tin về các ngành học, phương thức tuyển sinh và môi trường đào tạo Trường Đại học FPT. Chúng tôi hy vọng đã trả lời được phần nào các thắc mắc của độc giả báo điện tử Dân trí. Vì thời gian có hạn nên các câu hỏi chưa trả lời chúng tôi xin được liên hệ trực tiếp đến quý phụ huynh và các thí sinh.

Ngoài ra, các quý vị phụ huynh và các em học sinh còn băn khoăn cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ tới chúng tôi theo địa chỉ http://daihoc.fpt.edu.vn hoặc số điện thoại:

HÀ NỘI: (024) 7300 5588

TP. HỒ CHÍ MINH: (028) 7300 5588

ĐÀ NẴNG: (0236) 730 0999

CẦN THƠ: (0292) 730 36 36

TƯ VẤN ONLINE: (024) 7300 1866/ (028) 7300 1866