“Thuốc” đặc trị bệnh tiểu thư, công tử

Hàng xóm chẳng còn lạ lẫm với cảnh bố mẹ chồng chị Trang (Thanh Trì - Hà Nội) thường đứng ngồi không yên, thậm chí có lúc mẹ chồng chị ngất lên ngất xuống mỗi khi đứa cháu đích tôn doạ không về nhà buổi tối.

Trước đó nhiều lần, cậu con trai 16 tuổi của chị Trang đã áp dụng "chiêu" này với cả nhà để được mua một món đồ mới. Lần này, nó đòi mua xe phân khối lớn để đi học và bị hai vợ chồng chị kiên quyết phản đối.

Không được mua xe, con trai chị lại “biểu tình” bằng cách bỏ nhà đi hai ngày. Trước khi đi, cậu quý tử không quên buông lại một câu: "Cùng tuổi mà con nhà bán phở có xe SH đi, còn con rõ nhà có điều kiện mà đi mỗi cái xe ga rẻ tiền".

Chị Trang ngán ngẩm nghĩ, âu cũng là hệ lụy của những chuỗi ngày con trai chị được ông bà nội quá nuông chiều. Đã nhiều lần chị to nhỏ giãi bày với bố mẹ chồng, nếu cứ cưng nựng cháu quá thì càng ngày cháu càng hư, càng hay ăn vạ, nhưng mẹ chồng chị cứ gạt đi "Tôi thương cháu, kệ tôi. Giỏi thì anh chị ra mà ở riêng". Chị Trang không muốn tranh luận thêm, sợ mang tiếng con dâu cãi mẹ chồng.

Dạy con cư xử đúng mực, tự giác trong các công việc cá nhân mới là cách thương con đúng đắn.
Dạy con cư xử đúng mực, tự giác trong các công việc cá nhân mới là cách thương con đúng đắn.

Lần bỏ đi này của con, chị Trang kiên quyết không đi tìm, và nhờ chồng thuyết phục ông bà bình tĩnh. Đúng như dự đoán của chị, con không chịu được khổ, lại không mang theo nhiều tiền, sang ngày thứ 2 đã gọi cửa xin vào nhà, và không thấy đòi mua xe xịn nữa.

Để không xảy ra xích mích với bố mẹ chồng cũng như có cơ hội dạy con "ra ngô ra khoai", sau việc này chồng chị Trang nhất quyết xin ra ở riêng một thời gian.

Trong 3 tháng trời, vợ chồng chị kiên trì đưa con vào khuôn khổ. Cùng lúc đó, chị cũng tìm hiểu nhiều trường cấp 3 để mong khi chuyển cấp con bớt tính “công tử bột, động tí là kêu gào”. "Tuổi này bố mẹ nói thì không nghe đâu, nhưng lại dễ nghe thầy cô, bạn bè. Tâm sự với bạn bè, vợ chồng tôi được khuyên là cho con vào học nội trú. Hàng xóm nhà mẹ tôi có cậu con y hệt con trai tôi, đi học nội trú hai năm giờ việc gì cũng biết làm, lại chăm chỉ và tự giác lắm. Đặc biệt là “rắn rỏi” ra, không công tử bột nữa", chị Trang thổ lộ.

Không chỉ thi đua học hành, trường nội trú còn có các sự kiện hướng dẫn kỹ năng sống cho học sinh.
Không chỉ thi đua học hành, trường nội trú còn có các sự kiện hướng dẫn kỹ năng sống cho học sinh.

Cũng như nhà chị Trang, vợ chồng chị Nguyễn Thực (Tam Nông - Phú Thọ) từng có những cuộc cãi vã không hồi kết trong cách dạy con. Nhà có giúp việc nhưng muốn con gái sớm có tính tự lập nên chị vẫn yêu cầu con cùng làm một số việc nhà. Còn chồng chị thì nghĩ cứ để người giúp việc làm, con cái chỉ cần học giỏi là đủ.

Nhiều lần chị trao đổi với chồng, nếu con chỉ ăn với học mà không biết làm gì khác thì khác gì “gà công nghiệp”, sau này không còn bố mẹ chăm bẵm thì con sẽ khổ. Nhưng chồng chị vẫn gạt đi "Nhà anh bao năm vẫn thế, có ai khổ đâu?"

Cho đến một hôm, vợ chồng chị Thực hốt hoảng khi thấy con gái được cô đưa về, trên chân là vết bỏng loang lổ, móng chân thì bầm dập. Con chị vừa khóc vừa kể, lớp tổ chức làm tiệc chia tay cuối cấp 2 và con bé được giao nhiệm vụ đơn giản nhất là trông nồi cháo, và không ai hiểu bằng cách nào cô bé làm đổ nguyên nồi cháo to đang sôi. “May mà đổ cả nồi cháo nhưng cháu chỉ bị bỏng nhẹ vì vung nồi và ít cháo vương rơi vào chân.” Sau sự kiện hú hồn này, chồng chị gật đầu răm rắp để chị dạy dỗ con. Anh lại càng không phản đối khi hai mẹ con đề nghị lên cấp 3 cho con vào học nội trú ở trường FPT.

Chị Thực kể, trong tuần đầu tiên, con gái có nhiều bỡ ngỡ, gần như ngày nào cũng gọi điện về cho mẹ để tâm sự. Sang tuần thứ hai trở đi, con gái chị đã quen và bắt nhịp với cuộc sống mới.

“Giờ, con gái tôi không còn gà công nghiệp nữa. Hôm về nhà cháu biểu diễn nấu món thịt kho tàu do các bác ở nhà bếp dạy. Lại còn biết dọn giường lúc ngủ dậy, biết dọn phòng cho gọn gàng trước khi lên trường. 15 năm trời vợ chồng tôi không rèn được con, mà mấy tháng lên trường lũ trẻ học nhau mà tiến bộ nhanh thế”, chị Thực phấn khởi.

Có con học cùng trường với con chị Thực, anh Nguyễn Quang (Thanh Xuân - Hà Nội) thì tự hào chia sẻ, từ ngày học nội trú, anh thấy “hoàng tử” nhà mình lớn hẳn lên. “Sáng dậy biết tập thể dục, ăn xong biết rửa bát, ngủ dậy còn gấp chăn vuông như cục gạch. Đã biết trông em, lại còn biết nhớ bố mẹ. Trước tôi nghĩ cháu chỉ biết nhớ iPad”, anh tếu táo. “Cho con đi học xa nhà, cuối tuần mới về hoá ra cũng có cái lợi. Vợ chồng có thời gian dành cho nhau. Con thì rắn rỏi ra. Đúng là một người học, cả nhà vui!”.

Việt Anh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm