"Phong thần" cho con: Khi phụ huynh Việt ưa dùng… độc dược

Cha mẹ nào càng thích khen con mình là có năngkhiếu và tự hào là con mình có tài năng bẩm sinh là vô tình hại con cực kỳnghiêm trọng, và tạo áp lực khủng khiếp lên đứa trẻ.

“Thần đồng” và “Con nhà người ta” 

Nuôi dạy con thế nào cho đúng luôn là vấn đề quan tâm muôn thủa của cha mẹ. Cách đây hơn một năm, cư dân mạng xôn xao thán phục chiến lược nuôi dạy con của một phụ huynh Việt đã đưa được con gái vào Harvard. Công chúng ngưỡng mộ một cậu bé được coi như thần đồng vì năng lực tiếng Anh xuất chúng. Mọi người chăm chú theo dõi từng bài học nuôi con của các anh chị để học được những kinh nghiệm nuôi con thành công.

Ấy vậy mà, mấy ngày nay, câu chuyện một cô bé người Canada thuê người giết cha mẹ mình (vì áp lực thành công) lại làm mọi người sững sờ nghi ngờ liệu việc đào tạo một đứa trẻ toàn diện như vậy có thực sự đúng không. Áp lực học hành để thành công liệu có nặng nề quá với con mình không? Mình có làm đúng khi để con học nhiều thế không?

Bài viết này chia sẻ quan điểm của tôi về vấn đề này.

Phản biện đầu tiên với nhận định cho con học hành/áp lực nhiều quá sẽ dẫn đến thất bại là sự nhầm lẫn về thống kê. Người ta đang khái quát hóa một kết luận dựa trên một vài hiện tượng đơn lẻ. Hàng năm trên thế giới này có bao nhiêu trường hợp trẻ em bắn giết bố mẹ hay tự tử do áp lực thành công quá nặng nề? Con số ấy chắc chắn không đến mức trở thành con số có ý nghĩa về thống kê. Báo chí đã biến một trường hợp đơn lẻ thành một khái quát rất phản khoa học là học nhiều, ngoại khóa nhiều sẽ dẫn đến việc con bị “tẩu hỏa nhập ma”.

Kết luận ngớ ngẩn người ta rút ra qua mấy vụ tự tử là lối dạy con của người châu Á có lợi ích về ngắn hạn (short term) còn lối dạy con của người châu Âu/Mỹ có lợi về mặt long-term (dài hạn). Con dạy theo kiểu Âu Mỹ sẽ sáng tạo hơn con dạy theo kiểu Á Đông. Nhận xét này rất vớ vẩn. Thứ nhất, các ông bà chưa nhìn thấy con Tây của nhiều gia đình thượng lưu ở Mỹ được giáo dục thế nào đâu nhỉ? Ở Mỹ có cái từ rất nổi tiếng là “soccer mom”, có nghĩa là mẹ “bóng đá” dành 100% thời gian cho con cái. Bọn trẻ con trung cao và thượng lưu ở Mỹ cực kỳ bận rộn. Học đủ thứ, từ văn hóa, thể thao, nhạc họa, bóng đá, lịch của chúng cũng dày đặc chả kém lịch của con các vị Á Đông cả.

Hàng năm Harvard từ chối rất nhiều học sinh Mỹ với hồ sơ điểm A tuyệt đối, SAT cao, là chủ tịch, lãnh đạo gì đó trong trường, đội trưởng đội thể thao, tài năng đầy mình, nói vài ba thứ tiếng… Những trường hợp này nếu ở Việt Nam rất dễ được tung hô vì học sinh Việt ít bạn “toàn tài” như vậy.

Vậy tại sao dân Á Đông thường được nhắc đến mà Âu Mỹ ít ai nhắc đến? Vì dân Á Đông thường là theo thế hệ thứ 1-2 và phần lớn nghèo/trung lưu vất vả nên câu chuyện thành công bao giờ cũng lấy được cảm xúc của nhiều người. Còn đối với dân Âu Mỹ chuyện “hard working- chăm chỉ” là chuyện bình thường.

Cũng không phải cứ người Mỹ là hoàn toàn miễn nhiễm với áp lực thành công lớn. Mới đây thôi Đại học Pennsylvania (nằm trong nhóm Ivy League) đã báo động về tình trạng một vài học sinh năm 1 của trường tự tử và đây được nhận định không phải là một hiện tượng hiếm lạ trong nhóm các trường hàng đầu tại Mỹ.

giáo dục, phương pháp, tư duy, Harvard, phụ huynh, năng khiếu, tài năng, Mỹ, Canada

Giáo dục con tự chiến thắng bản thân mình chứ không phải so với con nhà người khác. Ảnh minh họa

Thuyết "thiếu hụt tương đối"

Một trong những nguyên nhân sâu xa của việc sụp đổ vì áp lực thành công là hiệu ứng “thiếu hụt có tính tương đối” “relative deprivation”. Theo lý thuyết xã hội học, hiệu ứng này cho rằng người ta so sánh bản thân mình với những người trong cùng bối cảnh của mình. Ví dụ, một học sinh sẽ đánh giá mình giỏi hay không khi đối chiếu mình với những bạn học cùng lớp. Những học sinh “toàn diện/giỏi” sẽ so sánh mình với những học sinh “toàn diện/giỏi” khác chứ không so chúng với những học sinh kém. Và do vậy, lúc nào cũng sẽ có những học sinh luôn cảm thấy mình kém cỏi ngay cả khi chúng đã rất xuất sắc.

Trong giáo dục, theo nhà tâm lý học Herbert Marsh và nhà báo nổi tiếng Malcom Gladwell,  hiện tượng này được dẫn đến tình huống rất phổ biến là "Hiệu ứng Cá lớn trong Ao nhỏ", có nghĩa là sự tự đánh giá của học sinh về chính mình có quan hệ tỷ lệ nghịch với sự nổi tiếng của trường. Những học sinh giỏi có thể (cảm thấy) rất bình thường tại một môi trường toàn những học sinh xuất sắc. Việc "cảm thấy về mình" thế nào quyết định đáng kể đến động lực học tập của học sinh.

Đáng ra trở thành học sinh đứng đầu lớp tại một môi trường áp lực vừa phải, trong một môi trường toàn những người quá xuất sắc, lòng tự tôn và tự tin của những sinh viên top cuối đã bị tổn thương nghiêm trọng.

Trong nhiều trường hợp, nếu ở một môi trường vừa phải, chúng đã có thể theo đuổi ước mơ lớn của mình là trở thành một bác sĩ, một khoa học gia. Tuy nhiên, việc mất tự tin trầm trọng đã biến chúng chọn con đường dễ dàng hơn, và cuối cùng trở thành một người rất bình thường không dám theo đuổi ước mơ lớn.

Theo Nguyễn Quốc Toàn
Vietnamnet

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm