Những “đại sứ văn hóa quốc tế” tại Việt Nam

Trong một vài năm trở lại đây, lượng học sinh, sinh viên quốc tế du học tại Việt Nam cũng như các giảng viên nước ngoài tới Việt Nam làm việc không ngừng gia tăng.

Không chỉ tham gia học tập, giảng dạy, các bạn du học sinh và các thầy cô nước ngoài đã “vô tình” trở thành những “đại sứ văn hóa” làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam.

 

Không chỉ thông qua các chương trình giao lưu văn hóa quốc tế còn dần dần du nhập vào Việt Nam thông qua “con đường tiểu ngạch” là qua các du học sinh và giảng viên quốc tế. Không cùng màu da, không cùng ngôn ngữ nhưng ngoài mục đích chung là tìm kiếm, lĩnh hội và trau dồi tri thức, họ còn đem tặng chúng ta một phần văn hóa của quê hương họ.

 

Dare Adesanya John (một sinh viên đang theo học Chương trình Cử nhân Top-up (http://fbachelor.fpt.edu.vn/), (trường Đại học FPT) chia sẻ: “Trước khi sang Việt Nam, mình đã tốt nghiệp trường Cao đẳng Nigeria và đã đi làm cho một vài công ty. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc mình thấy lượng kiến thức mà mình đang có chưa đủ để phát triển tối đa sự nghiệp chính vì vậy mình quyết định tiếp tục học lên cao. Sau khi tìm hiểu và cân nhắc kĩ thì mình quyết định tới Việt Nam để theo học chương trình Cử nhân Top-up để lấy bằng Đại học Greenwich của Anh”.

 

Ngoài việc học tập, các bạn sinh viên quốc tế còn tham gia vào rất nhiều hoạt động ngoại khóa qua đó vừa được tìm hiểu thêm về văn hóa Việt Nam, vừa có thể chia sẻ những nét văn hóa đặc sắc của quê hương mình. Trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, tại chương trình Hội xuân quê chào đón năm mới Nhâm thìn, Dare Adesanya John cùng các bạn “đồng hương” của mình đã tham gia mở một gian hàng giới thiệu và bày bán các món ăn Nigeria. Các món ăn đặc sắc đậm chất Nigeria đã giúp gian hàng của Dare Adesanya John thu hút được rât đông khách tham dự.

 

Những “đại sứ văn hóa quốc tế” tại Việt Nam
Gian hàng của các bạn sinh viên Nigeria tại Hội xuân thu hút rất đông khách tham dự.

 

Thu Trang, một sinh viên của trường Đại học FPT tham dự Hội xuân chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên mình được nếm thử món thịt bò nướng Suya, món ăn đặc trưng của người Nigeria. Thông qua cách trang trí gian hàng, những bộ trang phục truyền thống mà các bạn bán hàng mặc và đặc biệt là qua các món ăn, mình như hiểu thêm được một phần nào đó văn hóa cũng như con người của đất nước Nigeria”.

 

Bên cạnh các du học sinh quốc tế, các giảng viên nước ngoài cũng góp phần không nhỏ vào việc tạo nên một nền văn hóa Việt Nam đầy mầu sắc. Thầy Hans Anderson, đến từ Mỹ, giảng dạy tại Chương trình Cử nhân Top-up (Đại học FPT) trong hơn 4 năm đã trở thành một “người bạn” thân thiết của nhiều sinh viên Chương trình Cử nhân Top-up. Hoàng Hà, một sinh viên của Chương trình Cử nhân Top-up tiết lộ: “thầy Hans rất hòa đồng và thân thiện với sinh viên. Ngoài giờ học, mình và các bạn thường nói chuyện phiếm với thầy về những chuyện ngoài lề như về các phong tục của Mỹ cũng như của Việt Nam, về con người, cách sống của hai nước…”.

 

Những “đại sứ văn hóa quốc tế” tại Việt Nam
Thầy Hans cùng một bạn sinh viên quốc tế trong một giờ học của chương trình Cử nhân Top-up.

 

Vừa nâng cao khả năng ngoại ngữ, vừa được giao lưu văn hóa là những lợi ích mà các bạn sinh viên Việt Nam nhận được khi học cùng với các bạn sinh viên, giảng viên quốc tế. Bạn Nguyễn Văn Chung (sinh viên chương trình Cử nhân Top-up) chia sẻ: “Được học cùng các bạn sinh viên nước ngoài giúp mình rất nhiều trong việc mở mang kiến thức về văn hóa quốc tế. Qua mỗi câu chuyện mà các bạn kể về quê hương mình, mình cảm thấy như đã được đi du lịch tới những vùng đất đó vậy”.   

 

Trong một “thế giới phẳng” như hiện nay, việc giao lưu, hội nhập văn hóa giữa các dân tộc đã trở thành một điều tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Các chương trình, hoạt động giao lưu văn hóa, và không thể không kể đến vai trò quan trọng của các bạn du học sinh, các giảng viên nước ngoài đã giúp văn hóa Việt Nam ngày càng trở nên phong phú và đặc sắc hơn.

 

Chương trình Cử nhân Top-up, là chương trình đào tạo CNTT liên kết được giảng dạy tại trường Đại học FPT trên cơ sở chuyển giao chương trình của Đại học Greenwich. Chương trình, giáo viên và cơ sở vật chất đã được các chuyên gia thẩm định chất lượng của Anh và trường Đại học Greenwich công nhận về chất lượng. Sinh viên theo học chương trình được công nhận là sinh viên của trường Đại học FPT và sinh viên của trường Đại học Greenwich.

 

Sinh viên kết thúc khóa học sẽ được nhận bằng Cử nhân CNTT (bằng Đại học) do trường Đại học Greenwich cấp, có giá trị toàn cầu. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể học tiếp lên Thạc sĩ, Tiến sĩ.