Nhật “xuất khẩu” giáo dục thể chất tới nước đang phát triển
Bộ Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Nhật Bản vừa cho biết kể từ năm 2014, Nhật Bản sẽ thực hiện chính sách phát triển giảng dạy nhằm phổ cập “giáo dục thể chất” tại các nước đang phát triển.
Là nước có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động giáo dục kể từ sau thế chiến, việc hỗ trợ đào tạo giáo dục thể chất sang các nước khác còn được xem là nhằm phổ biến văn hóa của Nhật Bản ra thế giới.
Bộ Giáo dục Nhật Bản cho biết trong thời gian tới sẽ có nhiều nhóm chuyên gia về giáo dục của Nhật Bản được cử sang các nước châu Á và châu Phi. Theo dự kiến, đến năm 2020, Nhật Bản sẽ “xuất khẩu” giáo dục thể chất sang 15 quốc gia đang phát triển.
Trước mắt, trong năm 2014, Nhật Bản dự kiến sẽ cử các nhóm chuyên gia tới 3-5 quốc gia. Thông qua việc phối hợp với các bộ ngành phụ trách giáo dục và ủy ban Olympic ở những nước này, hai bên sẽ phối hợp xây dựng các hướng dẫn đào tạo cụ thể.
Theo đó, các chuyên gia Nhật Bản sẽ lựa chọn những trường điểm để tiến hành đào tạo cho các giáo viên và học sinh, thời gian có thể kéo dài trong nhiều năm. Sau khi hoạt động đào tạo thể chất đã đi vào quỹ đạo, việc nhân rộng mô hình này sẽ được tiến hành ra các khu vực lân cận trường điểm, sau đó nhân rộng ra cả nước.
Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản cũng đã thực hiện quảng bá văn hóa Nhật Bản ra thế giới. Với khẩu hiệu “thể thao cho ngày mai” trong quá trình vận động đăng cai Olympic 2020, Thủ tướng Shinzo Abe cam kết cho đến năm 2020, Nhật Bản sẽ truyền tải những điều thú vị nhất về thể thao tới khoảng 10 triệu người ở trên 100 quốc gia. Theo đó, xuất khẩu giáo dục chính là "viên đạn" đầu tiên cho tiến trình này.
Bộ Giáo dục Nhật Bản cho biết ngoài xuất khẩu giáo dục, Nhật Bản còn dự kiến khoản ngân sách khoảng 1,1 tỷ yen để thực hiện kế hoạch “thể thao cho ngày mai.”
Khoản tiền này dùng để hỗ trợ các nghiên cứu sinh do Ủy ban Olympic của các nước cử sang học tập tại các trường thể thao của Nhật Bản để sau này trở về đào tạo nguồn nhân lực thể thao của những nước này.
Trên thế giới, rất ít nơi có được hệ thống giáo dục hoàn hảo như Nhật Bản khi các trường đều có các phòng tập thể thao, sân vận động nhằm cho phép học sinh vận động thể chất toàn diện.
Trong khi đó ở các nước đang phát triển, rất nhiều trường học không có sân vận động nên việc giáo dục thể chất đã bị bỏ trống.
Các chuyên gia huấn luyện thể chất Nhật Bản cho rằng việc hướng dẫn các em học sinh những động tác cơ bản và các kỹ thuật vận động trong thời kỳ còn nhỏ là hết sức quan trọng.
Bộ Giáo dục Nhật Bản cho biết trong thời gian tới sẽ có nhiều nhóm chuyên gia về giáo dục của Nhật Bản được cử sang các nước châu Á và châu Phi. Theo dự kiến, đến năm 2020, Nhật Bản sẽ “xuất khẩu” giáo dục thể chất sang 15 quốc gia đang phát triển.
Trước mắt, trong năm 2014, Nhật Bản dự kiến sẽ cử các nhóm chuyên gia tới 3-5 quốc gia. Thông qua việc phối hợp với các bộ ngành phụ trách giáo dục và ủy ban Olympic ở những nước này, hai bên sẽ phối hợp xây dựng các hướng dẫn đào tạo cụ thể.
Theo đó, các chuyên gia Nhật Bản sẽ lựa chọn những trường điểm để tiến hành đào tạo cho các giáo viên và học sinh, thời gian có thể kéo dài trong nhiều năm. Sau khi hoạt động đào tạo thể chất đã đi vào quỹ đạo, việc nhân rộng mô hình này sẽ được tiến hành ra các khu vực lân cận trường điểm, sau đó nhân rộng ra cả nước.
Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản cũng đã thực hiện quảng bá văn hóa Nhật Bản ra thế giới. Với khẩu hiệu “thể thao cho ngày mai” trong quá trình vận động đăng cai Olympic 2020, Thủ tướng Shinzo Abe cam kết cho đến năm 2020, Nhật Bản sẽ truyền tải những điều thú vị nhất về thể thao tới khoảng 10 triệu người ở trên 100 quốc gia. Theo đó, xuất khẩu giáo dục chính là "viên đạn" đầu tiên cho tiến trình này.
Bộ Giáo dục Nhật Bản cho biết ngoài xuất khẩu giáo dục, Nhật Bản còn dự kiến khoản ngân sách khoảng 1,1 tỷ yen để thực hiện kế hoạch “thể thao cho ngày mai.”
Khoản tiền này dùng để hỗ trợ các nghiên cứu sinh do Ủy ban Olympic của các nước cử sang học tập tại các trường thể thao của Nhật Bản để sau này trở về đào tạo nguồn nhân lực thể thao của những nước này.
Trên thế giới, rất ít nơi có được hệ thống giáo dục hoàn hảo như Nhật Bản khi các trường đều có các phòng tập thể thao, sân vận động nhằm cho phép học sinh vận động thể chất toàn diện.
Trong khi đó ở các nước đang phát triển, rất nhiều trường học không có sân vận động nên việc giáo dục thể chất đã bị bỏ trống.
Các chuyên gia huấn luyện thể chất Nhật Bản cho rằng việc hướng dẫn các em học sinh những động tác cơ bản và các kỹ thuật vận động trong thời kỳ còn nhỏ là hết sức quan trọng.
Theo Vietnam+