Nguy cơ từ những nhà vệ sinh thiếu... vệ sinh
Chứa đựng đến 189 loại vi trùng khác nhau, trong đó có cả những vi trùng là thủ phạm gây bệnh tiêu chảy cấp, kiết lị, sốt thương hàn, viêm đường ruột…, những nhà vệ sinh quá bẩn ở trường học đang là mối nguy cơ “lơ lửng” đe dọa sức khỏe học sinh.
Từ nhiễm khuẩn đến mắc bệnh vì… “nín nhịn”!
Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, chỉ trong vòng 7 giờ, một con vi khuẩn tồn tại trong môi trường nhà vệ sinh có thể trực phân thành 2 triệu con vi khuẩn khác. Vô số vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong môi trường này lại là tác nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như vi trùng Ecoli gây bệnh tiêu chảy cấp, vi trùng Shigella, ký sinh trùng Amibe gây kiết lị, Campylobacter Jejuni gây ngộ độc thực phẩm, các vi khuẩn Salmonella là thủ phạm gây ra bệnh sốt thương hàn và viêm đường ruột, hay vi rút EV71 gây bệnh tay chân miệng...
Nhiều nhà vệ sinh trường học không có nước sạch, cáu bẩn lâu ngày, luôn trong tình trạng nhếch nhác, ẩm ướt, mùi hôi luôn “thường trực”. Quá ngán ngại với chuyện phải chịu đựng những nhà vệ sinh thế này, hiện nay khá nhiều học sinh đã chọn giải pháp… “nín nhịn” dù mỗi buổi học luôn kéo dài từ 4-5 tiết! Theo một thống kê mới đây, chỉ riêng tại Bệnh viện Việt Đức, mỗi năm đơn vị này đã phải tiếp nhận khoảng 1.500 trẻ bị mắc các bệnh liên quan đến đường tiểu và thận. Mà nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh này ở trẻ là do việc trẻ nín nhịn quá lâu, không chịu đi vệ sinh do nhà vệ sinh trong trường quá bẩn.
Có em học sinh cho biết: “Bốn năm học ở trường nhưng em… chưa bao giờ đặt chân vào nhà vệ sinh! Nhà vệ sinh của trường hôi đến nỗi phòng học của em cách đó khá xa mà vẫn có thể ngửi thấy mùi. Em chọn cách nhịn uống nước, nhịn đi vệ sinh, khi nào về đến nhà mới đi. Nhưng kẹt một nỗi là chính vì thế nên em đâm ra rất căng thẳng, trong giờ học rất khó tập trung, cứ mong hết giờ cho nhanh”.
Tiến sĩ Lê Thị Thu Hiền – Phó trưởng phòng môi trường, cục y tế dự phòng và môi trường, Bộ Y tế còn cho biết thêm: “Nếu nín nhịn tiểu thường xuyên sẽ khiến bàng quang bị căng. Trong khi đó, lứa tuổi học sinh, nhất là học sinh tiểu học lại là lứa tuổi hiếu động, ưa chạy nhảy. Nếu bàng quang đang bị căng mà lại va chạm mạnh khi nô giỡn thì gây vỡ bàng quang, rất nguy hiểm”.
Chung tay “Cùng Vim xây nhà vệ sinh sạch khuẩn cho học sinh Việt Nam”
Trước thực trạng đáng báo động về những nhà vệ sinh trường học như thế, Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) đã tiến hành ký kết hợp tác chiến lược lâu dài với Quỹ Unilever Việt Nam mà đại diện là nhãn hàng Vim, nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng thông qua việc cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, cụ thể là thực hiện xây dựng nhà vệ sinh sạch khuẩn cho học sinh Việt Nam.
Bà Bùi Thị Thanh Huyền (Giám đốc ngành hàng chăm sóc gia đình, Công ty Unilever Việt Nam, Đại diện nhãn hàng Vim) cho biết: “Là một phần trong chương trình hợp tác chiến lược dài hạn giữa Cục Y tế Dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) và Quỹ Unilever Việt Nam mà đại diện là Nhãn hàng Vim, hoạt động này thể hiện mong muốn của chúng tôi là đóng góp nhiều hơn cho công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, mang lại một môi trường sạch khuẩn cho hơn 80 triệu người dân Việt Nam, đặc biệt là đối với học sinh Việt Nam. Đây là mục tiêu chiến lược nhãn hàng Vim trong việc giúp nâng cao điều kiện vệ sinh cho hơn 22 triệu hộ gia đình tại Việt Nam”.
Trước đó, trong năm vừa qua, nhãn hàng Vim cũng đã phối hợp với Thành đoàn TPHCM làm sạch 3000 nhà vệ sinh tại các trường học trên cả nước. “Chúng tôi đánh giá rất cao chương trình mang tính cộng đồng này và hi vọng sẽ được tiếp tục duy trì sự hợp tác với nhãn hàng Vim trong quá trình xây dựng những nhà vệ sinh sạch khuẩn cho học sinh”, Tiến sĩ Lê Thị Thu Hiền – Phó trưởng phòng môi trường, cục y tế dự phòng và môi trường, Bộ Y tế đã phát biểu.