Nâng cao năng lực đội ngũ quản lý cấp trung
Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) - ĐH FPT đã thiết kế chương trình đào tạo nhà quản lý cấp trung chuyên nghiệp (SMM) dành cho Trưởng, phó các Phòng ban, giám sát viên và những người có hoài bão trở thành lãnh đạo chuyên nghiệp, toàn diện trong tương lai.
Kết thúc chương trình, học viên sẽ được cung cấp các bộ công cụ cần thiết trong quản lý, đặc biệt công cụ phát triển Năng lực tư duy như: Self-SWOT, BSC, công cụ cân nhắc thiệt hơn để ra quyết định như Plus, Minus, Interesting; công cụ phát triển Năng lực Quản trị như: To-do-list, Delegation Log, Pareto, Inbox/In-tray Assessment; Grid Analysis, Steplader Technique; công cụ nâng cao Hiệu quả quản trị như GROW Model, 360 degree feedback…
Quản lý cấp trung là mắt xích quan trọng liên kết giữa tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo cấp cao với những người trực tiếp thực hiện. Không quá khi hình dung công việc của họ giống như nghệ sỹ đi thăng bằng trên dây bởi nó luôn đòi hỏi sự hài hòa các lợi ích chung và riêng.
“Năng lực của một quản lý cấp trung đòi hỏi cả “năng lực chuyên môn” và “năng lực quản trị”. Chẳng hạn, một trưởng phòng Kế toán thì không những giỏi nghiệp vụ kế toán mà còn giỏi quản trị đội ngũ và bộ máy kế toán của công ty; Một trưởng phòng Marketing không chỉ giỏi các công cụ Marketing mà còn phải am tường về lĩnh vực đặc thù của doanh nghiệp mình cũng như kỹ năng quản trị nhân sự. Có như thế, họ mới có khả năng quản lý tốt đội ngũ nhân viên của mình”, bà Trần Phương Lan, Phó Viện Trưởng Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) - ĐH FPT cho hay.
Theo bà Lan, đa số các nhà quản lý cấp trung đều xuất thân từ những người giỏi về chuyên môn. Và họ phải học hỏi và rèn luyện thêm “năng lực quản trị” qua quá trình làm việc. Điều quan trọng nhất của một quản lý cấp trung là năng lực “quản trị con người”. Khi họ giỏi chuyên môn, họ đã có thể tạo được sự kính nể của nhân viên. Nhưng nếu không có kỹ năng làm việc với con người tốt, họ sẽ không thể trở thành một quản lý giỏi.
Bên cạnh đó, một quản lý cấp trung giỏi còn phải rèn luyện kỹ năng “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”. Họ phải biết được công việc và hiểu được "nỗi lo" của sếp lớn cũng như bộ máy vận hành của công ty. Họ cũng chính là “cầu nối” giữa sếp lớn và nhân viên của bộ phận mình.
Với nhiệm vụ là người truyền đạt, lên kế hoạch, quản lý và biến các ý tưởng của lãnh đạo cấp cao thành hiện thực, vai trò của đội ngũ quản lý bậc trung vô cùng quan trọng đối với thành công hay thất bại của một tổ chức. Để trở thành một nhà quản lý cấp trung giỏi, người “đi trên dây” cần có công cụ giữ thăng bằng. Người làm quản lý cấp trung cũng cần có những công cụ thiết yếu để hoàn thành tốt sứ mệnh của mình.
Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) đã tổ chức nhiều khóa học cho hàng ngàn lãnh đạo doanh nghiệp, thời gian tới FSB tiếp tục triển khai các chương trình:
Thông tin chi tiết về chương trình đào tạo được đăng tải tại website của FSB. Chi tiết xem TẠI ĐÂY Hotline: 0904 922 211 (Mr Hoàng) - 0932939981 (Mr Ánh) Email: hoangn@fsb.edu.vn; anhqt@fsb.edu.vn |