Muốn thành công: Hãy dạy con biết cãi

(Dân trí) - Trẻ hay cãi bố mẹ có gọi là hư? Học sinh hay cãi thầy cô giáo có gọi là hỗn? Theo GS Tony Wagner của Đại học Harvard: “Muốn con thành công, cần dạy con biết cãi” bởi đây là kĩ năng hàng đầu trong 7 kĩ năng mềm mà một đứa trẻ nên học để giúp chúng trở nên thành công”.

Làm gì khi con “cãi bướng”?

Tại Hội thảo “Cho con quyền được cãi”, do Trường PTLC Quốc tế Gateway tổ chức ngày 7/7, một phụ huynh đã đưa ra câu chuyện con gái mình thường bướng bỉnh thế nào.

Chị cho biết, năm nay con gái mình vừa trải qua chương trình lớp 1. Bình thường con vốn cá tính nhưng có lẽ việc thay đổi môi trường học tập từ mầm non sang tiểu học khá “sốc” với con nên con thường phản kháng mạnh hơn.

Đó là hôm mẹ cháu ốm đi viện, cháu ở nhà với bà. Cháu vùng vằng và cãi lời bà ngoại vì cho rằng thức ăn bà nấu không giống mẹ. Cháu đóng sập cửa “cố thủ” một mình trong phòng, tự tắm nước lạnh và bật điều hòa 18 độ để ngủ khi bụng đói.

“Ngày hôm sau, bà ngoại trót nhỡ là ướt bộ váy cháu thích. Cháu bướng bỉnh mặc bộ đồ ướt, vừa mặc vừa khóc trong khi bà không biết giải quyết vấn đề ra sao”, phụ huynh này kể lại.

Theo GS Minh Đức, đối với trẻ, khi con cãi bướng, phụ huynh cần xét xem độ bướng thế nào, có xúc phạm người khác không. Trong bất kì tình huống nào, chúng ta phải nói “không” với bạo lực cơ thể và ngôn từ.
Theo GS Minh Đức, đối với trẻ, khi con cãi bướng, phụ huynh cần xét xem độ bướng thế nào, có xúc phạm người khác không. Trong bất kì tình huống nào, chúng ta phải nói “không” với bạo lực cơ thể và ngôn từ.

Phụ huynh Lê Thị Tuyết Mai thì đặt câu hỏi: “Làm thế nào để con trẻ nói ra suy nghĩ thật của mình? Khi chúng cãi bướng, làm thế nào để bố mẹ kiểm soát cơn giận”?

GS Nguyễn Minh Đức, nguyên Trưởng Khoa Tâm lý- Học viện Quản lý giáo dục cho biết, mình từng gặp nhiều câu chuyện trên đây và như câu hỏi của chị Tuyết Mai.

“Đối với trẻ, khi con cãi bướng, phụ huynh cần xét xem độ bướng thế nào, có xúc phạm người khác không. Trong bất kì tình huống nào, chúng ta phải nói “không” với bạo lực cơ thể và ngôn từ.

Những người con cãi bướng và hỗn, người lớn không phải phạt trẻ, đánh trẻ mà kỷ luật tích cực, kỉ luật không nước mắt, để trẻ có khoảng không gian suy nghĩ về việc mình làm và dần bình tâm lại”, GS Đức nói.

Ông chia sẻ thêm, nếu gia đình tạo môi trường an toàn, không thấy bị chê cười, các con sẽ nói ra suy nghĩ thật.

Còn đối với bố mẹ, trước cảnh con “cãi bướng”, phần lớn bố mẹ đều phát điên. Tuy nhiên, những lúc này, bố mẹ cần kiểm soát cơn tức giận theo cách giải tỏa bằng niềm vui lao động, không đổ hết mọi cảm xúc nóng giận lên đầu con.

Phụ huynh cần kiểm soát cảm xúc tốt, không nổi nóng và có hành vi thô bạo nếu không, con sẽ bị tổn thương dẫn đến cùn và chống đối phức tạp.

“Cãi”: Kĩ năng hàng đầu trong 7 kĩ năng mềm

Theo Giáo sư Tony Wagner của Đại học Harvard, “cãi” là biểu hiện của tư duy phản biện. Đây là kĩ năng hàng đầu trong 7 kĩ năng mềm

Làm gì để thúc đẩy con tôi chịu cãi khi con rất nghe lời ?

Trẻ ít lời, không cãi, thường ấp ủ tâm lý phức tạp. Có trường hợp sau này khi lên đại học, các em gặp biến cố không vượt qua được và trở nên trầm cảm.

Trường hợp này, phải xem vì sao em không nói? Có thể do bố mẹ không biết cách gợi mở, chưa truyền cảm hứng để con trở thành con người độc lập, chưa có môi trường an toàn cho trẻ khi các em muốn tâm sự”.

GS Nguyễn Minh Đức, nguyên Trưởng Khoa Tâm lý- Học viện Quản lý giáo dục.

mà mọi đứa trẻ nên học để chúng trở nên thành công.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, “cãi” thế nào để phản biện văn minh, lịch sự, để mọi người “tâm phục khẩu phục” không hề đơn giản.

Cô Nguyễn Thị Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Quốc tế Gateway dẫn chứng, từ trước đến nay, nhiều gia đình và trường học đều cho rằng trẻ “cãi” là hỗn: “Tại Việt Nam, phần lớn các trường học vẫn theo phương pháp giáo dục truyền thống: Dạy kiến thức kĩ năng để làm một công việc cụ thể, chưa chú trọng dạy học sinh cách tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề”.

Tuy nhiên, với sự biến đổi mạnh mẽ của xã hội, để thành công trong cuộc sống, học sinh cần được cung cấp cách học, cách nghĩ tự do, tự chủ, thay vì áp đặt như cách cũ. Giáo viên nên để học sinh trong trường tự phản biện để tìm ra cái sai, thay vì nhận xét chê bai”, cô Hải nói.

Phụ huynh Nguyễn thị Minh Huệ tỏ ra băn khoăn: “Về lý thuyết, phản biện là tốt. Tuy nhiên sau này ra trường, con đối mặt với khó khăn đó là “im im thì dễ” nhưng phản biện thường bất lợi. Trường hợp này con nên làm gì”?

GS Đức cho rằng, “cãi” thường có “cãi dễ thương” và “cãi bướng”. Ông lý giải: “Cách đưa ý kiến phản biện thế nào cho dễ thương. Chẳng hạn người nước ngoài luôn nói xin làm ơn, xin vui lòng, ba yêu quý… khi muốn trình bày điều gì đó, tôi tin rằng, người ngoài sẽ “tâm phục khẩu phục”.

Mỹ Hà

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm