Tư vấn tuyển sinh năm 2009:
Muốn đăng ký NV1 vào trường không tổ chức thi?
(Dân trí) - Trường nào đào tạo ngành Quản trị kinh doanh? Quy tắc làm tròn trong thi trắc nghiệm? Thắc mắc về đào tạo ở trường ĐH Hà Nội? Ngành Đông phương học có tuyển sinh khối C? Ưa thích ngành CNTT thì có nên thi vào chuyên ngành Toán-Tin?...
Trả lời:
Điểm chuẩn khối D1 của trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia HN không nhân hệ số môn ngoại ngữ.
Năm 2008, điểm chuẩn NV1 khối D1 của trường HV Ngân Hàng là 20; NV2 là 22 điểm. Mức điểm chuẩn này không nhân hệ số môn ngoại ngữ.
Hầu hết khối các trường kinh tế đều đào tạo chuyên ngành Quản trị Kinh doanh. Chẳng hạn như: ĐH Kinh tế Quốc dân; ĐH Thương Mại; ĐH Ngoại Thương; Viện ĐH Mở HN;…
Việc liệt kê điểm chuẩn của từng trường là rất nhiều và khó có thể bao quá hết trong nội dung bài viết. Thời gian tới Dân trí sẽ cung cấp toàn cảnh điểm chuẩn năm 2008 khi đó em sẽ có cái nhìn toàn diện hơn. Em chịu khó chờ nhé.
Em không biết quy tắc làm tròn điểm trong chấm thi ĐH-CĐ năm nay như thế nào? Những môn trắc nghiệm 50 câu (Lí, Hóa Sinh) thì những điểm lẻ như 0.2 ; 0.4 : 0.6 và 0.8 được quy tròn như thế nào?( chung21121991@gmail.com)
Đúng là thang điểm mỗi câu trắc nghiệm là như nhau nên nếu lấy thang điểm từng câu nhân với số lượng câu trả lời đúng thì có thể đưa ra điểm lẻ như em nêu trên.
Tuy nhiên, phần mềm chấm thi trắc nghiệm có một thuật toán quy tròn để điểm thi của thí sinh chỉ lẻ 0,25; 0,5 và 0,75. Việc quy tròn như thế nào sẽ do máy tính tự động làm trong quá trình quy đổi từ tháng điểm 100 sang thang điểm 10. Theo thuật toán này thì sẽ căn cứ số lượng dao động câu hỏi đúng trong một phạm vi hẹp để xác định để quy tròn lên hay quy tròn xuống.
Đại học Hà Nội đào tạo chương trình học ở tất cả các khoa, ngành hoàn toàn bằng tiếng anh có phải không? Nếu học sinh dù đã đỗ vào trường nhưng kiến thức tiếng anh vẫn chưa đủ để học thì nhà trường có những biện pháp gì hay không? Em thấy không phải học sinh nào học hết cấp 3 cũng có khả năng nói tiếng anh thành thạo, đủ để có thể học ví dụ như kế toán, tài chính ngân hàng ( ĐH Hà Nội cũng có đào tạo ngành này ).( khanhyeubaby@yahoo.com)
Trước hết cần phải lưu ý không phải ngành nào của trường ĐH Hà Nội cũng đào tạo bằng tiếng anh hết. Chỉ có các chuyên ngành liên quan như ngành Tiếng Anh, Khoa học máy tính, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính- Ngân hàng, Quốc tế học và Du lịch thì sẽ giảng dạy bằng tiếng anh.
Sở dĩ các ngành này giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng anh là do xu hướng đặc thù của trường là đào tạo ngoại ngữ và nhu cầu xã hội đối với ngôn ngữ này ngày càng gia tăng.
Em không nên lo lắng, vì thực tế thí sinh trúng tuyển vào trường sẽ có ít nhất 1 năm để học và nâng trình độ ngoại ngữ của mình trước khi bước vào chuyên ngành chính. Trong khoảng thời gian này sinh viên chủ yếu học nghe, nói, cấu trúc…để có thể đáp ứng được việc học chuyên ngành sau này.
Đại học khoa học xã hội và nhân văn có tuyển sinh ngành Đông Phương học khối C không? Ngành Việt Nam học là ngành gì? Sau này ra trường sẽ làm gì? Ở cơ quan nào?(conan_mayano2000@yahoo.com)
Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc ĐH Quốc gia có đào tạo chuyên ngành Đông Phương học và thi tuyển ở khối C và D.
-Ngành Việt Nam học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt các kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thiết thực về Việt Nam học (và cả tiếng Việt trong trường hợp sinh viên là người nước ngoài).
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đi sâu nghiên cứu và giảng dạy về Việt Nam học; hoặc trở thành hướng dẫn viên cho ngành du lịch; hoặc làm việc trong các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong và ngoài nước Việt Nam.
Điều kiện để học cùng lúc hai chuyên ngành của một trường thì Dân trí đã trả lời ở các bài tư vấn trước đây, em chịu khó tra cứu lại để đọc nhé.
Việc trường ĐH Công nghiệp TPHCM không thông báo chi tiết chỉ tiêu của từng ngành cũng là chuyện bình thường. Rất nhiều trường đều sử dụng phương án này.
Việc phân bổ chỉ tiêu từng ngành của các trường này sẽ được xác định dựa trên tiêu chí chất lượng thí sinh đăng ký dự thi đầu vào để đảm bảo làm sao đầu vào là tốt nhất. Cụ thể: Nếu nhiều thí sinh đăng ký vào ngành B đều có điểm cao thì chỉ tiêu sẽ được phân bổ nhiều hơn và ngược lại. Việc phân bổ chỉ tiêu từng ngành phải đảm bảo không vượt quá tổng chỉ tiêu được giao.
Theo Ban tư vấn, nếu em đam mê ngành CNTT thì ngành Toán-Tin không đáp ứng được nhu cầu này. Ngành Toán-Tin sẽ đào tạo chuyên sâu về toán bằng cách ứng dụng tin học.
Khoa Toán - Tin trường ĐH Khoa học tự nhiên nhằm đào tạo những cử nhân khoa học có kiến thức chuyên sâu về Toán ứng dụng, Tin học và có khả năng áp dụng kiến thức Toán học-Tin học vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội. Trong quá trình học tập, sinh viên được trang bị những kiến thức đại cương về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và những kiến thức cơ bản về Toán ứng dụng-Tin học, đồng thời trang bị những kiến thức cơ sở của ngành và bước đầu đi sâu vào chuyên ngành.
Sinh viên có khả năng xây dựng mô hình toán học cho các bài toán thực tế, sử dụng thành thạo một số ngôn ngữ lập trình, các kiến thức về thuật toán và công nghệ phần mềm. Sinh viên năm cuối có thể tham gia các hướng nghiên cứu về Toán ứng dụng và Tin học đang được triển khai tại Khoa.
Sinh viên tốt nghiệp đủ năng lực giảng dạy Toán-Tin tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông, hoặc làm việc tại các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất và kinh doanh có sử dụng kiến thức Toán ứng dụng và Tin học, các công ty lập trình, gia công phần mềm, hay phân tích thiết kế hệ thống. Số liệu thống kê cho thấy cơ hội việc làm cũng như mức thu nhập của sinh viên ngành Toán-Tin ứng dụng sau khi tốt nghiệp là rất cao. Sinh viên sau khi tốt nghiệp, nếu có đủ điều kiện, có thể được đào tạo tiếp ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ hoặc chuyển tiếp học tập ở nước ngoài.
- Với mức điểm từ 18-20 em có thể đăng ký dự thi ở nhiều trường “top giữa” khác nhau như ĐH Công Đoàn; ĐH Thương Mại; ĐH Khoa học tự nhiên; ĐH Mỏ địa chất…
Không có khái niệm trường CĐ Bách khoa HN mà chỉ có khái niệm hệ CĐ của trường ĐH Bách khoa Hà Nội mà thôi.
Đối với hệ CĐ của trường Bách khoa có hai chỉ tiêu: Chỉ tiêu chính quy đào tạo trực tiếp tại trường và chỉ tiêu dành đào tạo theo liên kết.
Đối với chỉ tiêu hệ chính quy đào tạo trực tiếp tại trường thì không tổ chức thi tuyển mà chỉ xét tuyển trực tiếp từ những thí sinh tham dự ở hệ ĐH nhưng chưa trúng tuyển.
Đối với chỉ tiêu đào tạo theo liên kết sẽ tổ chức thi tuyển. Nhà trường không bán hay nhận hồ sơ ĐKDT mà để đăng ký dự thi thí sinh phải chủ động liên hệ với các cơ sở liên kết đào tạo.
Sinh viên tốt nghiệp hệ CĐ của trường Bách Khoa hoàn toàn có cơ hội học lên bậc ĐH của trường bằng hình thức liên thông hoặc học theo hệ hoàn chỉnh kiến thức.
Đối với các trường không tổ chức thi thí sinh vẫn hoàn toàn có thể đăng ký trực tiếp NV1 vào trường (hoặc các hệ CĐ của các trường ĐH) bằng cách sử dụng đồng thời mục 2,3 trong hồ sơ ĐKDT.
Người ta thường gọi cách làm này là đăng ký dự thi nhờ ở một trường có tổ chức thi để xét tuyển vào trường không tổ chức thi.
Khi điền thông tin mục 2 và 3 em cần lưu ý: Mục 2 ghi rõ tên trường đăng ký dự thi nhờ (là trường có tổ chức thi), mã trường, khối thi và bỏ trống mục mã ngành.
Mục 3 ghi tên trường đăng ký muốn theo học NV1, Mã trường, Khối thi và mã ngành.
Với cách làm này thì kết quả thi của em sẽ được chuyển về trường em ghi ở mục 3 để xét tuyển NV1 của trường ứng với ngành em đăng ký.
Ban Tư vấn Tuyển sinh