MBA Benedictine ngày càng hấp dẫn học viên Việt Nam

Cho đến nay, chương trình đào tạo liên kết Thạc sĩ thông qua hai chuyên ngành: Quản trị Tài chính và Quản trị Nguồn nhân lực giữa ĐH Benedictine với ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã tuyển được 351 học viên, trong đó có 127 học viên đang theo học và 186 học viên đã tốt nghiệp.

Thực tế ấy cho thấy, MBA Benedictine ngày càng hấp dẫn đối với người học ở Việt Nam vì nhiều lợi ích vượt trội. 

Trước khi đi đến quyết định học MBA của Benedictine tại ĐH Kinh tế, ai cũng có cả quá trình tham khảo giữa một rừng thông tin về các chương trình đào tạo liên kết quốc tế ở Việt Nam. Nhưng, cuối cùng MBA của Benedictine vẫn là chương trình được nhiều người lựa chọn. Một loạt những học viên của Benedictine như Trần Văn Minh (CEO tại JVQ JSC), Hoàng Hữu Sơn (Chủ tịch HĐQT Công ty CP BĐS Dầu Khí Việt Nam), Dương Văn Hồng (TGĐ, Tổng công ty Cơ khí XD)… đã từng chia sẻ rằng, chính sự tin tưởng vào uy tín hai trường đại học: ĐH Benedictine và ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã khiến mọi người lựa chọn chương trình.

Uy tín của Đại học Kinh tế (ĐH Quốc gia Việt Nam) được khẳng định ở sức trẻ với sự năng động mà vững vàng trên con đường đổi mới giáo dục mà ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đang theo đuổi. Trong khi đó, ĐH Benedictine - Mỹ là một trường ĐH công lập có 126 năm phát triển ở Lislie, Illinois, Chicago. ĐH Benedictine đang được xếp hạng thứ 2 tại bang Illinois về chất lượng các chương trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo thạc sĩ. Trường cũng được Báo cáo U.S. News and Worlds năm 2009 xếp hạng hàng đầu tại khu vực Trung và Bắc Mỹ về khả năng hấp dẫn sinh viên Quốc tế. Các chương trình đào tạo của trường cũng được hiệp hội Các trường Đại học miền Bắc và Trung Hoa Kỳ kiểm định và đảm bảo chất lượng đào tạo.
 
Anh Bùi Cao Sơn.
Anh Bùi Cao Sơn.

Trước khi học MBA của Benedictine, anh Bùi Cao Sơn - cựu học viên khoá 1 là phó giám đốc một doanh nghiệp. Nhưng sau khi hoàn thành khóa học MBA của Benedictine, anh Sơn đã mạnh dạn đứng ra thành công ty của mình với cương vị là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty. Đây là sự thay đổi lớn trong sự nghiệp của anh Sơn khi anh đã nhận được những lợi ích rất thiết thực trong phương pháp học tập mà MBA của Benedictine mang lại. Anh Sơn chia sẻ: “Phương pháp học tại MBA của Benedictine có rất nhiều điểm khác biệt so với các chương trình học khác ở Việt Nam. Đấy là việc các học viên phải học chủ động, tự nghiên cứu từ các nguồn tài liệu khác nhau và phong phú chứ không chỉ là từ giáo trình. Mỗi học viên có một account để vào thư viện của trường Benedictine tại Hoa Kỳ để tìm tài liệu nghiên cứu và có thể lấy tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau trong nước. Đặc biệt, khi các giảng viên nước ngoài hay trong nước giảng dạy thì đều có sự tương tác với học viên chứ không phải là một chiều. Hơn nữa, trong suốt quá trình học, chúng tôi học được phương pháp làm việc Teamwork - làm việc nhóm. Bất cứ môn học nào chúng tôi cũng phải làm bài theo nhóm, từ đó phát triển kỹ năng làm việc nhóm”. 

Anh Mã Tiến Dũng.
Anh Mã Tiến Dũng.

Trong khi đó, anh Mã Tiến Dũng - chuyên viên cao cấp làm việc tại Viettelmobile lại liệt kê một loại lợi ích trực tiếp khiến anh chọn MBA của Benedictine, sau khi đã tìm hiểu rất nhiều chương trình đào tạo quốc tế tại Việt Nam: “Thực sự, ban đầu tôi cũng tìm hiểu rất nhiều trong các forum đánh giá về các trường và các chương trình liên kết. Sau khi tìm hiểu thì tôi quyết định chọn lọc chương trình liên kết của Benedictine và ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) vì ở chương trình này có những ưu điểm vượt trội về: khung giờ học, khối lượng chương trình, học phí và chất lượng”. Theo anh Dũng, khung giờ học ở đây là ngoài giờ hành chính và cuối tuần - phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt đối với những người đang làm quản lý. Còn khối lượng chương trình thì rất hợp lý: 16 môn học cho hai chuyên ngành Quản trị tài chính và Quản trị nguồn nhân lực. Trong khi đó, với thời gian đào tạo không quá dài - 18 tháng mà chất lượng chương trình luôn được đảm bảo với việc các học viên được tiếp nhận một phương pháp đào tạo hiện đại mà hiệu quả từ các giảng viên uy tín, (gồm GS, TS đến từ ĐH Benedictine (50% số môn) và các Tiến sĩ Việt Nam tốt nghiệp các trường đại học quốc tế (50% số môn)). Bên cạnh những yếu tố đó, anh Dũng đặc biệt nhấn mạnh đến học phí.

“Nếu so với du học nước ngoài thì hình thức du học tại chỗ này tiết kiệm được rất nhiều chi phí mà học viên chúng tôi vẫn học tập được kiến thức tốt cùng với tấm bằng danh giá có giá trị toàn cầu của ĐH Benedictine” - anh Dũng nói.

Hiện nay, chương trình liên kết giữa ĐH Benedictine, Mỹ với trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đang tuyển sinh khoá học mới và dự kiến sẽ khai giảng khoá học vào tháng 1 năm 2014.

Để tìm hiểu kỹ hơn thông tin về chương trình, các học viên quan tâm xin vui lòng liên hệ với trung tâm để hiểu kỹ hơn về những lợi ích chương trình mang lại.

Mọi thông tin xin liên hệ:

Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Quốc tế (CITE)

Phòng 106 - Nhà E4, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN

144 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội

Điện thoại: 04 3754 9901, Hotline: 0947 004 809

Email: cite_ueb@vnu.edu.vn. Website: www.cite.edu.vn