Logistics: Ngành "hot" nhưng khan hiếm nhân lực

Trường Thịnh

(Dân trí) - "Khát" nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với bối cảnh Logistics tại Việt Nam, cơ sở đào tạo cùng doanh nghiệp cần làm gì trong cuộc đua Logistics toàn cầu?

Sáng 16/7, trường Cao đẳng FPT Polytechnic HCM tổ chức tọa đàm "Xu hướng phát triển ngành Logistics", đồng thời ra mắt chuyên ngành Logistics và tổ chức ký kết hợp tác chiến lược cùng các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Tham gia sự kiện này, về phía FPT Polytechnic HCM có thầy Trần Vân Nam - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic, Giám đốc FPT Polytechnic HCM, thầy Trần Duy Phong - Trưởng Ban Đào tạo FPT Polytechnic HCM cùng các chủ nhiệm bộ môn, sinh viên FPT Polytechnic.

Về phía doanh nghiệp, có sự tham gia của ông Nguyễn Trung Xuân - CEO Công ty TNHH Tiếp vận hàng hóa Legend, ông Phạm Văn Hoàng - CEO Công ty TNHH FastShip Việt Nam, ông Vũ Minh Nhật CEO Công ty Cổ phần Koina Logistics, ông Dương Quang Duy - COO Công ty Cổ phần Bưu vận Nội địa và Quốc tế Đông Dương,…

Logistics: Ngành hot nhưng khan hiếm nhân lực - 1
Tọa đàm "Xu hướng phát triển ngành Logistics" đã thu hút hơn 13 đơn vị Logistics.

Số hóa Logistics - Càng khát nguồn nhân lực

Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh kéo theo yêu cầu về Logistics tăng cao cả các về hiệu suất và chất lượng. Trong đó, chuyển đổi số để đảm bảo hệ thống vận hành liên tục đang là vấn đề nhức nhối của khá nhiều doanh nghiệp khi nhân sự thực tế chưa thể đáp ứng yêu cầu phát triển này.

Mặc dù ai cũng hiểu lợi ích số hóa đem lại cho doanh nghiệp là không thể đong đếm, tuy nhiên, để thực sự số hóa, doanh nghiệp cần đội ngũ vận hành, nhân sự có kiến thức, kỹ năng phù hợp là yếu tố then chốt tại thời điểm này.

Chia sẻ tại tọa đàm, ông Vũ Minh Nhật - CEO Công ty Cổ phần Koina Logistics cho biết: "Nhân sự trái ngành, trái nghề để họ làm tốt việc cũng cần thời gian tới 12 tháng, nếu thực hiện chuyển đổi số, thực sự vô cùng khó khăn. Nghiệp vụ kia chưa tốt đã phải đào tạo tiếp nghiệp vụ mới, thậm chí có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động chung của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nguồn nhân lực trong thời gian tới đây được các doanh nghiệp Logistics vô cùng kỳ vọng có thể tạo nên những đột phá trong quá trình chuyển đổi số."

Logistics: Ngành hot nhưng khan hiếm nhân lực - 2
Ông Vũ Minh Nhật khẳng định, cơ hội nghề nghiệp với ngành Logistics đang rất lớn.

Tuy nhiên, trước những khó khăn về cơ sở hạ tầng; máy móc, thiết bị chưa phát triển đồng bộ; mức độ ứng dụng công nghệ chưa cao, tốc độ xử lý đơn hàng chưa nhanh… các doanh nghiệp đều kỳ vọng có thể "nâng cấp" nhân sự cả về chất lượng lẫn số lượng.

Đa số nhân lực Logistics xuất thân "trái ngành, trái nghề"

Theo báo cáo Logistics 2021 của Bộ Công thương, từ nay tới năm 2025, Việt Nam cần hơn 1 triệu nhân lực chuyên ngành Logistics được đào tạo bài bản, chuyên sâu, đáp ứng tốt nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Với con số trên, có thể thấy rằng hiện nhu cầu tuyển dụng nhân sự Logistics đang ở mức đáng báo động ra sao.

Theo ông Dương Quang Duy - COO Công ty Cổ phần Bưu vận Nội địa và Quốc tế Đông Dương, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, nhu cầu về nguồn nhân lực Logistics có chuyên môn nghiệp vụ, khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng ứng dụng văn phòng hiệu quả ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, tình trạng thực tế về nhân sự lại đang tạo nên những bài toán mới cho doanh nghiệp.

Từ quá trình tuyển dụng nhân sự Logistics, bà Nguyễn Ngọc Hương - Brand Manager LCL Công ty Cổ phần ECU Worldwide Việt Nam cho biết thêm: "Nhân sự Logistics hiện tại có xuất thân chủ yếu từ ngành kinh tế, ngoại ngữ, thương mại… số lượng học đúng ngành, làm đúng nghề chỉ chiếm phần nhỏ. Không những cần thời gian, chi phí để đào tạo nghiệp vụ, mà còn có thể ảnh hưởng chung đến quy trình hoạt động, tiến độ của các bộ phận khác trong doanh nghiệp".

Logistics: Ngành hot nhưng khan hiếm nhân lực - 3
Bà Nguyễn Ngọc Hương kỳ vọng vào mối liên kết giữa Nhà trường & Doanh nghiệp sẽ đem tới những dấu hiệu tích cực cho sự phát triển ngành Logistics.

Thực tế, ngay từ khâu tuyển thực tập sinh Logistics, không ít doanh nghiệp "khẩn trương" tới mức sẵn sàng tuyển dụng, trả lương cho thực tập sinh như một nhân viên chính thức để kịp thời bổ sung nhân sự, đảm bảo quy trình hoạt động. Cơn khát nguồn nhân lực càng rõ nét trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phục hồi với tốc độ chóng mặt hiện nay.

Doanh nghiệp đặt kỳ vọng vào chương trình đào tạo Logistics của FPT Polytechnic

Chính thức ra mắt chuyên ngành Logistics và bắt đầu đào tạo từ tháng 09/2022, FPT Polytechnic kỳ vọng thông qua sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp sẽ là bước đi quan trọng để cập nhật kịp thời chương trình đào tạo, hay có những thay đổi phù hợp với xu hướng chung của ngành Logistics.

Chia sẻ về chuyên ngành Logistics tại FPT Polytechnic, thầy Trần Vân Nam - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic, Giám đốc FPT Polytechnic HCM cho biết: "Chương trình này được nghiên cứu, xây dựng dựa trên bối cảnh thực tế của nền kinh tế và nhu cầu của các doanh nghiệp Logistics. Với sự giúp đỡ, đồng hành của các doanh nghiệp, tôi tin rằng, chuyên ngành Logistics tại FPT Polytechnic sẽ sớm mang tới những đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành và đặc biệt là mang tới nguồn nhân lực phù hợp mà các doanh nghiệp đang chờ đợi".

Logistics: Ngành hot nhưng khan hiếm nhân lực - 4
Thầy Trần Vân Nam - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic, Giám đốc FPT Polytechnic HCM.

Với thời gian đào tạo 2 năm 4 tháng (tương đương 7 học kỳ), cùng 70% thời lượng là thực hành, sinh viên theo học chuyên ngành Logistics tại FPT Polytechnic sẽ có cơ hội tích lũy kinh nghiệm thông qua các dự án có tính thực tế cùng các chuyến tham quan, các hoạt động kết nối doanh nghiệp, thậm chí là những dự án được doanh nghiệp "đặt hàng" tại Xưởng thực hành. Như vậy, sinh viên vừa có sự đồng hành của giảng viên, vừa được hướng dẫn bởi doanh nghiệp.

Logistics: Ngành hot nhưng khan hiếm nhân lực - 5

Ngay sau khi kết thúc Tọa đàm, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic cùng các doanh nghiệp Logistics đã tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực.

Đánh giá về khung chương trình đào tạo chuyên ngành Logistics do FPT Polytechnic thực hiện, ông Nguyễn Quang Huy - COO Công ty Cổ phần Bưu vận Nội địa và Quốc tế Đông Dương nhận định: "Tôi đánh giá cao chiến lược của Nhà trường và khung chương trình chuyên ngành Logistics. Đặc biệt, tôi thấy thời lượng thực hành dành cho sinh viên khá lớn, không chỉ giúp các bạn nhanh chóng nắm bắt công việc mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian đào tạo sau khi tuyển dụng."

Năm 2022, Cao đẳng FPT Polytechnic tuyển sinh chuyên ngành Logistics tại cơ sở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh & Cần Thơ. Thông tin chi tiết xem tại đây.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm