Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục:

“Không phải cứ giáo viên đánh vào tay học sinh là phạt 30 triệu đồng”

(Dân trí) - Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh Tra Bộ GD&ĐT cho biết, xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục, không có chuyện “phạt nguội” như giao thông. Khi xử phạt phải xem xét đâu là động cơ, hành vi, mục đích chứ không phải cứ “đè” ra phạt, không phải cứ giáo viên đánh vào tay học sinh là phạt 30 triệu đồng”.

Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo đang được lấy ý kiến.

Có lạm dụng để “đè” giáo viên ra xử phạt?

Theo dự thảo Nghị định, tổ chức, cá nhân có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học bị phạt 10-20 triệu; xâm phạm thân thể người học 20-30 triệu đồng. Đi kèm mức phạt này, người vi phạm phải xin lỗi công khai, nếu là giáo viên có thể bị đình chỉ dạy từ 1-6 tháng.

Quy định này đã gây ra nhiều ý kiến trong giáo viên, như vậy là sẽ có chuyện lạm dụng để “đè” giáo viên ra xử phạt?

Cô giáo Bích Phượng (Hà Nội) cho rằng, Nghị định cần xác định rõ hành vi nào là xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người học. Một câu mắng học sinh cũng xử phạt thì ai dám đi dạy nữa. Nếu đưa ra quy định phạt như vậy thì giáo viên chả ai dám có ý kiến với học sinh.

Theo ý kiến nhiều giáo viên, không phải học sinh nào cũng ngoan, nghe lời thầy cô. Thậm chí, nhiều em hư, mắng chửi cô. Chả nhẽ, vì lo phạt tiền cô không dám nói lại gì sao, thế làm sao mà dạy được học sinh.


Theo Dự thảo Nghị định: Giáo viên đánh học sinh có thể bị phạt 30 triệu

Theo Dự thảo Nghị định: "Giáo viên đánh học sinh có thể bị phạt 30 triệu"

Không có chuyện "phạt nguội" như giao thông

Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh Tra Bộ GD&ĐT cho biết, Nghị định số 138/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục được ban hành năm 2013. Sau 5 năm, Nghị định đã bộc lộ rõ những bất cập và tình hình thực tiễn có nhiều thay đổi đòi hỏi phải sửa chữa, bổ sung.

Dự thảo Nghị định mới cần bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong

Ông Nguyễn Huy Bằng cho biết: "Theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, các tổ chức cá nhân có liên quan hành vi vi phạm trên lãnh thổ Việt Nam đều có thể bị xử phạt. Tuy nhiên, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính quy định cán bộ, công chức, viên chức đang thi hành công vị thì không bị xử phạt hành chính mà áp dụng pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức”.

lĩnh vực giáo dục và pháp luật có liên quan, quan sát tình hình thực tế và đặc thù giáo dục, bảo đảm tính khả thi.

Mục đích ban hành Nghị định này, trước hết để cho các chủ thể liên quan đến giáo dục thấy việc nào không được làm, nếu làm sẽ có nguy cơ bị phạt thế nào để tránh, chứ không chỉ nhằm để phạt nhiều.

Đối với, mức phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học bị phạt 10-20 triệu; xâm phạm thân thể người học 20-30 triệu đồng…

Ông Bằng cho rằng, bên cạnh mức xử phạt giáo dục còn có quy định đối với phụ huynh, nếu xúc phạm giáo viên cũng bị xử phạt theo quy định như vậy. Đây là công cụ để cảnh báo, để bảo vệ giáo viên, để không vi phạm nặng hơn nữa.

Tuy nhiên, ông Bằng cho rằng, thực tế, giáo viên đi dạy cũng không tránh khỏi việc nổi nóng, quát học sinh…hình thức vi phạm tới mức độ nào, phạt như thế nào đều phải xem xét một cách cụ thể.

Trước đây Nghị định 138 đã nêu rất rõ về xử phạt các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học bị phạt, nay ban soạn thảo cũng đã cân nhắc rất kỹ, cụ thể hơn, phân biệt rõ hành vi, xúc phạm danh dự nhân phẩm và xâm phạm thân thể. Ví dụ: người ta nói xúc phạm danh dự, có thể chửi bới, nói to nhưng trong luật không thể quy định cụ thể là chửi được; hay cô giáo véo tai học sinh quy định cụ thể phạt bao nhiêu tiền được?

Ngày xưa giáo viên cầm thước vụt vào tay học trò, giờ không khuyến khích, nhưng không có nghĩa ngày nay giáo viên cầm thước đánh vào tay học sinh lại bị phạt 30 triệu. Trong khi đó, quy định hiện nay lại không chấp nhận việc tác động thân thể học sinh.

Có một hình thức nữa đã xảy ra trong thực tế, là cô không đánh học sinh, nhưng cho 3-4 học sinh lên tát vào mặt bạn hay liếm ghế…thì phải phạt nặng, phải hạn chế, một sự việc gây bức xúc cho xã hội rất lớn với một hành vi không chấp nhận được. Dự thảo Nghị định đã tăng mức phạt với hành động động này. Chính vì vậy, cần có tập huấn kỹ cho người có thẩm quyền xử phạt như thanh tra giáo dục, UBND các cấp…

Theo ông Bằng, trong xử phạt hành chính giáo dục, không có chuyện “phạt nguội” như giao thông. Khi xử phạt cũng phải xem xét đâu là động cơ, hành vi, mục đích chứ không phải cứ “đè” ra phạt, không phải cứ giáo viên đánh vào tay học sinh là phạt 30 triệu.

"Trong dự thảo, việc quy định mức phạt chỉ là một biện pháp tác động. Bên cạnh đó còn biện pháp xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả nên đã cân nhắc thay đổi. Có hành vi nâng mức phạt, có hành vi giảm mức phạt. Theo Luật xử lý vi phạm hành chính thì mức phạt cao nhất đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức là 100 triệu đồng. Tuy nhiên, trong dự thảo chưa có hành vi nào dự kiến áp dụng mức cao nhất này" - ông Bằng cho hay.

Ông Bằng cho rằng, về mặt thực tiễn từ các địa phương và các cơ sở giáo dục cho thấy, Nghị định 138 bộc lộ nhiều bất cập như: Mức phạt tiền của một số hành vi không có tính răn đe; thiếu một số biện pháp khắc phục hậu quả; thiếu một số hành vi; một số hành vi chưa rõ ràng…

Đây là nguyên nhân dẫn đến tình hình vi phạm pháp luật về giáo dục diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục (ví dụ như: Tổ chức hoạt động giáo dục không được cấp phép; xác định chỉ tiêu tuyển và tuyển sinh không đúng quy định; tình trạng lạm thu; dạy thêm học thêm không đúng quy định; bạo hành trẻ em; tư vấn du học, quản lý, cấp phát văn bằng chứng chỉ sai quy định…). Nghị quyết 63 của Quốc hội cũng nhấn mạnh việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giáo dục và đào tạo.

Hồng Hạnh