Khối ngành STEM đang chiếm lĩnh toàn cầu với mức lương khủng

Không phải khối ngành Kinh tế như nhiều người lầm tưởng mà chính là những nghề nghiệp thuộc mô hình giáo dục STEM (viết tắt của Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) đang dẫn đầu top 10 nghề nghiệp được trả lương cao nhất tại Mỹ (trung bình $110,000/năm) theo thống kê của tổ chức Glassdoor.

Khối ngành STEM đang chiếm lĩnh toàn cầu với mức lương khủng - 1

Liệu Việt Nam có đang đi ngược xu hướng?

Theo dự đoán của tạp chí Forbes, Mỹ đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lên đến 2,4 triệu nhân công ngành STEM vào năm 2018. Tương tự, tại Úc, nhu cầu nhân lực mảng Kỹ thuật, Khoa học và Công nghệ tăng 25% các năm gần đây và vẫn đang gặp phải vấn đề thiếu hụt kỹ sư, công nhân lành nghề. Tuy nhiên, trái ngược với xu hướng lao động tại các nước phát triển kể trên, tại Việt Nam, khối ngành kinh doanh đang được ưu ái lựa chọn và đào tạo, vượt xa hẳn những ngành thuộc khối công nghệ, kỹ thuật. Theo số liệu thống kê những năm gần đây của Bộ GD-ĐT, nhóm ngành kinh doanh có số thí sinh đăng ký xét tuyển nhiều nhất với trên 80.000 thí sinh (năm 2017). Bên cạnh đó, theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, khối các ngành thuộc về kinh tế sẽ chiếm đến 40% tổng nhu cầu tuyển dụng năm 2017.

Đổi mới hoặc lụi tàn

Xương sống của một nền kinh tế nằm ở sự đổi mới (innovation) và khối ngành STEM/STEAM là nhân tố chính tạo ra sự đổi mới. Đơn cử, những tiến bộ trong khoa học – kỹ thuật sẽ biến đổi hoàn toàn nền công nghiệp và thay đổi thế giới mãi mãi. Hãy nhớ về một nước Mỹ sửng sốt khi nhận tin Nga phóng vệ tinh đầu tiên trên thế giới – Sputnik vào không gian năm 1957, khởi động “cuộc chiến không gian” giữa hai cường quốc. Hiện nay, cuộc “Cách mạng Công nghiệp 4.0” đang diễn ra, mang đến những cơ hội mới nhưng cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức. Ông Mark Zuckerberg, CEO Facebook từng phát biểu: “Vào thế kỷ trước, nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào tài nguyên thiên nhiên và sức lao động chân tay. Trong tương lai, nền kinh tế sẽ được dẫn dắt chính bởi tri thức và các ý tưởng. Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học sẽ trở nên thực sự quan trọng với tất cả chúng ta trong tương lai ấy. Tôi cũng cho rằng Công nghệ trao cho chúng ta cơ hội tuyệt vời để giải quyết những vấn đề cơ bản mà xã hội đang đối mặt.”

Khối ngành STEM đang chiếm lĩnh toàn cầu với mức lương khủng - 2

Tất cả điều này dẫn chúng ta đến một câu hỏi quan trọng: Nền giáo dục trẻ em hôm nay liệu đã đủ để chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai của các em trong một “thời đại người máy” và trí tuệ nhân tạo?

Giải mã sức mạnh của giáo dục STEM/STEAM

Phương pháp STEAM (Science – Technology – Engineering – Arts – Mathematics) là viết tắt của Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học. Đây là phương pháp được giới thiệu lần đầu tiên tại Mỹ tiếp bước trên nền tảng phương pháp STEM nổi tiếng (có thêm môn Arts – Nghệ thuật). Mô hình giáo dục STEM/STEAM giảng dạy theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) - trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Theo các nhà giáo dục, thay vì dạy các môn học một cách tách biệt như giáo dục truyền thống, STEM/STEAM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế.

Khối ngành STEM đang chiếm lĩnh toàn cầu với mức lương khủng - 3

Có thể nói, đẩy mạnh và khuyến khích giáo dục STEM/STEAM chính là giải pháp tối ưu cho tương lai Việt Nam. Hiện nay, phương pháp STEM/STEAM đã được giới thiệu và giảng dạy tại Việt Nam với nhiều hình thức đa dạng. Đáng kể và tiên phong nhất có thể là mô hình giảng dạy Tiếng Anh thông qua STEAM – STEAM English của Trung tâm Anh ngữ AEG. Với sự kết hợp này, học sinh sẽ được rèn luyện tiếng Anh thông qua những bài học, thí nghiệm, dự án mang tính ứng dụng của 5 môn học STEAM được khéo léo lồng ghép. Theo các chuyên gia giáo dục STEM/STEAM tại AEG, đây là phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả cho trẻ em, giúp trẻ trang bị nền tảng ngôn ngữ vững chắc cho các giai đoạn giáo dục chuyên sâu cũng như phát triển óc sáng tạo, tư duy độc lập và các kỹ năng mềm cho thời đại “Cách mạng công nghiệp 4.0”, hơn là học ngoại ngữ như một môn học độc lập.

H.Linh