Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử
(Dân trí) - Theo hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử của Bộ GD-ĐT thì chương trình không phân ban sẽ có hướng dẫn chi tiết từng thời kỳ đối với phần Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam, và có 31 bài với Chương trình Ban Xã hội & Nhân văn, 26 bài với Ban Tự nhiên.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết.
CHƯƠNG TRÌNH KHÔNG PHÂN BAN
A. Nội dung kiến thức cần nắm vững
Về nguyên tắc, kiến thức ôn tập bao gồm toàn bộ nội dung chương tình đã được học ở lớp 12; các Sở GD - ĐT yêu cầu giáo viên trong quá trình ôn thi cần làm cho học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản được trình bày ở từng bài (chương) dưới đây.
I. Phần lịch sử thế giới
Bài 1. Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Liên Xô, các nước Đông Âu xây dựng XHCN (từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70) những thành tựu và ý nghĩa.
- Quan hệ hợp tác giữa Liên Xô các nước Đông Âu và các nước XHCN khác.
Bài 2. Các nước Á, Phi, Mĩ -la tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Cuộc nội chiến 1946-1949 ở Trung Quốc
- Cách mạng giải phóng dân tộc Lào từ 1975-1945
- Quá trình thành lập và phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Cơ hội, thách thức Việt Nam khi ra nhập tổ chức này.
- Các giai đoạn phát triển và thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở Mĩ-la tinh từ 1945 đến nay.
Bài 3. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Tình hình nước Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
- Tình hình nước Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Bài 4. Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Hội nghị Ianta và việc hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh
- Mục đích, nguyên tắc hoạt động và tổ chức của Liên hiệp quốc. Đánh giá về vai trò của Liên hiệp quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay.
- Cuộc "chiến tranh lạnh" và âm mưu của Mĩ.
Bài 5. Sự phát triển của Khoa học- kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Nguồn gốc, nội dung, thành tựu chính
- Vị trí và ý nghĩa. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay.
II. Phần lịch sử Việt Nam
Chương I. Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
- Sự chuyển biến về kinh tế, chính trị- xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất
- Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã ảnh hưởng tới Cách mạng Việt nam như thế nào?
- Nguyễn Ái Quốc và vai trò của Người đối với việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.
- Những nét chính về quá trình hình thành ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam, ý nghĩa.
Chương II. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam (1930-1945)
- Sự thống nhất ba tổ chức thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt. Luận cương 10/1930, ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
- Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh
- Cuộc vận động dân chủ 1936-1939
- Tình hình Đông Dương dưới ách thống trị của Nhật- Pháp. Hội nghị lần thứ 6 (tháng 6/1939), lần thứ 8 (tháng 5./1941); nét chính về sự hoạt động của Việt Minh từ tháng 5/1941 đến tháng 3/1945.
- Cách mạng tháng Tám: Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm. Sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ý nghĩa lịch sử của nó.
Chương III. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946)
- Nét chính về tình hình nước ta năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám
- Đảng và nhân dân ta đã từng bước thoát ra khỏi những khó khăn đó như thế nào để bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám.
Chương IV. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ (1946-1954)
- Vì sao Đảng và nhân dân ta chủ động phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp? Nội dung cơ bản của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; Bản Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" và tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi".
- Những chiến thắng lớn: Việt Bắc (thu đông 1947), Biên giới (thu đông 1950) và chiến thắng Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Chương V. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1954-1975)
- Phong trào "Đồng khởi" (1959-1960)
- Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ- nguỵ thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" như thế nào? Quân và dân ta đã chiến đấu và chiến thắng cuộc "Chiến tranh đặc biệt" đó như thế nào?
- Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ- nguỵ thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" như thế nào? Quân và dân ta đã chiến đấu và chiến thắng chống cuộc "Chiến tranh cục bộ" đó như thế nào?
- Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ- nguỵ thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" như thế nào? Quân và dân ta đã chiến đấu và chiến thắng cuộc "Việt Việt Nam hoá chiến tranh" đó như thế nào?
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975: Chủ trương, kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
- Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
B. Tổ chức thực hiện trong quá trình ôn tập
Nắm vững những nội dung cơ bản đã nêu ở mục A
Chú ý rèn luyện kĩ năng mô tả, phân tích, so sánh đánh giá cũng như rút ra những nguyên nhân, ý nghĩa của các sự kiện lịch sử.
Tập trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa
Xem xét kĩ những kí hiệu thể hiện diễn biến của những chiến dịch lớn trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
CHƯƠNG TRÌNH PHÂN BAN (THÍ ĐIỂM)
A. Nội dung kiến thức cần nắm vững
Về nguyên tắc, kiến thức bao gồm toàn bộ nội dung chương trình đã học ở lớp 12; các Sở giáo dục và Đảo tạo chỉ đạo giáo viên trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn tập, giúp em các em nắm vững những kiến thức cơ bản được trình bày ở từng bài (chương) dưới đây.
I. Ban Khoa học tự nhiên
Phần một: Lịch sử thế giới hiện đại (1945-2000)
Bài 1. Trật tự thế giới mới sau chiến tranh
- Nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta và cho biết những hệ quả của những quyết định đó
- Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục đích gì? Những hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc
Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên bang Nga (1991-2000)
- Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 (những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH và ý nghĩa)
- Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô. Nguyên nhân chính dẫn đến sự khủng hoảng chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Những nét chính về Liên bang Nga trong những năm 1997-2000
Bài 3. Các nước Đông Bắc Á
Trung Quốc (sự thành lập nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới 1949-1959. Công cuộc cải cách mở cửa 1978-2000).
Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- Lào và Campuchia. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN, cơ hội và thách thức khi Việt Nam ra nhập ASEAN.
Bài 5. Các nước châu Phi và Mĩ- la tinh
- Những nét chính cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi và Mĩ- la tinh.
Bài 6. Mĩ
- Sự phát triển kinh tế, khoa học Mĩ từ 1945-2000
Chính sách đối ngoại Mĩ từ 1945 đến nay.
Bài 7. Tây Âu
- Quá trình hình thành và phát triển của liên minh châu Âu.
Bài 8. Nhật Bản
- Những nét cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị Nhật Bản từ năm 1945-1973.
- Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản.
Bài 9. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- Mâu thuẫn Đông- Tây và khởi đầu của cuộc "Chiến tranh lạnh"
- Xu tế hoà hoãn Đông- Tây và "Chiến tranh lạnh" chấm dứt
- Những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi "Chiến tranh lạnh" chấm dứt.
Bài 10. Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau thế kỉ XX
- Nguồn gốc và đặc điểm
- Những thành tựu chính
- Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó
Phần hai: Lịch sử Việt Nam
Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến năm 1925
- Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
- Những chuyển biến các giai cấp Việt Nam dưới ách tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp
- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919-1925), ý nghĩa của những hoạt động đó.
Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925-1930
- Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Vai trò của tổ chức đối với việc thành lập Đảng.
- Sự ra đời các tổ chức cộng sản trong năm 1929
- Hoàn cảnh, nội dung Hội nghị thành lập Đảng. Nội dung bản Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Bài 14. Phong trào cách mạng 1930-1935
- Nguyên nhân, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931
- Nội dung cơ bản của Luận cương chính trị của Đảng cộng sản Đông Dương 10-1930.
Bài 15. Phong trào dân chủ 1936-1939
- Hoàn cảnh lịch sử, những chủ trương lớn, những phong trào tiêu biểu trong thời kì 1936-1939.
- Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939
Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 và cách mạng tháng Tám năm 1945. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời.
- Sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng cộng sản Đông Dương (Hội nghị TW 6-8), ý nghĩa của sự chuyển hướng đấu tranh.
- Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (chuẩn bị về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang...)
- Khởi nghĩa từng phần giành chính quyền bộ phận trong Cao trao kháng Nhật cứu nước
- Thời cơ trong Cách mạng tháng Tám. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước
- Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945
Bài 17. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ sau 2-9-1945 đến trước 19-12-1946
- Những nét chính tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám
- Bước đầu xây dựng chính quyền mới và cuộc đấu tranh chống giặc dốt, giặc đói, giải quyết khó khăn về tài chính. Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng.
Bài 18,19,20
-Vì sao cuộc kháng chiến bùng nổ? Nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng
- Những chiến thắng lớn:Việt Bắc (thu- đông 1947), Biên giới (thu- đông 1950), Đông - Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp
Bài 21. Xây dựng CHXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
- Phong trào "Đồng khởi" (1959-1960)
- Nội dung Đại hội lần thứ III của Đảng (9-1960)
- Âm mưu thủ đoạn của Mĩ- nguỵ thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt". Quân và dân ta đã chiến đấu và chiến thắng chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ- nguỵ như thế nào?
Bài 22. Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973).
- Âm mưu thủ đoạn của Mĩ- nguỵ thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ". Quân và dân ta đã chiến đấu và chiến thắng chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ- nguỵ như thế nào?
- Âm mưu thủ đoạn của Mĩ- nguỵ thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh". Quân và dân ta đã chiến đấu và chiến thắng chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mĩ- nguỵ như thế nào?
- Nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pari (1/1973).
Bài 23. Khôi phục kinh tế- xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
- Chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam
- Diễn biến, kết quả của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975
- Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
Bài 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên CNXH (1986-2000)
- Tại sao phải "Đổi mới"? Nội dung đường lối "Đổi mới"?
- Những thành tựu và ý nghĩa của công cuộc "Đổi mới" từ 1986-2000.
II. Ban Khoa học xã hội và nhân văn
Phần I. Lịch sử thế giới từ năm 1945-2000
Bài 1. Trật tự thế giới mới sau chiến tranh
- Nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta và phân tích hệ quả của những quyết định đó.
- Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục đích gì? Những hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc
Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1975). Liên bang Nga (1991-2000).
- Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 (những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH và ý nghĩa).
- Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô. Công cuộc cải tổ (1985-1991); Nguyên nhân chính dẫn đến sự khủng hoảng chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Những nét chính về Liên bang Nga trong những năm 1991-2000
Bài 3. Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên
Trung Quốc (sự thành lập nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới 1949-1959. Công cuộc cải cách mở cửa 1978-2000).
Bài 4. Các nước Đông Nam Á
- Indonesia, Lào, Campuchia. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN, cơ hội và thách thức khi Việt Nam ra nhập ASEAN.
Bài 5. Ấn Độ và khu vực Trung Đông
- Cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Palestin từ 1947 đến nay
Bài 6. Các nước châu Phi và Mĩ- la tinh
Những nét chính cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi và Mĩ- la tinh.
Bài 7. Nước Mĩ
- Sự phát triển kinh tế khoa học Mĩ từ năm 1945-1973
- Chính sách đối ngoại Mĩ từ 1945-2000
Bài 8. Tây Âu
Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu.
Bài 9. Nhật Bản
- Những nét cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị Nhật Bản từ 1945-1973
- Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản
- Những thách thức đối với nền kinh tế Nhật Bản.
Bài 10. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh
- Mâu thuẫn Đông Tây và khởi đầu của cuộc "chiến tranh lạnh"
- Xu thế hoà hoãn Đông- Tây và "Chiến tranh lạnh" chấm dứt
- Những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi "Chiến tranh lạnh" chấm dứt
Bài 11. Cách mạng khoa học- công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau thế kỷ XX
- Nguồn gốc và đặc điểm
- Những thành tựu chính
- Xu thế toàn cầu hoá và ảnh hưởng của nó
- Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước sự phát triển của cách mạng khoa học- công nghệ.
Phần II. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919-2000
Bài 13. Những chuyển biến mới về kinh tế- xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
- Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
- Những chuyển biến các giai cấp Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp.
Bài 14. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919-1925
- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919-1925), ý nghĩa của những hoạt động đó
Bài 15. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925- đầu năm 1930
- Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Vai trò của tổ chức đối với việc thành lập Đảng
- Sự ra đời của các tổ chức Cộng sản trong những năm 1929
- Hoàn cảnh, nội dung Hội nghị thành lập Đảng. Nội dung bản Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt . Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Bài 16. Phòng trào cách mạng 1930-1945
- Nguyên nhân, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931
- Sự ra đời và hoạt động của Xô viết Nghệ tĩnh
- Nội dung cơ bản của Luận cương chính trị của Đảng cộng sản đông dương 10/1930. Ưu điểm và hạn chế của Luận cương.
Bài 17. Phong trào dân chủ 1936-1939
- Hoàn cảnh lịch sử, những chủ trương lớn, những phong trào tiêu biểu trong thời kỳ 1936-1939
-Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939
Bài 18. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945
- Sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng cộng sản Đông Dương (Hội nghị TW 6-8), ý nghĩa của sự chuyển hướng chủ trương đấu tranh.
- Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (chuẩn bị về lực lượng chính trị, vũ trang)
Bài 19. Cách mạng tháng Tám 1945. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thành lập
- Khởi nghĩa từng phần giành chính quyền bộ phận trong Cao trào kháng Nhật cứu nước
- Thời cơ trong Cách mạng tháng Tám, tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước
- Ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi, bài học lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Bài 20. Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (từ sau 2-9-1945 đến trước 19-12-1946).
- Những nét chính tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám
- Bước đầu xây dựng chính quyền mới và cuộc đấu tranh chống giặc dốt, giải quyết khó khăn về tài chính. Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng.
- Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hiệp định sơ bộ Việt- Pháp (6-3-1946).
Bài 21,22,23:
- Vì sao cuộc kháng chiến bùng nổ? Nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng
- Những chiến thắng lớn:Việt Bắc (thu- đông 1947), Biên giới (thu- đông 1950), Đông - Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp
Bài 24. Miền Bắc thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ- Diệm, gìn giữ hoà bình (1954-1960)
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào "Đồng khởi" (1959-1960)
Bài 25. Xây dựng CNXH ở miền Bắc, chiến đấu chống chiến tranh xâm lược "Chiến tranh đặc biêt" của đế quốc Mĩ ở miền Nam (1967-1965)
- Nội dung Đại hội lần thứ III của Đảng (9-1960)
- Âm mưu thủ đoạn của Mĩ- nguỵ thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt". Quân và dân ta đã chiến đấu và chiến thắng chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ- nguỵ như thế nào?
Bài 26. Chiến đấu chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mĩ (1965-1968)
- Âm mưu thủ đoạn của Mĩ- nguỵ thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ". Quân và dân ta đã chiến đấu và chiến thắng chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ- nguỵ như thế nào?
- Sự giống và khác nhau giữa chiến lược "chiến tranh cục bộ" với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"
Bài 27. Chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mĩ (1969-1973)
- Âm mưu thủ đoạn của Mĩ- nguỵ thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh". Quân và dân ta đã chiến đấu và chiến thắng chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mĩ- nguỵ như thế nào?
- Nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pari (1/1973).
Bài 28. Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
- Cuộc đấu tranh chống "bình định- lấn chiếm" tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn
- Chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam
- Diễn biến, kết quả của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975
- Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
Bài 31. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên CNXH (1986-2000)
- Tại sao phải "Đổi mới"? Nội dung đường lối "Đổi mới"?
- Những thành tựu và ý nghĩa của công cuộc "Đổi mới" từ 1986-2000.
B. Tổ chức thực hiện trong quá trình ôn tập
1. Nắm vững những nội dung cơ bản đã nêu ở mục A
2. Chú ý rèn luyện kĩ năng mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá cũng như rút ra những nguyên nhân, ý nghĩa của các sự kiện lịch sử.
3. Tập trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa
Xem xét kĩ những kí hiệu thể hiện diễn biến của những chiến dịch lớn trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
4. Về nội dung sự kiện lịch sử, cần lưu ý đến tính chính xác, khoa học, chú ý đến tính hệ thống của các sự kiện.
Nguồn: Bộ GD-ĐT