ĐH Thái Nguyên, ĐH Bách khoa Hà Nội công bố phương án tuyển sinh riêng

(Dân trí) - ĐH Thái Nguyên và trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa công bố phương án tuyển sinh riêng năm 2014. Theo đó, 2 trường vẫn thi theo phương án “3 chung” nhưng dành nhiều ngành để thực hiện xét tuyển.

Phương thức tuyển sinh 2014 của Đại học Thái Nguyên:

Năm 2014  Đại học Thái Nguyên đăng ký thực hiện thi chung do Bộ GD-ĐT tổ chức. Riêng các ngành: Giáo dục Mầm non, Giáo dục thể chất xét tuyển kết hợp với thi tuyển; tất cả các ngành.

Các ngành xét tuyển và điều kiện tham gia xét tuyển:

STT

Ngành học

Mã ngành

Điều kiện tham gia xét tuyển

I

Bậc đại học

 

- Tốt nghiệp THPT.

- Tổng điểm các môn: Toán học, Hóa học, Sinh học của học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 10; học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (05 học kỳ) đạt 90,0 điểm trở lên.

- Hạnh kiểm xếp loại khá trở lên.

1

Khoa học cây trồng

D620110

2

Khuyến nông

D620102

3

Nuôi trồng thủy sản

D620301

4

Lâm nghiệp

D620201

5

Công nghệ sản xuất rau hoa quả

D620113

6

Khoa học thư viện

D320202

- Tốt nghiệp THPT;

- Tổng điểm các môn: (Toán học, Hóa học, Sinh học) hoặc (Văn học, Lịch sử, Địa lý) của học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 10; học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (05 học kỳ) đạt 95,0 điểm trở lên

- Hạnh kiểm xếp loại khá trở lên.

7

Toán học

D460101

- Tốt nghiệp THPT;

- Tổng điểm các môn: Toán học, Hóa học, Vật lý của học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 10; học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (05 học kỳ) đạt 95,0 điểm trở lên.

- Hạnh kiểm xếp loại khá trở lên.

8

Vật lý học

D440102

9

Toán ứng dụng: Toán – Tin ứng dụng

D460112

10

Công nghệ kỹ thuật máy tính

D510304

- Tốt nghiệp THPT.

- Tổng điểm các môn: Toán học, Vật lý của học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 10; học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (05 học kỳ) đạt 60,0 điểm trở lên.

- Hạnh kiểm xếp loại khá trở lên.

11

Khoa học máy tính

D480101

12

Công nghệ Truyền thông

D320406

II

Bậc cao đẳng

 

 

1

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

C510201

- Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên.

- Hạnh kiểm xếp loại trung bình trở lên.

- Tổng điểm các môn: Toán học, Vật lý, Hóa học của học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 10; học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (05 học kỳ) đạt 75,0 điểm trở lên.

 

 

 

2

Công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử

C510301

3

Công nghệ thông tin

C480201

4

Công nghệ kỹ thuật xây dựng

C510103

5

Công nghệ kỹ thuật giao thông

C510104

6

Kế toán

C340301

7

Tài chính – Ngân hàng

C340201

8

Quản trị kinh doanh

C340101

9

Kế toán – Kiểm toán

C340302

10

Quản lý xây dựng

C580302

11

Sư phạm kỹ thuật công nghiệp:

- Sư phạm kỹ thuật cơ khí

- Sư phạm kỹ thuật điện

C140214

12

- Quản lý đất đai

- Địa chính – Môi trường

C850103

13

Quản lý môi trường

C850101

14

Khoa học cây trồng

C620110

15

Dịch vụ thú y

C640201

 

Xét tuyển kết hợp tự chủ thi tuyển đối với các ngành:

Các ngành xét tuyển kết hợp thi tuyển gồm:Giáo dục Mầm non; Mã ngành: D140201; Giáo dục Thể chất; Mã ngành: D140206.

Tiêu chí xét tuyển kết hợp thi tuyển:      

Đối với ngành Giáo dục Mầm non (GDMN):

+ Tốt nghiệp THPT.

+ Điểm trung bình cộng 5 học kỳ của môn Ngữ Văn (Văn TB), môn Toán (Toán TB) (học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 10; học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 6,0 điểm trở lên.

+ Hạnh kiểm xếp loại tốt.

+ Thi tuyển môn năng khiếu theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy trình, tiêu chí tuyển sinh năng khiếu ngành Giáo dục mầm non (GDMN) của Đại học Thái Nguyên. Môn năng khiếu nhân hệ số 2.

Điểm xét tuyển = Văn TB + Toán TB + Năng khiếu * 2 + Điểm ưu tiên.

Đối với ngành Giáo dục Thể chất (GDTC)

+ Tốt nghiệp THPT.

+ Điểm trung bình cộng 05 học kỳ của môn Sinh (Sinh TB), môn Toán (Toán TB) (học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 10; học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 5,0 điểm trở lên.

+ Hạnh kiểm xếp loại khá trở lên.

         + Thi tuyển môn năng khiếu theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy trình, tiêu chí tuyển sinh năng khiếu Thể dục Thể thao của Đại học Thái Nguyên. Môn năng khiếu nhân hệ số 2.

Điểm xét tuyển = Sinh TB + Toán TB + Năng khiếu * 2 + Điểm ưu tiên.

Hiện đã có hơn 10 trường ĐH,CĐ công bố đề án tuyển sinh riêng. Thí sinh cần chú ý theo dõi

Hiện đã có hơn 10 trường ĐH,CĐ công bố đề án tuyển sinh riêng. Thí sinh cần chú ý theo dõi.

Phương thức tuyển sinh 2014 của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội:

Năm 2014 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tiếp tục tổ chức thi tuyển sinh đại học theo phương thức 3 chung, tuy nhiên bổ sung vòng sơ tuyển dựa trên kết quả học tập THPT trước khi thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi. Vùng tuyển trong các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế trở ra ngoài Bắc.

Đối tượng sơ tuyển:

- Các thí sinh thuộc vùng tuyển đã tốt nghiệp THPT hoặc sẽ tốt nghiệp THPT năm 2014 và đáp ứng đủ các điều kiện khác theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, muốn dự thi vào Trường ĐHBK Hà Nội phải đăng ký sơ tuyển.

- Các thí sinh thuộc diện được tuyển thẳng không phải đăng ký sơ tuyển, chỉ cần làm hồ sơ xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Thời gian và phương thức đăng ký sơ tuyển:  Thời gian đăng ký sơ tuyển từ 24/2 đến 15/3.  Các thí sinh đăng ký trực tuyến trên trang web tuyển sinh của Trường tại địa chỉ ts.hust.edu.vn sẽ được cấp một tài khoản với mật khẩu cá nhân. Thí sinh điền phiếu trên mạng một số thông tin cá nhân và kết quả học tập THPT (như trên mẫu Phiếu đăng ký sơ tuyển trong phần Phụ lục). Những thí sinh đạt vòng sơ tuyển mới cần nộp phiếu xác nhận kết quả học tập THPT (hoặc bản sao học bạ) kèm theo hồ sơ đăng ký dự thi.

Những thí sinh ở các vùng sâu, vùng xa không có điều kiện truy cập mạng có thể gửi Phiếu đăng ký sơ tuyển (theo mẫu) tới Hội đồng tuyển sinh trường qua đường bưu điện.

Chỉ tiêu và phương thức xét sơ tuyển: Chỉ tiêu sơ tuyển dự kiến: 12.000 cho hai khối A, A1 và 1.000 cho khối D1.

- Tiêu chí xét: tổng điểm trung bình của 3 môn thuộc khối thi ở 5 học kỳ THPT (6 học kỳ đối với thí sinh đã tốt nghiệp các năm trước).

- Căn cứ chỉ tiêu dự kiến và số lượng thí sinh đăng ký, Hội đồng tuyển sinh Trường xét điểm từ cao xuống thấp để xác định điểm chuẩn sơ tuyển phù hợp nhưng không cao hơn 21 điểm. Cụ thể là:

+ Tất cả thí sinh có tổng điểm trung bình 3 môn của khối thi từ 21 điểm trở lên đều đạt vòng sơ tuyển;

+ Trường hợp còn chỉ tiêu, sẽ tiếp tục xét các thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 21 điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu sơ tuyển.

Điểm chuẩn sơ tuyển được công bố trước ngày 17/3 trên trang Web tuyển sinh của Trường, trên trang tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điểm chuẩn và danh sách thí sinh đạt vòng sơ tuyển cũng được gửi theo đường bưu điện tới các Trường THPT và Sở GD-ĐT. Mỗi thí sinh đạt vòng sơ tuyển được cấp một mã số thí sinh để theo dõi và ghi vào hồ sơ đăng ký dự thi phục vụ việc xử lý dữ liệu sau này.

Các quy trình tổ chức kỳ thi chính thức cho các thí sinh đạt vòng sơ tuyển được thực hiện theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD-ĐT. Trường không nhận hồ sơ của thí sinh không đạt vòng sơ tuyển, không nhận hồ sơ của thí sinh dự thi nhờ.

Nộp hồ sơ đăng ký dự thi: Từ ngày 17/3, các thí sinh đạt vòng sơ tuyển nộp hồ sơ đăng ký dự thi, lệ phí hồ sơ và lệ phí dự thi theo quy định chung của Bộ GD-ĐT. Thí sinh cần ghi rõ mã số được cấp vào góc phía trên bên phải của Phiếu đăng ký dự thi và mặt sau của các tấm ảnh 4x6 gửi kèm hồ sơ đăng ký dự thi.

Những thí sinh đã đăng ký sơ tuyển qua mạng cần gửi kèm theo hồ sơ phiếu xác nhận kết quả học tập THPT:

- Thí sinh vào trang Web tuyển sinh của Trường ĐHBKHN để tự in phiếu và xin xác nhận của Hiệu trưởng Trường THPT.

- Thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT có thể nộp bản sao học bạ THPT thay cho phiếu kết quả học tập theo mẫu.

- Trường tổ chức thi đợt 1 cho khối A, A1 (4/7-5/7) và đợt 2 cho khối D1 (9/7-10/7) cho các thí sinh đã đạt vòng sơ tuyển và nộp hồ sơ đăng ký dự thi.

- Những thí sinh có hộ khẩu thuộc cụm thi Hải Phòng và cụm thi Nghệ An được bố trí thi tại các cụm thi đó như bình thường, nhưng cũng có thể đăng ký dự thi trực tiếp tại trường.

Phương thức xét tuyển:

- Trường ĐH Bách khoa Hà Nội xây dựng điểm sàn chung toàn trường theo khối thi và điểm chuẩn cho nhóm ngành (riêng ngành Ngôn ngữ Anh theo chuyên ngành).

- Mỗi thí sinh có một nguyện vọng chính theo hồ sơ đăng ký dự thi, bên cạnh đó còn được đăng ký ít nhất 2 nguyện vọng bổ sung nhóm ngành đăng ký học. Thí sinh không đạt điểm chuẩn nguyện vọng chính được xét tuyển theo nguyện vọng bổ sung. Sau năm học thứ nhất, sinh viên sẽ được phân ngành học thuộc nhóm ngành trúng tuyển (trừ ngành Ngôn ngữ Anh đã xét tuyển theo 2 chuyên ngành).

- Những thí sinh không trúng tuyển vào trường (theo nguyện vọng chính và nguyện vọng bổ sung) được sử dụng kết quả thi để đăng ký xét tuyển vào các trường khác theo quy định chung của Bộ GD-ĐT.

- Trường thực hiện chính sách ưu tiên trong tuyển sinh (ưu tiên theo đối tượng, vùng miền, ưu tiên xét tuyển thẳng và tuyển thẳng...) theo quy định chung của Bộ GD-ĐT.

Thi tuyển và xét tuyển vào các chương trình đào tạo chất lượng cao:

Các chương trình chất lượng cao tuyển chọn thí sinh đã trúng tuyển vào trường sau khi nhập học:

- Các chương trình Kỹ sư tài năng (Cơ điện tử, CNTT, Điện tử-Viễn thông, Điều khiển tự động, Hữu cơ-Hóa dầu, Toán-Tin và Vật lý kỹ thuật) và Kỹ sư chất lượng cao (Cơ khí hàng không, Hệ thống thông tin và truyền thông, Tin học công nghiệp) tổ chức thi bổ sung 2 môn Toán, Lý (trong một buổi thi).

- Các chương trình tiên tiến (Điện-Điện tử, Cơ điện tử, Kỹ thuật Vật liệu, Kỹ thuật Y sinh) và chương trình CNTT Việt-Nhật xét tuyển kết hợp điểm thi đại học và điểm kiểm tra tiếng Anh đầu vào.

4.4 Lệ phí tuyển sinh.

Lệ phí sơ tuyển, lệ phí hồ sơ và lệ phí thi thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước (Thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 8/3/2013 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ GD-ĐT).

Lộ trình đổi mới tuyển sinh đến năm 2016

Tiếp tục cải tiến quy trình sơ tuyển và đăng ký dự thi qua mạng. Nghiên cứu điều chỉnh tiêu chí sơ tuyển, có thể bổ sung yêu cầu về các năng lực khác và kết hợp đánh giá kết quả thi tốt nghiệp THPT. Điều chỉnh giảm chỉ tiêu sơ tuyển nhằm tổ chức kỳ thi chính thức gọn nhẹ hơn.

Nghiên cứu xây dựng chuẩn đầu vào cho các nhóm ngành và chương trình đào tạo, trên cơ sở đó xây dựng đề cương các môn thi và công bố rộng rãi trong năm 2014. Dự kiến áp dụng kỳ thi tuyển chính thức do trường ra đề thi riêng từ năm 2016 theo phương án gọn nhẹ, đánh giá tốt năng lực người học theo yêu cầu chuẩn đầu vào của các nhóm ngành và chương trình đào tạo (bao gồm cả các chương trình chất lượng cao).

Phương thức sơ tuyển và phương thức xét tuyển theo nhóm ngành thực hiện theo nội dung trong đề án. Các tài liệu hướng dẫn và biểu mẫu sẽ được công bố trên trang Web tuyển sinh của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tại địa chỉ ts.hust.edu.vn, đồng thời được gửi tới tất cả các trường THPT, các sở GD-ĐT và phòng GD-ĐT trong vùng tuyển.

Quy trình nộp hồ sơ ĐKDT và tổ chức kỳ thi chính thức thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Dự thảo mẫu phiếu đăng ký sơ tuyển (dành cho thí sinh nộp qua đường bưu điện)

PHIẾU ĐĂNG KÝ SƠ TUYỂN ĐẠI HỌC NĂM 2014

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Họ tên thí sinh:

Ngày sinh:

Số CMND:

Tỉnh/thành phố nơi nộp hồ sơ ĐKDT:

Học sinh trường THPT/Thí sinh tự do:

 

Địa chỉ liên lạc:

 

Số điện thoại:

 

Địa chỉ email (nếu có):

Khối thi:

[ ] A (Toán, Lý, Hóa) [ ] A1 (Toán, Lý, Tiếng Anh) [ ] D1 (Toán, Văn, Tiếng Anh)

Điểm trung bình học kỳ 3 môn học phổ thông thuộc khối thi

 

HK1-10

HK2-10

HK1-11

HK2-11

HK1-12

HK2-12

TB

Toán

 

 

 

 

 

 

 

Lý/Văn

 

 

 

 

 

 

 

Hóa/TA

 

 

 

 

 

 

 

Xác nhận của Hiệu trưởng Trường THPT Chữ ký của thí sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Mẫu phiếu đăng ký trực tuyến cũng chứa các thông tin như trên nhưng chưa có phần xác nhận của Trường THPT, chỉ sau khi đạt vòng sơ tuyển thí sinh mới cần nộp phiếu xác nhận kết quả học tập của Trường THPT kèm theo hồ sơ đăng ký dự thi).

Hồng Hạnh