Đề xuất thêm phương án thi tốt nghiệp THPT

(Dân trí) - Chưa đồng tình với dự thảo 3 phương án thi quốc gia hiện nay, PGS.TS. Nguyễn Đức Minh, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã đề xuất một số phương án thi tốt nghiệp THPT mới theo xu hướng trên thế giới.

PGS.TS Nguyễn Đức Minh cho biết: “Đổi mới thi tốt nghiệp THPT nên tuân theo nguyên tắc: Đảm bảo đúng mục tiêu của thi tốt nghiệp THPT. Đảm bảo tính khách quan, công bằng, trung thực. Giảm áp lực thi cử đối với học sinh và cộng đồng. Đảm bảo chất lượng và niềm tin của xã hội. Đáp ứng được đa mục tiêu của người học. Đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí cho gia đình học sinh và xã hội”.

Học sinh hồi hộp chờ đợi quyết định chính thức phương án thi năm 2015

Học sinh hồi hộp chờ đợi quyết định chính thức phương án thi năm 2015.

PGS.TS Nguyễn Đức Minh đã đề xuất thêm phương án tổ chức thi và cấp bằng tốt nghiệp THPT, cụ thể:

Bạn đồng ý theo phương án thi nào trong số 3 phương án tổ chức kì thi quốc gia do Bộ GD - ĐT vừa mới công bố tại hội nghị tổng kết năm học 2013 - 2014?
Phương án 1: thi truyền thống 8 môn thi gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý.
Phương án 2: tổ chức thi với 5 bài thi, trên cơ sở tổng hợp từ kiến thức, kỹ năng của 8 môn học toán, ngữ văn, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý.
Phương án 3: chọn 11 môn học ở lớp 12 để tổng hợp thành 4 bài thi gồm: bài thi Toán - Tin, bài thi Khoa học Tự nhiên, bài thi Khoa học xã hội và bài thi Ngoại ngữ.
Ý kiến khác
  
Phương án 1: Bộ GD-ĐT xây dựng Ngân hàng đề thi và qui trình tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Các Sở GD-ĐT tổ chức thi dưới sự giám sát của Bộ GD-ĐT. Các môn thi sẽ gồm Ngữ văn, toán và hai môn thi tự chọn như đã thực hiện trong năm 2013 - 2014. Việc xét cấp bằng được thực hiện dựa trên cả kết quả học tập của các năm THPT và điểm thi tốt nghiệp. Thi tuyển sinh vào ĐH,CĐ thực hiện riêng theo 3 chung.

Phương án 2: Bộ xây dựng Ngân hàng đề thi và quy trình tổ chức thi quốc gia. Các môn thi sẽ gồm Ngữ văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Trung, tiếng Nga. Học sinh phải thi bắt buộc các môn Ngữ văn, Toán và hai môn tự chọn.

Bộ xác định các mức điểm chuẩn xét đỗ tốt nghiệp THPT và các mức điểm sàn để xét tuyển ĐH, CĐ. Dựa trên cơ sở kết quả đạt được của 4 môn học sinh đăng ký thi tốt nghiệp và kết quả học tập trong các năm ở THPT, Sở GD-ĐT xét cấp bằng tốt nghiệp THPT. Ngoài các môn đăng ký thi xét tốt nghiệp THPT, học sinh có thể đăng ký để dự thi tất cả các môn khác, nếu có nhu cầu, để tăng cơ hội xét tuyển vào ĐH,CĐ. Điểm thi các môn không đăng ký tốt nghiệp nhưng cao hơn ngưỡng quy định sẽ được công nhận để sử dụng cho việc xét tuyển vào ĐH, CĐ.

Phương án 3: Sở GD-ĐT tổ chức thi hết lớp 12 cho học sinh (có thể sử dụng Ngân hàng đề của Bộ GD-ĐT). Thi hết lớp 12 có 3 môn là: Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ. Nếu kết quả thi hết lớp 12 của cả 3 môn này đạt điểm đỗ và học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, rằng luyện được quy định trong cả quá trình học THPT thì Sở GD-ĐT sẽ cấp bằng tốt nghiệp THPT cho học sinh. Những học sinh chưa đủ điểm đỗ nhưng điểm của cả quá trình học sinh đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng nhận học xong THPT. Học sinh chưa hoàn thành chương trình học sẽ phải trả nợ những môn học có kết quả chưa đạt yêu cầu mới được cấp bằng hoặc giấy chứng nhận.

Bộ GD-ĐT tổ chức quốc gia mỗi năm 2 lần cách nhau khoảng 6 tháng. Lần thứ nhất sau khi học sinh thi hết lếp 12 một tháng (tháng bảy), lần thứ 2 khoảng tháng Một. Các môn thi sẽ gồm: Ngữ văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Tiếng Anh, tiếng Pháp, Tiếng Đức, tiếng Trung, tiếng Nga. Đây là kỳ thi không bắt buộc nếu học sinh không có nhu cầu học cao hơn.

Mọi học sinh, kết cả những học sinh thi tốt nghiệp các năm trước hoặc chưa đủ điểm thi tốt nghiệp trong năm đều có thể tham sự kỳ thi này. Kỳ thi quốc gia có các điểm xác định ngưỡng điểm đỗ tốt nghiệp THPT đối với ba môn thi hết lớp 12, và các ngưỡng điểm sàn đối với các môn còn lại phục vụ cho tuyển sinh ĐH, CĐ.

Nghĩa là sẽ phục vụ đa mục tiêu trong cùng một kỳ thi. Nếu những học sinh trượt tốt nghiệp một, hai hoặc 3 môn trong kì thi hết lớp 12 nhưng điểm của họ lại đạt ngưỡng tốt nghiệp trong kỳ thi quốc gia sẽ được sử dụng kết quả thi này để thay thế xem xét cấp bằng tốt nghiệp THPT. Các trường ĐH, CĐ sử dụng ngưỡng điểm sàn để qui định mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển theo nhu cầu đào tạo của cơ sở và học sinh có thể sử dụng những kết quả thi của các môn có lợi nhất cho việc lựa chọn cơ sở đào tạo.

Các trường ĐH, CĐ có những chuyên ngành đào tạo mà không thể sử dụng chung kết quả của kì thi quốc gia thì sẽ tổ chức thi riêng. Ngoài việc lấy kết quả thi quốc gia để cấp bằng tốt nghiệp, điểm thi quốc gia sẽ có giá trị trong 02 năm dành cho việc xét tuyển ĐH, CĐ.

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Minh, mỗi phương án đều có những mặt ưu và nhược điểm riêng. Trong thực tế Việt Nam, cả 3 phương án đều có thể thực hiện nhưng phương án 3 sẽ tạo nhiều cơ hội hơn cho học sinh.

Hồng Hạnh (ghi)