Cơ hội đào tạo, làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel… dành cho SV Công nghệ Sinh học – Viện ĐH Mở Hà Nội
(Dân trí) - Ngành Công nghệ sinh học là một lựa chọn lý tưởng cho các bạn trẻ trong nền kinh tế năng động, hiện đại và đang hội nhập nhanh chóng của Việt Nam. Khi học ngành này tại trường đại học, sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về sinh học thực nghiệm, sinh học phân tử, công nghệ lên men vi sinh vật tạo chế phẩm ứng dụng trong nhiều lĩnh vực gồm công nghệ sản xuất chế phẩm dùng trong y học, dược phẩm, công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ xử lý môi trường, và sản xuất sản phẩm nông nghiệp.…
Sinh viên được đào tạo đúng hướng sẽ làm chủ nhiều cơ hội nghề nghiệp lý tưởng. Tuy nhiên, thường trực trong mỗi người học đều mong muốn biết được mình sẽ học tập tại một ngôi trường như thế nào và những vị trí việc làm mình có thể đảm nhận sau khi ra trường.
Sinh viên sẽ được đầu tư, quan tâm như thế nào tại Viện Đại học Mở Hà Nội?
Là một trường đại học công lập với 17 ngành, chuyên ngành đào tạo đại học và 8 chuyên ngành đào tạo sau đại học, Viện Đại học Mở Hà Nội không ngừng phát triển chương trình theo hướng ứng dụng trên nền tảng hệ thống công nghệ đào tạo hàng đầu Việt Nam, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội.
Theo số liệu khảo sát sinh viên tốt nghiệp năm 2015 của Nhà trường, tỉ lệ sinh viên có việc làm ngay trong năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp là 92% với mức lương hấp dẫn, 8% còn lại tiếp tục học lên cao hoặc du học. Do Viện Đại học Mở Hà Nội là một trường đào tạo đa ngành nên các sinh viên còn có cơ hội học thêm chương trình đào tạo thứ hai (song song hai văn bằng) và nhận hai bằng đại học chính quy sau khi tốt nghiệp.
Một con số ấn tượng về Viện Đại học Mở Hà Nội là Học phí và Học bổng. Hiện tại, học phí chương trình đào tạo Đại học hệ chính quy của Viện đang ở mức thấp trong các trường đại học công lập, phù hợp với điều kiện tài chính của đại đa số gia đình Việt Nam. Theo TS. Trương Tiến Tùng – Viện trưởng, trung bình cứ 7 sinh viên của Nhà trường thì có 1 sinh viên được nhận học bổng. Có nhiều sinh viên nhận được học bổng loại Giỏi có thể bù đắp lại học phí và các chi phí khác trong cuộc sống. “Trong quá trình sinh viên theo học tại trường, ngoài việc có cơ hội nhận học bổng của Viện, các bạn còn được nhận các học bổng do các tổ chức, doanh nghiệp tài trợ và các học bổng du học ngắn hạn, dài hạn tại nước ngoài”.
Đặc biệt, đối với ngành Công nghệ sinh học, các chương trình thực tập, làm việc tại nước ngoài được Nhà trường kết nối chặt chẽ với các tổ chức lao động, các tập đoàn lớn hoặc hội cựu lưu học sinh tại nước ngoài để tạo điều kiện tối đa cho sinh viên. Ngay trong quá trình thực tập, sinh viên được tiếp cận công nghệ mới của các nước có nền nông nghiệp và công nghệ sinh học hàng đầu thế giới như: Nhật Bản, Israel, Hàn Quốc…
Nữ thực tập sinh của Viện Đại học Mở Hà Nội trong một dây chuyền hiện đại tại Israel.
Được biết, trong năm học 2017-2018, sinh viên ngành Công nghệ sinh học của Viện Đại học Mở Hà Nội được Trường Đại học Sunmoon – Hàn Quốc cấp 04 suất học bổng Thạc sĩ; Trường đại học Myeongi – Hàn Quốc trao 3 suất học bổng phối hợp Thạc sĩ - Tiến sĩ. Cùng với đó là nhiều chương trình trao đổi sinh viên với các trường đại học của Nhật Bản, Hàn Quốc và Israel.
Thực tập sinh của Viện Đại học Mở Hà Nội đại học Sunmoon – Hàn Quốc
Ngoài ra, sinh viên ngành Công nghệ sinh học có thể học chuyển tiếp 1- 2 kỳ tại các trường đại học nước ngoài do Viện Đại học Mở Hà Nội đang hợp tác gồm: Đại học Sunmoon, Đại học Yeang Nam, Đại học Hanny (Hàn Quốc); Trường đai học tại Nhật Bản (Teikyo); Trường đại học ĐH Meiho - Đài Loan…(Năm 2015: 5 sinh viên; Năm 2016: 10 sinh viên; Năm 2017: 25 sinh viên).
Việc làm của sinh viên ngành Công nghệ Sinh học sau khi tốt nghiệp?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Sinh học của Viện Đại học Mở Hà Nội có thể đảm nhận tốt các vị trí việc làm tại các lĩnh vực trong và ngoài nước:
1. Lĩnh vực Công nghệ Sinh học thực phẩm: cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật tại công ty rượu bia, nước giải khát, bánh kẹo…,công ty sản xuất các sản phẩm thực phẩm từ ngành chăn nuôi, hải sản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch gồm rau, quả, sản phẩm từ trồng trọt.
2. Lĩnh vực Công nghệ Sinh học Y- dược: cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật tại công ty sản xuất thực phẩm chức năng, chế phẩm sinh học, sản xuất vaccine, các công ty sản xuất dược phẩm; kỹ thuật viên xét nghiệm hóa sinh, sinh học phân tử tại các bệnh viện.
3. Lĩnh vực Công nghệ Sinh học Môi trường: cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật tại Công ty quản lý và xử lý chất thải, Sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ xử lý môi trường; Quản lý môi trường và tài nguyên.
4. Lĩnh vực Công nghệ Sinh học Nông nghiệp: cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật tại các công ty sản xuất, nhân giống và tạo giống cây trồng, sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón vi sinh, chế phẩm vi sinh dùng trong nông nghiệp.
5. Lĩnh vực kiểm định và quản lý chất lượng: cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đo lường và kiểm soát an toàn Công nghệ Sinh học.
6. Lĩnh vực Giáo dục: Tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng có ngành Công nghệ sinh học.
Năm 2017, Viện Đại học Mở Hà Nội dự kiến tuyển 200 chỉ tiêu ngành Công nghệ Sinh học trong tổng chỉ tiêu 2580 của 17 ngành, chuyên ngành trong Nhà trường.
Các thông tin về Viện Đại học Mở Hà Nội và công tác tuyển sinh của Nhà trường được đăng tải chi tiết tại:
- Trang thông tin điện tử: www.hou.edu.vn
- Cổng thông tin tuyển sinh: http://tuyensinh.hou.edu.vn
K.M