Cô giáo dạy Văn yêu cầu học trò viết thư cho... chính mình ở thì tương lai

(Dân trí) - "Tôi sẽ cố gắng dần mở lòng hơn, sẽ cố gắng quên đi những tổn thương và đau đớn mà một số người đã mang lại. Tôi không mong cậu tha thứ cho những người đó nhưng đừng thù hận".

Đó là đoạn kết trong bức thư của em Hạ Giang, học sinh lớp 10, Trường THPT Trưng Vương, TPHCM gửi cho chính mình... vào 9 năm sau. Đây cũng sản phẩm của môn Văn các em được học với chủ đề "Lá thư gửi mình những năm về sau" với ý tưởng của cô giáo 9X Trần Thị Quỳnh Anh. 

Cô giáo dạy Văn yêu cầu học trò viết thư cho... chính mình ở thì tương lai - 1

Tôi không mong cậu tha thứ cho những người làm cậu đau đớn, tổn thương nhưng đừng hận thù - em Hạ Giang viết thư cho mình trong tương lai 

"Tiên còn 13 năm" 

Hạ Giang hỏi thăm chính mình lúc 25 tuổi: Chắc cậu không còn là đứa suốt ngày ru rú ở trong nhà? Cô học trò mong bản thân mình sẽ cố gắng thêm một chút, không từ bỏ giữa cuộc sống khó khăn. Và đặc biệt em nhắn nhủ mình sẽ biết yêu thương mình nhiều hơn. 

Clip hướng dẫn học sinh cách "vẽ đồ thị" cuộc đời để tìm ra số năm còn lại để phấn đấu theo cách của cô Quỳnh Anh 

Để có "một tôi" trong tương lai như vậy, Giang viết rằng ngay từ bây giờ "Tôi sẽ không hủy hoại bản thân tôi nữa, tôi sẽ tập trân trọng nó".

Và cô học trò cũng sẽ học cách tha thứ, buông bỏ: "Tôi sẽ cố gắng dần dần mở lòng hơn, sẽ cố gắng quên đi những tổn thương và đau đớn mà một số người đã mang lại. Tôi không mong cậu tha thứ cho những người đó nhưng đừng thù hận"

Cô giáo dạy Văn yêu cầu học trò viết thư cho... chính mình ở thì tương lai - 2

"Tiên còn 13 năm, Tiên sẽ phải thành công vào mùa hạ", một học trò tên Tiên nhắc mình 

Hay như Hà Mi, em gửi thư cho mình lúc 35 tuổi. Với em thành công có thể không phải là về mặt tiền bạc mà đích đến là hạnh phúc: "Mong mày thành công trong việc chiến đấu với cảm xúc, với nghịch cảnh, mệt mỏi mỗi đêm". 

Và để như vậy, em hứa với "thì tương lai" của mình ngay từ bây giờ, lúc 16 tuổi sẽ vượt qua nỗi buồn chuyện gia đình, vượt qua việc học hành... và cam kết thanh xuân sẽ sống hết mình khi chào đón một ngày mới. 

Còn Châu thì viết thư "làm quen" với chính mình lúc 28 tuổi khi đã là một nhà báo như ước mơ của em. Thế nên bây giờ em từng ngày rèn luyện kỹ năng viết sách, giao tiếp với mọi người. 

Cô giáo dạy Văn yêu cầu học trò viết thư cho... chính mình ở thì tương lai - 4

Các lá thư của học trò gửi chính mình vào thời điểm xác định mình thàn đạt, trưởng thành nhất theo đề văn của cô Trần Thị Quỳnh Anh 

Hay một học trò khác viết "nhắc nhở" mình: Mày phải sống thật khỏe mạnh, tận hưởng cuộc sống vì bây giờ tao đang cố gắng nhiều lắm, kỳ vọng nhiều lắm, đang thức hôm thức đêm học hành để mày được sống thoải mái. Mày phải độc lập, tự tin, không bi lụy. Mày không được làm tao thất vọng.  

Một học sinh tên Tiên nhắc mình: "Tiên còn 13 năm, Tiên phải thành công vào mùa hạ"

Cô giáo giúp học trò vẽ "đồ thị cuộc đời"

Chủ đề, bài văn "viết thư cho mình ở thì tương lai" là ý tưởng của cô giáo trẻ Trần Thị Quỳnh Anh (SN 1992, giáo viên Văn, Trường THPT Trưng Vương, TPHCM) - cô giáo nổi tiếng lên lớp với những ý tưởng sáng tạo và táo bạo.

Cô giáo dạy Văn yêu cầu học trò viết thư cho... chính mình ở thì tương lai - 5

Cô giáo Trần Thị Quỳnh Anh.

Trước khi để viết bức thư này, HS sẽ thực hiện phần "kỹ thuật" theo hướng dẫn của cô Quỳnh Anh. Theo đó, các em sẽ kẻ 1 đường thẳng tương đương dòng đời của mình từ 0-80 tuổi. Trên đó mình chia ra mốc 0 - 20 - 40 - 60 - 80 tuổi tương ứng 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông cho 4 khoảng. Xong rồi đánh dấu số năm tuổi của mình trên đường thẳng đó. Rồi xoá phần đằng trước vì đó là thời gian đã qua. 

Từ cột mốc này, các em tự xác định số năm tuổi mình sẽ thành công. Rồi từ mốc thành công đến 80 tuổi lại xóa và xé đi vì đó là thời gian đã qua đỉnh cao. Như vậy sẽ cho ra phần còn lại sẽ là số năm mình còn để cố gắng, để phấn đấu. Nhưng số này năm này phải xoá tiếp 1/3 vì đó là thời gian mình phải dùng để ngủ.

Lúc này mảnh giấy còn lại sẽ còn rất bé. HS lại được yêu cầu viết ở mặt sau cho chính mình là còn bao nhiêu năm để nỗ lực. Sau đó HS sẽ viết một lá thư gửi cho chính mình ở năm con thành công nhất theo ý định của con, tức lá thư gửi chính mình những năm về sau. 

Cô Quỳnh Anh bày tỏ, với cách này sẽ đưa đến cho HS một số bài học quý giá. Chia cuộc đời ra làm 4 phần để thấy các con đang gần đi hết mùa Xuân của mình. Để thành công vào mùa Hạ, con sẽ phải tự nỗ lực rất nhiều, còn không sẽ phải đợi đến mùa Thu mới có thành quả và chỉ còn một chút mùa Đông cuối cùng để tận hưởng quả ngọt. 

"Mùa Xuân các con đang quan trọng vô cùng nhưng các con đã phải xé đi khá nhiều mùa Xuân của mình", cô nói. Như vậy qua đó, cô mong HS sẽ trân trọng hơn quỹ thời gian bé nhỏ của mình và nhận ra phải cất cánh thay vì lấy đà ì ạch như mình vẫn làm. 

Rồi nữa, HS sẽ tự xác định được đồ thị cuộc đời của mình cao nhất ở đâu. Khi các con có thể xác định một cách rõ ràng mục tiêu của mình thì mới có thêm % thành công. Khi đó các con mới hình dung ra được mình sẽ phải làm gì để đúng với điều mình mong muốn.

"Dám nói với mình, con sẽ nỗ lực!"

Cô Quỳnh Anh cho biết, điều cô nhận thấy ở nhiều học trò hiện nay là các con chưa được đánh thức sức mạnh tiềm thức, sức mạnh nội tại của chính bản thân thân. Sự thiếu hụt này dễ làm các em chơi vơi, mất phương hướng trong cuộc sống. 

Cô giáo dạy Văn yêu cầu học trò viết thư cho... chính mình ở thì tương lai - 6

Cô Quỳnh Anh cùng học trò

Từ thiếu hụt này, cô thực hiện ý tưởng "viết thư cho mình" để các con tự hình dung ra mình trong những năm về sau. Và qua các lá thư của học trò, cô thấy các con đã tự vẽ ra tương lai cho mình qua những tâm sự. 

"Tôi tin rằng khi các con dám gửi một thông điệp cho chính mình lên vụ trũ, con sẽ nỗ lực và cả vũ trụ cũng sẽ góp sức giúp con thực hiện điều đó.

Đây là sức mạnh tiềm thức của các con, khi các con có niềm tin ở bản

"Con trẻ hay hứa với bố mẹ, với thầy cô cô mà quên mất "hứa" với bản thân mình. Các em đang bỏ quên chính mình để phục vụ ước mơ, nguyện vọng của những người xung quanh. Nói với mình cũng là một dạng động lực" - Cô Trần Thị Quỳnh Anh. 

thân mình thì những xung quanh cũng sẽ được nhìn theo hướng tích cực như vậy. Các con sẽ có cảm giác mọi thứ đang ủng hộ mình", cô giáo trẻ nhấn mạnh. 

Thực hiện chủ đề này ở hai lớp, cô Quỳnh Anh thu được thành quả là gần 90 lá thư quý giá của học trò. Những lá thư của các con, cô cho biết, mình sẽ bỏ vào những phong bì dán lại gửi lại cho các con. Hi vọng các con sẽ tự cất giữ để khi con đi đến điểm mà con đã tự xác định và khi đó, các con sẽ tự mở nó ra để đọc lại. 

Cô giáo dạy Văn yêu cầu học trò viết thư cho... chính mình ở thì tương lai - 7

Cô giáo Trần Thị Quỳnh Anh là gương mặt Tài năng trẻ TPHCM 2018. Cô được mệnh danh là "cô giáo của những ý tưởng và sáng tạo".

Đây là một “kỹ thuật” cô Quỳnh Anh vô tình có được và tự nêm nếm một chút sáng tạo của bản thân để thành một bài học cho học trò. Đưa vào áp dụng, cô thấy thú vị và ý nghĩa khi thực hiện với học trò của mình.

Cô Quỳnh Anh cũng mong ý tưởng này được chia sẻ để nhiều giáo viên có thể thử vì biết đâu lại làm được điều gì đó cho HS. Qua đó, mỗi người thầy cũng sẽ tìm ra những bài học riêng cho học trò của mình. 

Cô Trần Thị Quỳnh Anh là cô giáo từng ra đề Văn: "Con tưởng tượng mình sẽ viết một lá thư gửi đến cho Ba, Mẹ của mình nói những điều mình muốn nói, nói gì cũng được. Cô sẽ chấm điểm cho cảm xúc thật nhất của con" làm học trò đã bật khóc khi viết bài thể hiện nỗi lòng của mình. 

 

Cô là tác giả của ý tưởng “Hũ kẹo yêu thương” được đặt giữa lớp học để học sinh tự bỏ kẹo vào hay lấy kẹo ra trong những tình huống san sẻ niềm vui, nỗi buồn hay là một lời cảm ơn, xin lỗi. Ý tưởng này được nhiều giáo viên trong cả nước nhân rộng, áp dụng.

 

Năm 2016, dự án học văn “Tôi yêu tiếng nước tôi” của cô Quỳnh Anh là dự án đoạt giải Nhất tại Chung kết hội thi Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin cấp quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức.

 

Năm 2017, cô Quỳnh Anh là một trong những giáo viên Việt Nam tham dự Diễn đàn Giáo dục toàn cầu Microsoft tổ chức tại Canada. Tại diễn đàn, cô Quỳnh Anh đạt được những giải thưởng đặc biệt về ứng dụng công nghệ trong dạy học.

 

Mới đây, cô Trần Thị Quỳnh Anh được bình chọn trở thành một trong 12 gương mặt Tài năng trẻ TPHCM 2018.

Hoài Nam 

 

 

Dòng sự kiện: Gương sáng giáo dục