Chung tay khắc phục khó khăn cho giáo dục vùng khó
Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Tuy nhiên ở những vùng khó khăn hình ảnh các lớp học đơn sơ, xuống cấp hoặc những phòng học tre nứa tạm bợ vẫn phổ biến và cần lắm sự chung sức của cộng đồng.
Theo Bộ GD-ĐT, ước chi ngân sách nhà nước cho toàn ngành GD-ĐT đạt khoảng 20% tổng chi ngân sách nhà nước, nhưng theo báo cáo từ nhiều địa phương thì kinh phí chi thực tế chủ yếu là cho con người, phần kinh phí để chi cho các điều kiện phục vụ giảng dạy, học tập còn thấp, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Ở các địa phương vùng khó, dù đã tích cực huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; xây dựng công trình thuộc các dự án phát triển giáo dục song cơ sở vật chất trường lớp học mới chỉ đáp ứng ở mức tối thiểu cho yêu cầu dạy và học.
Thấu hiểu được những khó khăn, thiếu thốn của các thầy cô giáo cũng như học trò vùng cao, không ít các doanh nghiệp đã tích cực chung tay mang đến những diện mạo mới nhằm đảm bảo điều kiện tốt cho chăm sóc, giáo dục trẻ em và tạo điểm khởi đầu cho sự phát triển trí tuệ của các em.
Chung tay khắc phục khó khăn ở giáo dục vùng khó
Năm 2017, nằm trong trong khuôn khổ Cuộc thi “Ý tưởng Trẻ thơ” do Công ty Honda Việt Nam phối hợp cùng Vụ Giáo dục Tiểu học – Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức từ năm 2008, dành cho học sinh các trường tiểu học trên cả nước, Công ty Honda Việt Nam cam kết trích ra số tiền 2,5 tỷ đồng trao tặng 680 suất học bổng, mỗi suất trị giá 500 nghìn đồng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn biết vươn lên trong học tập thuộc 68 trường tiểu học, và 12 thư viện đạt chuẩn Quốc gia cho 12 trường tiểu học thuộc 12 tỉnh bao gồm Lạng Sơn, Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Thuận và Long An.
Đây là năm thứ 6 chương trình trao tặng thư viện “Ý tưởng trẻ thơ” đến với các trường nghèo trên cả nước, nâng tổng số trường nhận thư viện lên con số 60 trường.
Các trường được hỗ trợ thư viện mới đều là các trường còn khó khăn và thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Việc có thêm tủ sách, bàn ghế mới khang trang, đẹp đẽ trong phòng đọc rộng rãi cùng tivi, máy tính sẽ cho các em có thêm động lực tới trường mỗi ngày.
Mỗi thư viện sẽ được trang bị đầy đủ các thiết bị đồng bộ và đảm bảo chất lượng, bao gồm: bàn ghế học sinh, bàn ghế máy tính, bàn ghế thủ thư, tivi và đầu đĩa DVD, máy tính bàn, kệ sách, cùng khoảng 2.300 đầu sách với nội dung đa dạng, hấp dẫn dành cho lứa tuổi thiếu nhi, trị giá cho mỗi thư viện lên đến 180 triệu đồng.
Sau ngày thư viện mới chính thức được mở cửa, mỗi ngày tới trường với các em nhỏ sẽ trở nên ý nghĩa hơn khi được khám phá với nhiều đầu sách khác nhau, từ sách giáo khoa, sách khoa học, truyện cổ tích, đến những sách về kĩ năng sống, câu chuyện về những nhân vật, tâm gương điển hình... Các em cũng sẽ được thầy cô hướng dẫn sử dụng thư viện đúng cách, lựa chọn và đọc sách hiệu quả.
“Hy vọng thư viện sẽ không chỉ đơn thuần là nơi đọc sách mà sẽ là “góc học tập” yêu thích. Chúng tôi tin rằng, việc xây dựng thói quen đọc sách mỗi ngày sẽ giúp các em nhỏ học thêm nhiều kiến thức bổ ích, nuôi dưỡng tâm hồn, từ đó hoàn thiện bản thân và hình thành kĩ năng sống, chuẩn bị những hành trang tốt nhất cho tương lai” – Đại diện Ban tổ chức chia sẻ.
H.Nguyễn