Chữa bệnh sợ giao tiếp tiếng Anh từ gốc rễ phát âm

"Một câu tiếng Anh nếu viết ra đọc thì hiểu nhưng cùng câu đó người nước ngoài nói mình không hiểu, hoặc mình nói họ không hiểu."Vấn đề này gặp phải ở nhiều người đi làm, gây tâm lý sợ giao tiếp tiếng Anh.

Đọc viết được, nhưng không
giao tiếp được

Đọc viết được, nhưng không giao tiếp được

Theo thống kê từ 200 cuộc phỏng vấn khả năng giao tiếp tiếng Anh của người đi làm, có đến 60% khá tự tin hoặc có thể xoay sở để đọc văn bản công việc hay viết email, nhưng lại bó tay khi được hỏi trực tiếp những câu tiếng Anh đơn giản. Họ không thể giao tiếp bằng tiếng Anh mặc dù vẫn có thể đọc và viết.

Tại sao với nhiều người, một câu tiếng anh nếu viết ra đọc thì hiểu nhưng cùng câu đó người nước ngoài nói họ không hiểu, hoặc họ nói người nước ngoài không hiểu? Đó là hiện tượng “câm, điếc” tiếng Anh, khi mà nội dung từ vựng thì mình biết, nhưng lại không nói ra được (câm) và không nghe được người nước ngoài nói (điếc). Cách so sánh này tuy có phần nặng nề nhưng lại phản ánh khá đúng thực trạng của nhiều người đi làm hiện nay.

Nguyên nhân ở đây là do phát âm không chuẩn nên khó cả nghe và khó cả nói. Điều này dễ hiểu khi phần lớn người đi làm hiện nay (trừ một số ít dân chuyên ngành tiếng Anh) không được học kỹ năng phát âm tại các cấp trường học. Họ phát âm một cách bản năng, “Việt hóa”, “bồi”. Nếu người nước ngoài cố gắng căng tai ra nghe và dùng ngôn ngữ hình thể thì cũng có thể hiểu được, nhưng điều này không được chấp nhận trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Gốc rễ phát âm – chìa khóa
làm chủ tiếng Anh giao tiếp

Gốc rễ phát âm – chìa khóa làm chủ tiếng Anh giao tiếp

Tầm quan trọng của phát âm trong tiếng Anh không còn là chủ đề mới, nhưng làm thế nào để làm chủ phát âm vẫn là câu hỏi lớn với nhiều người. Tiếng Anh có một hệ thống các yếu tố phát âm như phonetic symbols (ký hiệu phiên âm), word stress (trọng âm từ), sentence stress (trọng âm câu), ending sounds (âm cuối), sound linking (nối âm), intonation (ngữ điệu), thought group (nhóm ý)… Nắm được nguyên lý và thực hành những yếu tố phát âm này sẽ giúp người học dần dần cải thiện kỹ năng phát âm của mình.

Hàng ngày có rất nhiều phương pháp tiếp cận, mẹo vặt, những kinh nghiệm học phát âm tiếng Anh được chia sẻ trên mạng. Những kinh nghiệm đã được thực hành này đều có những tác dụng nhất định trong luyện tập phát âm. Tuy nhiên những người mới bắt đầu hoặc đang học lại về phát âm nên tiếp cận trực tiếp với gốc rễ căn bản của hệ thống phát âm trước và từ từ học hỏi - áp dụng những kinh nghiệm, mẹo vặt hữu ích khác, tránh bị rối/thiếu thông tin về bức tranh tổng thể của việc phát âm tiếng Anh. Từ kiến thức nền tảng của việc phát âm, học viên hiểu mình sai ở đâu để sửa sai và tiến bộ nhanh nhất.

Bên cạnh đó, hãy chọn cho mình một môi trường học tập sôi nổi, cởi mở, khuyến khích thực hành và tương tác nhiều nhất có thể để được sửa sai kịp thời. Ghi âm lại cách phát âm của mình và so sánh với bản gốc của người bản ngữ là cách phát hiện và sửa lỗi sai nhanh và chính xác nhất. Khi trực tiếp nghe thấy giọng nói và sự tiến bộ của bản thân, người học sẽ có thêm động lực học tập.

Cuối cùng, người học cần kiên trì, kiên trì gấp nhiều lần. Nếu đã học tiếng Anh trong nhiều năm rồi mà vẫn không thể giao tiếp tốt hay phát âm chuẩn, bạn không thể kỳ vọng tình trạng này thay đổi chỉ trong vài tháng, chưa kể quỹ thời gian hạn hẹp và điều kiện học tập đặc thù của người đi làm. Giống như học chơi một môn thể thao hay một loại nhạc cụ, hãy chuẩn bị cho mình tinh thần kiên trì để theo đuổi và làm chủ tiếng Anh.

Cơ hội được học miễn phí khóa học Chuẩn Hóa Phát Âm của Anh ngữ AROMA theo phương pháp AROMA Natural cùng nhiều ưu đãi học phí hấp dẫn khác. Xem chi tiết khóa học và chương trình ưu đãi tại http://aroma.vn/phatam/ hoặc gọi ngay hotline 04. 3537 9410 (Hà Nội) / 08. 6275 3565 (Sài Gòn).