Cảm phục tấm gương những thí sinh giàu nghị lực trong kỳ thi THPT quốc gia

(Dân trí) - Nữ sinh bị câm điếc bẩm sinh vẫn tự tin đi thi; thí sinh bị dị tật bẩm sinh ở chân, phải đi chân giả nhưng vẫn nuôi ước mơ trở thành bác sĩ; thí sinh 31 tuổi quyết thi để lấy bằng tốt nghiệp cấp ba... - đó là những thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt nhưng vẫn quyết tâm đi thi THPT quốc gia.

Cùng Dân trí điểm qua hình ảnh về một số thí sinh giàu nghị lực trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua nhé:


Nữ sinh khiếm thính tự tin đi thi. Trong ảnh: Em Trần Lê Khả Ái (học sinh lớp 12 trường THPT Lý Thái Tổ (quận Gò Vấp, TPHCM) - một trong số hiếm trẻ bị câm điếc bẩm sinh không học tập ở trường chuyên biệt đi cùng bố đến làm thủ tục dự thi tại điểm thi trường THCS Đoàn Thị Điểm (quận 3, TPHCM). (Ảnh: Nguyễn Quang)

Nữ sinh khiếm thính tự tin đi thi. Trong ảnh: Em Trần Lê Khả Ái (học sinh lớp 12 trường THPT Lý Thái Tổ (quận Gò Vấp, TPHCM) - một trong số hiếm trẻ bị câm điếc bẩm sinh không học tập ở trường chuyên biệt đi cùng bố đến làm thủ tục dự thi tại điểm thi trường THCS Đoàn Thị Điểm (quận 3, TPHCM). (Ảnh: Nguyễn Quang)


Em Hồ Dương Đăng Chương (học sinh Trường THPT Lê Lợi, TP Pleiku) cao chưa đến 1m dù đã 18 tuổi, các khớp xương của em cứng đơ khó cử động như người bình thường do thiếu sụn. Dù vậy, em vẫn quyết tâm học tập. Được biết, tại kỳ thi THPT quốc gia năm nay Chương đã được miễn thi tốt nghiệp. Nhưng chàng trai bé nhỏ này vẫn đăng ký thi đại học 4 môn Toán, Lý, Hóa, Sinh.

Em Hồ Dương Đăng Chương (học sinh Trường THPT Lê Lợi, TP Pleiku) cao chưa đến 1m dù đã 18 tuổi, các khớp xương của em cứng đơ khó cử động như người bình thường do thiếu sụn. Dù vậy, em vẫn quyết tâm học tập. Được biết, tại kỳ thi THPT quốc gia năm nay Chương đã được miễn thi tốt nghiệp. Nhưng chàng trai bé nhỏ này vẫn đăng ký thi đại học 4 môn Toán, Lý, Hóa, Sinh.


Từ khi sinh ra, Võ Anh Tuấn (học chuyên Toán, Trường THPT Chuyên Hùng Vương, tỉnh Gia Lai) đã bị dị tật bẩm sinh ở chân phải. Lên lớp 5 thì Tuấn được một hội từ thiện giúp đỡ lắp chân giả. Bị dị tật nhưng 12 năm học Tuấn đều là học sinh giỏi. Em thi ngành Y với ước mơ trở thành bác sĩ. (Ảnh: Thiên Thư)

Từ khi sinh ra, Võ Anh Tuấn (học chuyên Toán, Trường THPT Chuyên Hùng Vương, tỉnh Gia Lai) đã bị dị tật bẩm sinh ở chân phải. Lên lớp 5 thì Tuấn được một hội từ thiện giúp đỡ lắp chân giả. Bị dị tật nhưng 12 năm học Tuấn đều là học sinh giỏi. Em thi ngành Y với ước mơ trở thành bác sĩ. (Ảnh: Thiên Thư)


Em Mai Văn Hiền (học sinh Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Đà Nẵng) khiếm thị bẩm sinh. Với học lực của mình ở bậc THPT, Hiền được đặc cách tốt nghiệp THPT, song em đăng ký dự thi các môn khối A (Toán, Lý, Hóa) để lấy điểm xét tuyển vào đại học. Dự thi tại điểm trường CĐ Phương Đông, cụm thi 40 tại Đà Nẵng, Thí sinh khiếm thị Mai Văn Hiền được bố trí phòng thi riêng. (Ảnh: Khánh Hiền)

Em Mai Văn Hiền (học sinh Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Đà Nẵng) khiếm thị bẩm sinh. Với học lực của mình ở bậc THPT, Hiền được đặc cách tốt nghiệp THPT, song em đăng ký dự thi các môn khối A (Toán, Lý, Hóa) để lấy điểm xét tuyển vào đại học. Dự thi tại điểm trường CĐ Phương Đông, cụm thi 40 tại Đà Nẵng, Thí sinh khiếm thị Mai Văn Hiền được bố trí phòng thi riêng. (Ảnh: Khánh Hiền)


Chân bị gãy, đang bó bột trắng toát, đau nhức… nhưng thí sinh Nguyễn Thành Chung, dự thi THPT quốc gia tại điểm thi ĐH Nha Trang vẫn đến trường thi. Trong ảnh: Hai cha con em Chung trong phòng thi sáng 1/7. (Ảnh: Viết Hảo)

Chân bị gãy, đang bó bột trắng toát, đau nhức… nhưng thí sinh Nguyễn Thành Chung, dự thi THPT quốc gia tại điểm thi ĐH Nha Trang vẫn đến trường thi. Trong ảnh: Hai cha con em Chung trong phòng thi sáng 1/7. (Ảnh: Viết Hảo)


Gãy chân nhưng em Chung vẫn không bỏ thi. (Ảnh: Viết Hảo)

Gãy chân nhưng em Chung vẫn không bỏ thi. (Ảnh: Viết Hảo)


Năm nay 31 tuổi, dù vướng bận con nhỏ, thí sinh Nguyễn Thị Kim Nguyên (ngụ tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TPHCM) cố gắng thi để lấy bằng tốt nghiệp THPT. (Ảnh: Lê Phương)

Năm nay 31 tuổi, dù vướng bận con nhỏ, thí sinh Nguyễn Thị Kim Nguyên (ngụ tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TPHCM) cố gắng thi để lấy bằng tốt nghiệp THPT. (Ảnh: Lê Phương)


Trần Phước Chung bị liệt 2 chân được bạn thân là Phan Hoàng Duy suốt 6 năm thường xuyên cõng đến trường. Cả hai là học sinh lớp 12/4, Trường THPT Gò Công Đông, Tiền Giang. Mặc dù sức khỏe yếu, không thể tự đi lại được nhưng Chung đã rất nỗ lực học tập và học rất giỏi vì vậy Duy thấy thương và luôn giúp đỡ để Chung có thể đến trường. Trong ảnh: Chung được Duy đưa đến điểm thi THPT quốc gia tại điểm thi trường Đại học Tiền Giang. (Ảnh: Nguyễn Vinh)

Trần Phước Chung bị liệt 2 chân được bạn thân là Phan Hoàng Duy suốt 6 năm thường xuyên cõng đến trường. Cả hai là học sinh lớp 12/4, Trường THPT Gò Công Đông, Tiền Giang. Mặc dù sức khỏe yếu, không thể tự đi lại được nhưng Chung đã rất nỗ lực học tập và học rất giỏi vì vậy Duy thấy thương và luôn giúp đỡ để Chung có thể đến trường. Trong ảnh: Chung được Duy đưa đến điểm thi THPT quốc gia tại điểm thi trường Đại học Tiền Giang. (Ảnh: Nguyễn Vinh)


Đôi bạn nghỉ ngơi để chuẩn bị thi môn tiếp theo. (Ảnh: Nguyễn Vinh)

Đôi bạn nghỉ ngơi để chuẩn bị thi môn tiếp theo. (Ảnh: Nguyễn Vinh)


Trong hơn 11.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia tại cụm thi trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Lê Thị Hà An là một thí sinh đặc biệt. Mắc bệnh nhược cơ từ nhỏ nên Hà An không thể đi lại và sinh hoạt bình thường như các bạn cùng trang lứa. Để đến địa điểm thi em phải nhờ đến sự giúp đỡ của mẹ và các tình nguyện viên. Hình ảnh cô bé khuyết tật, ngồi xe lăn nhưng vẫn luôn nở nụ cười tươi, đầy tự tin trong mỗi buổi thi khiến không ít người xúc động. Trong ảnh: Hà An được các bạn tình nguyện viên và mẹ giúp di chuyển về ký túc xá Đại học Sư phạm Hà Nội sau buổi thi môn Ngoại ngữ. (Ảnh: Trần Văn)

Trong hơn 11.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia tại cụm thi trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Lê Thị Hà An là một thí sinh đặc biệt. Mắc bệnh nhược cơ từ nhỏ nên Hà An không thể đi lại và sinh hoạt bình thường như các bạn cùng trang lứa. Để đến địa điểm thi em phải nhờ đến sự giúp đỡ của mẹ và các tình nguyện viên. Hình ảnh cô bé khuyết tật, ngồi xe lăn nhưng vẫn luôn nở nụ cười tươi, đầy tự tin trong mỗi buổi thi khiến không ít người xúc động. Trong ảnh: Hà An được các bạn tình nguyện viên và mẹ giúp di chuyển về ký túc xá Đại học Sư phạm Hà Nội sau buổi thi môn Ngoại ngữ. (Ảnh: Trần Văn)


Thí sinh teo chân được cõng vào phòng thi mỗi ngày: Bị teo chân khi học lớp 2 nhưng thí sinhBạch Văn Nhật Cường (xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn không ngừng nỗ lực phấn đấu và nuôi giữ ước mơ được trở thành một lập trình viên giỏi. Giữa cái nắng hè chói chang của tháng 7, tại hội đồng thi trường ĐH Ngoại ngữ Huế (cụm thi 39 do Đại học Huế chủ trì), các bạn tình nguyên viên vẫn thay nhau cõng Cường vào phòng thi. (Ảnh: Đại Dương)

Thí sinh teo chân được cõng vào phòng thi mỗi ngày: Bị teo chân khi học lớp 2 nhưng thí sinhBạch Văn Nhật Cường (xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn không ngừng nỗ lực phấn đấu và nuôi giữ ước mơ được trở thành một lập trình viên giỏi. Giữa cái nắng hè chói chang của tháng 7, tại hội đồng thi trường ĐH Ngoại ngữ Huế (cụm thi 39 do Đại học Huế chủ trì), các bạn tình nguyên viên vẫn thay nhau cõng Cường vào phòng thi. (Ảnh: Đại Dương)


Cán bộ xã miền núi 47 tuổi quyết tâm đi thi tốt nghiệp lần 4. Trong ảnh: Anh Ra-pắc Bông (người dân tộc Cơ Tu, SN 1969, trú thôn 2 xã Thượng Long, huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) dù đã 47 tuổi, hiện là Chủ tịch UBMTTQ xã Thượng Long nhưng vẫn quyết tâm đi thi để có tấm bằng tốt nghiệp. (Ảnh: Đại Dương)

Cán bộ xã miền núi 47 tuổi quyết tâm đi thi tốt nghiệp lần 4. Trong ảnh: Anh Ra-pắc Bông (người dân tộc Cơ Tu, SN 1969, trú thôn 2 xã Thượng Long, huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) dù đã 47 tuổi, hiện là Chủ tịch UBMTTQ xã Thượng Long nhưng vẫn quyết tâm đi thi để có tấm bằng tốt nghiệp. (Ảnh: Đại Dương)

Nhóm PV