Bộ Giáo dục: Cơ chế thực hiện tự chủ đại học còn nhiều khó khăn

Nhật Hồng

(Dân trí) - Một số văn bản khung về cơ chế tự chủ đang sửa đổi, bổ sung để đảm bảo phù hợp với các quy định mới của pháp luật nên cũng dẫn đến một số khó khăn nhất định trong việc thực hiện tự chủ đại học.

Đây là một trong những nội dung nhấn mạnh trong báo cáo của Bộ GD&ĐT về vấn đề tự chủ đại học hiện nay.

Các trường đại học đã đầu tư nhiều hơn về nghiên cứu khoa học

172 cơ sở thành lập Hội đồng trường

Tính đến ngày 31/5/2020, Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã có 139 cơ sở GDĐH đã thực hiện kiểm định cơ sở đào tạo; 110 cơ sở ĐH Công lập và 62 Cơ sở GDĐH ngoài công lập đã thành lập được Hội đồng trường. Các cơ sở đào tạo đã chủ động chuẩn bị và hoàn thiện căn cứ pháp lý đảm bảo điều kiện để thực hiện tự chủ theo quy định của Luật.

Bộ GD&ĐT nhận định, giáo dục đại học đánh dấu bước đột phá trong thực hiện tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo. Với việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học và Nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành.

Các trường đại học được giao quyền tự chủ nhiều hơn trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế; chủ động, linh hoạt hơn về tổ chức bộ máy, tuyển dụng nhân sự và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, kiện toàn Hội đồng trường theo hướng thực chất, thực quyền.

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, tự chủ đại học được thúc đẩy và mở rộng quyền đối với các cơ sở giáo dục đại học, tạo điều kiện để thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực.

Sau thành công của 23 trường đại học được tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP, Bộ GDĐT đã rà soát, xây dựng và ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật để tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học gắn chặt với điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định.

Các cơ sở giáo dục đại học được giao quyền mạnh hơn trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tổ chức và tài chính, nhân sự, tạo ra sự chủ động, linh hoạt về tổ chức bộ máy, tuyển dụng nhân sự và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

5 vấn đề các trường có được khi thực hiện tự chủ

Bộ GD&ĐT cho rằng, các trường được hoàn toàn tự chủ trong thực hiện các nhiệm vụ, cụ thể:

+ Mở ngành đào tạo được giảm bớt thủ tục hành chính, thời gian mở ngành được rút ngắn hơn chủ động trong đào tạo, tận dụng cơ hội mở các ngành đào tạo mới đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của xã hội. Các trường cũng tích cực thay đổi nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy tiên tiến, tiếp cận với chuẩn đào tạo và chương trình đào tạo quốc tế.

Về hoạt động mở ngành đào tạo, nhờ có tự chủ các thủ tục hành chính được giảm bớt, thời gian mở ngành nhanh chóng hơn giúp các trường chủ động trong đào tạo, tận dụng cơ hội mở ngành đào tạo để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của xã hội. Bản thân các trường cũng ý thức hơn về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình trong việc mở ngành.

Theo số liệu các cơ sở đào tạo khai báo trên hệ thống báo cáo chỉ tiêu giáo dục đại học cho số lượng các ngành do các trường tự chủ ngày càng tăng theo từng năm kể từ khi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi được ban hành.

Thống kê tình hình mở ngành đào tạo theo trình độ và thẩm quyền cho phép từ năm 2016-2020 như sau:

STT

Năm mở ngành

Tổng số lượt ngành được mở hàng năm

Theo trình độ đào tạo của ngành mới mở

Thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo

TS

ThS

ĐH

Bộ GDĐT giao

Trường tự chủ

1

2016

389

57

126

206

295

94

2

2017

421

41

110

270

301

120

3

2018

405

46

84

275

195

210

4

2019

341

36

68

 

147

194

5

Tháng 5/ 2020

177

7

5

165

28

149

 

Tổng

1733

187

393

916

966

767

 Thống kê tình hình mở ngành đào tạo mới theo từng năm từ năm 2016 đến tháng 5/2020 như sau:

Bộ Giáo dục: Cơ chế thực hiện tự chủ đại học còn nhiều khó khăn - 2

 Nguồn: Báo cáo của Vụ Giáo dục Đại học, 2020

+ Về công tác tuyển sinh, các trường tự chủ đã nhanh chóng thích ứng, thay đổi định hướng đào tạo ở các hệ khác nhau. Quy mô đào tạo chính quy đại trà có phần suy giảm trong khi quy mô đào tạo chương trình tiên tiến, chất lượng cao tăng nhanh.

+ Về nghiên cứu khoa học, cùng với đào tạo, nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ trọng tâm không thể tách rời của trường. Trên cơ sở được giao quyền tự chủ, các trường đã chủ động hơn trong việc quyết định hướng nghiên cứu và tham gia các nhiệm vụ khoa học công nghệ. Đặc biệt, số lượng đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường tăng mạnh. Các công trình khoa học được đăng tải trên các tạp chí chuyên môn nước ngoài tăng lên...

+ Về tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự, các trường đã nhìn nhận là khâu then chốt trong quá trình tự chủ của các trường đại học. Chính vì thế, nhiều trường đã thông suốt việc tự chủ đại học phải gắn liền với đổi mới quản trị đại học, trong đó cần thiết phải thực hiện ngay việc thành lập Hội đồng trường, tái cấu trúc lại bộ máy, nâng cao chất lượng nhân sự trong mối tương quan với mục tiêu chiến lược, đồng thời giúp nhà trường thích ứng tốt hơn với những thay đổi của môi trường và tạo nền tảng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Từ thời điểm được giao thí điểm tự chủ, các trường đã từng bước hình thành cơ cấu nhân lực phù hợp với lực lượng lao động trực tiếp (giảng viên) tăng lên trong khi đội ngũ lao động gián tiếp (chuyên viên và nhân viên) giảm xuống, trong đó chú trọng hơn đến việc sử dụng công nghệ thông tin hoặc thuê ngoài nhằm tăng hiệu quả hoạt động của bộ máy.

+ Về tự chủ về tài chính: Nhìn chung các trường đảm bảo được toàn bộ chi hoạt động thường xuyên, thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người học, miễn giảm học phí cho các đối tượng chính sách, trích lập quỹ học bổng khuyến khích theo quy định và đều có chênh lệch thu lớn chi.

Các trường đã trích lập quỹ đầu tư phát triển sự nghiệp, quỹ khen thưởng, phúc lợi, ổn định thu nhập. Thu nhập của người lao động đã tăng lên rõ rệt so với thu nhập bình quân giai đoạn trước. Đồng thời đã tạo điều kiện cho các trường chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

Hệ thống cơ chế chính sách chưa đồng bộ

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT thừa nhận, hệ thống cơ chế chính sách chưa đồng bộ, các văn hướng dẫn triển khai thực hiện đang từng bước hoàn thiện để phù hợp với Luật Giáo dục năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học; một số văn bản khung về cơ chế tự chủ đang sửa đổi, bổ sung để đảm bảo phù hợp với các quy định mới của pháp luật nên cũng dẫn đến một số khó khăn nhất định trong việc thực hiện tự chủ đối với các các sở giáo dục, đào tạo.

Bên cạnh đó, một số cơ sở giáo dục đại học chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tự chủ đại học, chưa gắn tự chủ đại học với quá trình đổi mới quản trị đại học; chưa thực sự chú trọng xây dựng văn hóa chất lượng để khẳng định uy tín, là điều kiện để tồn tại và phát triển trong tự chủ đại học.

Xếp hạng thế giới của các trường đại học

Năm vừa qua, chỉ số xếp hạng và số lượng các trường đại học của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng các trường có chất lượng tốt, uy tín trong khu vực và quốc tế liên tục gia tăng.

Lần đầu tiên 03 cơ sở giáo dục ĐH lọt vào bảng xếp hạng 1000 trường ĐH tốt nhất thế giới (ĐH Quốc gia Hà Nội và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được xếp trong nhóm 801 - 1.000 ĐH tốt nhất; ĐH Quốc gia TP. HCM trong nhóm 1.000+ do tạp chí Times Higher Education, Anh quốc xếp hạng); có 07 trường đại học được vào danh sách các đại học hàng đầu Châu Á (ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP. HCM, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Cần Thơ, ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng (theo Quacquarelli Symonds-QS);

Mới đây nhất, ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã vào tốp 101-150 Bảng xếp hạng thế giới các trường ĐH trẻ tuổi có chất lượng giáo dục hàng đầu trên thế giới của Tổ chức xếp hạng ĐH QS.

Năm 2020, Việt Nam có 11 nhóm ngành thuộc top 1.000 thế giới. Trước năm 2016, chỉ có 2-3 trường ĐH của Việt Nam được vào danh sách các trường ĐH hàng đầu Châu Á. 

Chỉ số nghiên cứu khoa học tăng mạnh. Số lượng các công trình công bố quốc tế liên tục tăng, trong năm 2015 chỉ có 4.159 bài báo khoa học được công bố trên hệ thống SCOPUS/ISI, đến năm 2019, tổng số công bố trên các hệ thống này đạt 12.307 bài (tăng gấp 3 lần).

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm