20 năm nhìn lại “sân chơi” máy tính cầm tay đầu tiên cho học sinh

(Dân trí) - “Máy tính cầm tay chính là công cụ công nghệ đầu tiên ứng dụng vào học đường thành công, từ đó tiếp nối cho các công cụ khác cùng góp phần phát triển nền giáo dục nước nhà”, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển chia sẻ.

Hàng trăm ngàn học sinh tham gia

Khởi nguồn vào năm 1995, Công ty BITEX (đơn vị độc quyền phân phối máy tính Casio) đã phối hợp với Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức kỳ thi Giải toán trên máy tính Casio thu hút hàng trăm học sinh khắp các quận/huyện tham gia.

Năm 1996, Kỳ thi Giải toán trên máy tính cầm tay được tổ chức tại Hà Nội và lan rộng khắp 63 tỉnh thành hưởng ứng tham gia. Đến năm 2001, Kỳ thi đã được Bộ GD&ĐT nâng tầm kỳ thi cấp quốc gia. Thấy được sức hút cũng như độ lan tỏa của cuộc thi, ngoài môn Toán thì Bộ GD&ĐT đã mở rộng môn thi thêm Lý - Hóa - Sinh.

20 năm nhìn lại “sân chơi” máy tính cầm tay đầu tiên cho học sinh - 1
Từ kỳ thi cấp tỉnh thi môn Toán

Thường niên, cứ đến tháng 9, tháng 10 hàng năm, hàng ngàn thí sinh khắp các trường, quận/huyện tham gia kỳ thi để chọn ra đội tuyển thi cấp Tỉnh/Thành phố. Từ cuộc thi cấp Tỉnh/Thành Phố sẽ tiếp tục tuyển chọn ra các thí sinh ưu tú nhất tham dự kỳ thi cấp quốc gia.

Qua 20 năm, kỳ thi ngày càng lan rộng, phát triển, chất lượng kỳ thi được thể hiện rõ bằng chất lượng bài thi và con số thí sinh tăng lũy tiến. Cho đến nay kỳ thi đã có 16,687 học sinh thi cấp quốc gia; 246,725 học sinh thi cấp tỉnh/thành phố... Thấy được ý nghĩa, độ lan tỏa to lớn mà kỳ thi mang lại nên hãng Casio (Nhật Bản) đã học hỏi để nhân rộng tổ chức tại các nước như Philippines, Myanma, Indonesia…”.

20 năm nhìn lại “sân chơi” máy tính cầm tay đầu tiên cho học sinh - 2

Đến kỳ thi cấp quốc gia thi các môn Toán - Lý - Hóa - Sinh

Theo nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, Kỳ thi Giải toán trên máy tính cầm tay thật sự là một sân chơi công nghệ đầu tiên với học sinh Việt Nam bởi thời điểm đó, học sinh không có phương triên để tính toán, các phép tính đều phải tính bằng tay hoặc các phương pháp thô sơ.

“Kỳ thi đã giúp các em học sinh lẫn giáo viên các tỉnh thành có cơ hội giao lưu, kết nối, rèn luyện kỹ năng tính toán cũng như tạo đột phá trong việc thay đổi phương pháp dạy và học từ truyền thống sang hiện đại. Bên cạnh đó, thông qua kỳ thi, ngành giáo dục đã phát hiện nhiều học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng, phát triển tiềm năng sáng tạo của các em”, ông Hiển nói.

Mong muốn được thêm nhiều học sinh tiếp cận với Kỳ thi

Trải qua hơn 20 tổ chức, với một số lượng lớn thí sinh tham gia song kỳ thi luôn hoàn thành mục tiêu, đảm bảo công bằng, minh bạch nhất. “Hơn 20 năm tổ chức, điều tôi hài lòng nhất của Kỳ thi đó là ngoài giúp ích cho giáo viên, học sinh thì kỳ thi này là chưa có một sự tranh cãi nào trong xã hội. Máy tính cầm tay chính là công cụ công nghệ đầu tiên ứng dụng vào học đường thành công, từ đó tiếp nối cho các công cụ khác cùng góp phần phát triển nền giáo dục nước nhà”, ông nguyên Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nói.

20 năm nhìn lại “sân chơi” máy tính cầm tay đầu tiên cho học sinh - 3
Kỳ thi bước sang tuổi 17

Chính những ý nghĩa thiết thực này, Bộ GD&ĐT đã đẩy mạnh việc đưa máy tính cầm tay vào ứng dụng giảng dạy các môn tự nhiên, nhằm phát triển tư duy của học sinh, hỗ trợ cho tư duy đó tiết kiệm thời gian học tập máy tính sẽ giúp việc tính sẽ được nhanh và chính sách.

20 năm nhìn lại “sân chơi” máy tính cầm tay đầu tiên cho học sinh - 4
Các hoạt động tập huấn, hướng dẫn ứng dụng máy tính Casio được tổ chức song song

Ông Lê Hồng Sơn - Thành ủy viên - Giám đốc Sở Giáo dục TP. HCM cho biết: “Sở GD&ĐT TP. HCM vẫn duy trì tổ chức kỳ thi Giải toán trên máy tính cầm tay để các em học sinh giảm bớt thời lượng lý thuyết để tăng ứng dụng thực hành. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục cùng Công ty BITEX tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô, các em học sinh ứng dụng máy tính cầm tay hiệu quả nhất trong học tập, thi cử”.

Hành trình 25 năm truyền cảm hứng toán học qua máy tính Casio đã tạo được sân chơi ứng dụng công nghệ vào tính toán bổ ích cho học sinh. Và kỳ thi Giải toán trên máy tính cầm tay vẫn luôn giữ vững sức hấp dẫn của mình đối với các em học sinh, các thầy cô giáo mà minh chứng là số lượng thí sinh từ cấp huyện, tỉnh, thành phố, cấp quốc gia tăng lên hàng năm. Hi vọng, trong tương lai, kỳ thi vẫn được duy trì và được đầu tư phát triển hơn nữa.

Là người tạo nên tiền đề và tài trợ cho kỳ thi Giải toán trên máy tính cầm tay, ông Nguyễn Xuân Dũng, Chủ tịch HĐQT BITEX cho biết: “chúng tôi may mắn được Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT đã ủng hộ cùng thực hiện, nhờ vậy kỳ thi Giải toán trên máy tính cầm tay được tổ chức quy mô tầm cỡ, hiệu quả, công tâm. Từ con số 5% biết đến máy tính cầm tay thì đến nay 90% học sinh ứng dụng hiệu quả máy tính cầm tay vào học tập, thi cử. Với tôi, thành quả không chỉ là những con số, huy chương mà đã theo đuổi đam mê đóng góp cho nền giáo dục, góp phần thay đổi phương pháp tính toán trong học đường”.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm