Phân tầng, xếp hạng đại học: Cần tính đến bài học kinh nghiệm của nước ngoài

(Dân trí) - PGS.TS Trần Khánh Đức, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, phân tầng và xếp hạng đại học là một vấn đề mới và phức tạp đối với Việt Nam. Do đó, cần được tiếp tục nghiên cứu dựa trên quan điểm, cách tiếp cận hệ thống hiện đại, có tính đến các bài học, kinh nghiệm khu vực và quốc tế.

Trong bài viết: “Lý thuyết hệ thống và ứng dụng trong phân tầng và xếp hạng đại học Việt Nam”, PGS.TS Trần Khánh Đức, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã có những phân tích các cơ sở khoa học của lý thuyết hệ thống và vận dụng trong phân tầng và xếp hạng trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Các kinh nghiệm quốc tế trong phân tầng và xếp hạng trong hệ thống giáo dục đại học. Đồng thời, đề xuất tháp phân tầng và bộ tiêu chí xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.


Chủ trương phân tầng, xếp hạng ở Việt Nam đã có từ nawm 2015 nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện

Chủ trương phân tầng, xếp hạng ở Việt Nam đã có từ nawm 2015 nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện

Nghị định quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học (73/2015/NĐ-CP) ngày 8 tháng 9 - 2015 của Chính phủ thì hoạt động phân tầng cơ sở giáo dục đại học là sự sắp xếp thành các nhóm các cơ sở giáo dục đại học theo mục tiêu, định hướng đào tạo dựa trên các tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Nghị định này. Cơ sở giáo dục đại học được phân thành 3 tầng: cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu; cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng và cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành.

Xếp hạng là sự sắp xếp các cơ sở giáo dục đại học theo thứ tự từ cao xuống thấp về chất lượng được tính bằng điểm theo khung xếp hạng trong mỗi tầng của hệ thống giáo dục đại học.

Khung xếp hạng là các giới hạn trên và giới hạn dưới được tính bằng điểm để phân chia các cơ sở giáo dục đại học thành các hạng theo nhóm chất lượng trong mỗi tầng của hệ thống giáo dục đại học.

Theo đó, PGS.TS Trần Khánh Đức đã đưa ra phân tích các mô hình phân tầng hệ thống giáo dục đại học như mô hình Mỹ, Trung Quốc, Hàn quốc… Với mô hình Việt Nam, dựa theo sứ mạng và mục tiêu của các Đại học và các trường đại học Việt Nam có thể phân tầng các Đại học và các trường đại học Việt Nam với các tầng sau: (không phân biệt trường công hay trường tư; trường quốc tế). Cụ thể:

Đại học khoa học & nghiên cứu (Research Univesity/Institute) theo đuổi sứ mạng và mục tiêu đẳng cấp khu vực và quốc tế về nghiên cứu và đào tạo nhân lực trình độ cao, chất lượng cao (Tiến sĩ; sau Tiến sĩ và Thạc sĩ theo hướng Hàn lâm-nghiên cứu).

Có thể tính đến các cơ sở GDĐH ở tốp này là các Đại học quốc gia Hà Nội; TP HCM; Các trường Đại học Bách khoa Hà nội; TP HCM; Y-Dược Hà Nội và TP HCM; Trường Đại học kinh tế quốc dân; HV nông nghiệp Hà Nội..Đại học sư phạm HN.. Tầng này chiếm khoảng 10%.

Các Trường Đại hoc khoa học ứng dụng & kỹ thuật theo các ngành/chuyên ngành như: Các trường đại học xây dựng/nông-lâm nghiệp/Mỏ-địa chất/Công nghiệp/Sư phạm/Bưu chính-viễn thông/Ngoại thương/ Thương mại… Tầng này chiếm khoảng 30%

Các trường đại học công nghệ & nghề nghiệp: Bao gồm các trường đại học theo hướng thực hành-nghề nghiệp ở các vùng/địa phương như Trường đại học Điện lực, FPT; Trường đại học Thủ đô/ Trường đại học Phú yên; Hải Phòng…. Tầng này chiếm khoảng 60%.

Sứ mạng và mục tiêu của Hệ thống giáo dục đại học như sau:

Phân tầng, xếp hạng đại học: Cần tính đến bài học kinh nghiệm của nước ngoài - 2

Việt Nam tham gia bảng xếp hạng QS Asia có phù hợp?

Trong lĩnh vực giáo dục đại học đã có đến 15 hệ thống xếp hạng quốc tế với 5 hệ thống được xem là phổ biến là:

ARWU, còn được biết dưới tên gọi Bảng xếp hạng Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc), ra đời năm 2003; QS World, trước đây thường được gọi là THES hoặc THE-QS, ra đời năm 2004 tại Anh Quốc; Webometrics, chuyên xếp hạng trang web của các trường đại học, ra đời năm 2004 tại Tây Ban Nha;

QS Asia, dành riêng cho khu vực châu Á dựa trên hệ thống xếp hạng toàn cầu của QS, ra đời năm 2009 và THE, tách ra từ nhóm THE-QS và kết hợp với Thomson Reuters thành một hệ thống riêng, mới ra đời năm 2010 tại Anh Quốc.

PGS.TS Trần Khánh Đức cho biết, tuy cùng chung các chuẩn mực về đào tạo và nghiên cứu cùng các điều kiện đảm bảo chất lượng về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo …song các Hệ thống xếp hạng trên có triết lí, mục đích và các chuẩn mực, tiêu chí khác nhau.

Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu thì trong giai đoạn trước mắt (2020-2025) các đại học và trường đại học Việt Nam nên tham gia hệ thống xếp hạng QS Asia. Một số trường đại học mạnh có thể tham gia các Bảng xếp hạng quốc tế như QS World/ THE… với thứ hạng còn thấp để làm quen với các luật chơi và chuẩn mực quốc tế.

Theo PGS.TS Đức, xếp hạng đại học trong nước nên được thực hiện theo các phân tầng giáo dục đại học (Nghiên cứu/Khoa học ứng dụng/ Thực hành-nghề nghiệp) với các tiêu chí đánh giá cơ bản về chất lượng đào tạo/chất lượng nghiên cứu/ chất lượng đội ngũ giảng viên/Uy tín trong nước và quốc tế/Tỷ lệ việc làm sau tốt nghiệp/Tỷ lệ GV/SV…. Có thể xếp hạng theo từng tiêu chí hay kết quả tổng hợp các tiêu chí như sau:

Bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng đại học Việt Nam

STT

Tiêu chí

Tỷ trọng đánh giá

Nguồn minh chứng và đánh giá

1

Chất lượng đào tạo

20- 30%

- Đánh giá của người học/SV tốt nghiệp

-Đánh giá của người sử dụng lao động (SV tốt nghiệp)

- Mức phù hợp với Sứ mạng và Mục tiêu đào tạo

2

Chất lượng nghiên cứu KH&CN

20 - 30%

- Các giải thưởng nghiên cứu KH&CN của SV/GV

-Bài báo khoa học quốc tế

–Sản phẩm nghiên cứu khoa học-công nghệ/Thu nhập từ NCKH&CN

-Các giải thưởng KH&CN trong nước và quốc tế

-Đánh giá của giới học thuật trong và ngoài nước

3

Chất lượng đội ngũ giảng viên

10- 15%

-Tỷ lệ GS/PGS/TS

- Tỷ lệ GV/SV

-Số Giảng viên được mời thỉnh giảng trong nước và quốc tế

- Số/Tỷ lệ giảng viên có các giải thưởng/Bằng sáng chế KH&CN quốc gia và quốc tế

4

Chương trình đào tạo

10- 15%

-Đánh giá của chuyên gia về Chương trình ĐT

- Số lượng/Tỷ lệ CTĐT tiên tiến/Chất lượng cao

-Số lượng/Tỷ lệ CTĐT được kiểm định trong nước và khu vực/quốc tế

5

Cơ sở vật chất/học liệu

10-20%

- Số liệu về Giảng đường/ Phòng thí nghiệp/ Xưởng thực hành/Thư viện/ Khu thể thao…

- Ý kiến đánh giá của SV/GV/Chuyên gia về sự phù hợp/chất lượng/hiệu quả

6

Uy tín quốc tế

5-10%

- Kết quả Hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu/dịch vụ

- Thành viên các Hiệp hội GD ĐH khu vực/Quốc tế

7

Uy tín trong nước

5-10%

-Kết quả hợp tác trong nước

- Ý kiến của các đối tác trong nước (Doanh nghiệp/Tổ chức sử dụng lao động..)

- Đánh giá của báo chí/truyền thông/Hiệp hội Xã hội-nghề nghiệp

8

Tỷ lệ việc làm sau tốt nghiệp và phát triển nghề nghiệp của SV tốt nghiệp

10 -15%

- Kết quả khảo sát việc làm của SV tốt nghiệp hàng năm

- Số lượng SV thành đạt

9

Quản trị đại học

10-15 %

-Tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý nhà trường

-Đánh giá của chuyên gia/nhà quản lý

-Ý kiến của CBQL/GV/SV nhà trường

Tổng số

100% ( 100 điểm)

PGS.TS Trần Khánh Đức cho rằng, việc đánh giá xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam dựa trên Bộ tiêu chí trên được thực hiện theo các phân tầng của cơ sở giáo dục đại học với sự điều chỉnh các tỷ trọng % ở các tiêu chí cho phù hợp với từng Tầng.

Kết quả xếp hạng ở từng tầng dựa trên tổng số tỷ trọng % của từng tiêu chí đạt được của từng cơ sở giáo dục đại học được đánh giá (tương ứng 1% là một điểm và Điểm đạt tối đa là 100 điểm).

Phân tầng và xếp hạng đại học là một vấn đề mới và phức tạp đối với Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập khu vực/quốc tế. Công việc này có tác động to lớn đến sự phát triển của từng cơ sở GD ĐH nói riêng và toàn hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam nói chung trong hiện tại cũng như trong tương lai.

PGS.TS Trần Khánh Đức cho hay, vấn đề này, cần được tiếp tục nghiên cứu dựa trên quan điểm, cách tiếp cận hệ thống hiện đại, có tính đến các bài học, kinh nghiệm khu vực và quốc tế.

Bộ 7 tiêu chí được nghiên cứu trước đó

Bộ 9 tiêu chí do ông Trần Khánh Đức đưa ra tương tự với đề xuất do nhóm nghiên cứu của bà Lê Thị Ngọc Lan (Đại học Ngoại thương) đề cập trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Xây dựng bộ tiêu chí và quy trình xếp hạng các trường đại học Việt Nam” được nghiệm thu năm 2017.

Nhóm đã tổng hợp được bảng xếp hạng uy tín như THE, QS, US News & Report hay ARWU cũng như các bảng xếp hạng đại học Việt Nam đến năm 2017; tổng hợp thông tư, nghị định liên quan đến xếp hạng đại học và khảo sát sinh viên, chuyên gia giáo dục, nhà tuyển dụng về những tiêu chí cũng như trọng số cần thiết để đưa ra bộ 7 tiêu chí.

Thứ nhất là tiêu chí giảng viên (15,5%) với nội dung: tỷ lệ giảng viên/sinh viên, tỷ lệ giảng viên có học vị tiến sĩ/tổng số giảng viên cơ hữu.

Thứ hai là nghiên cứu khoa học (13%), được xác định bằng tỷ lệ kinh phí thu được từ nghiên cứu khoa học/tổng nguồn thu, số lượng công trình được công bố quốc tế, số lượng đề tài, bài báo, sách đã công bố/xuất bản.

Thứ ba là tiêu chí sinh viên (17,5%), được đưa ra dựa trên tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 12 tháng.

Đề xuất 7 tiêu chí xếp hạng đại học ở Việt NamGiảng viênGiảng viênNghiên cứu khoa họcNghiên cứu khoa họcSinh viênSinh viênCơ sở vật chấtCơ sở vật chấtTài chínhTài chínhKiểm ĐịnhKiểm ĐịnhQuốc tế hóaQuốc tế hóaCơ sở vật chất● Trọng số (%): 15

Thứ tư là cơ sở vật chất (15%) với nội dung: diện tích trung bình phục vụ học tập/sinh viên, tổng số đầu sách phục vụ học tập và nghiên cứu.

Thứ năm là về tài chính, chiếm 10%. Thứ sáu là tiêu chí kiểm định (14%) với nội dung liên quan đến các chương trình đào tạo đạt chứng nhận kiểm định cấp quốc gia, quốc tế.

Cuối cùng là tiêu chí quốc tế hóa (15%) được xác định bởi tỷ lệ giảng viên quốc tế/số giảng viên cơ hữu, tỷ lệ sinh viên quốc tế/tổng số sinh viên, tỷ lệ sinh viên, giảng viên tham gia các chương trình trao đổi học thuật quốc tế.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đã đề xuất phương thức xếp hạng trong đó có đề cập đến việc phân tầng trường đại học trên cơ sở định hướng của Chính phủ và bộ, ban, ngành, thay đổi trọng số của bộ tiêu chí phù hợp với từng tầng.

Đồng thời, nhóm cũng đề xuất lộ trình áp dụng bộ tiêu chí để xếp hạng trường tại Việt Nam, trong đó đề xuất các trường nên tham gia vào bảng xếp hạng quốc tế như QS Asia.

Hồng Hạnh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm