Phụ huynh "sốt sắng" cho con đi rèn tinh thần học chủ động

Trường Thịnh

(Dân trí) - Không còn tập trung 100% vào việc rèn kiến thức để con đạt điểm số cao, thế hệ phụ huynh mới tập trung nhiều vào việc rèn luyện ý thức học tập cho con để việc học không còn là ác mộng của trẻ hay gánh nặng của phụ huynh.

Vì sao cần chú trọng rèn luyện tinh thần học tập chủ động cho con?

Chị Trần Lê Hải Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) kể, con gái chị - bé Bảo Châu học khá kém các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Toán, mức điểm của bảo Châu thường dưới điểm trung bình khoảng 4 - 4,5 điểm. Cô bé cũng rất nhút nhát dè dặt không dám hỏi giáo viên khi không hiểu bài, chính vì thế Bảo Châu ngày càng nản lòng và lười học các môn này khiến kết quả học tập ngày một sa sút dù phụ huynh có cho đi học thêm một vài nơi, nhưng kết quả cũng không tốt hơn. Tình cờ chị Hải Anh biết đến mô hình học PISA - một mô hình học tập rèn luyện tính chủ động của người học, kích thích và khơi gợi niềm yêu thích học tập của học sinh, chị Hải Anh đã quyết định đăng ký cho con theo học.

Sau 10 tháng theo học tại đây, chị Hải Anh cho biết, Bảo Châu đã có sự tiến bộ rõ rệt trong môn Toán và các môn tự nhiên. Cuối học kì II vừa qua, Bảo Châu đã đạt 8.75 điểm môn Toán. Cô bé đã không còn cảm thấy sợ các môn tự nhiên, mà trái lại giờ lại là môn học được yêu thích của cô nàng. Ngoài ra, từ một học sinh có phần nhút nhát và ngại giao tiếp, hiện Bảo Châu tỏ ra năng động hơn, chủ động trao đổi với giáo viên và cởi mở với mọi người.

Còn đối với chị Nguyễn Thị Liên (Cầu Giấy, Hà Nội), chị cho biết rất bận rộn với công việc vì thế ko có đủ thời gian để theo sát việc học của con, các bé nhà chị ko tự giác học tập mà thường phải có mẹ nhắc nhở và la rầy khá nhiều. Với mong muốn tìm cho con sự yêu thích trong việc học tập nên chị Liên tìm đến mô hình học PISA - mô hình giáo dục tập trung vào việc "rèn" luyện sự chủ động trong học tập, và khơi gợi niềm đam mê tự tìm tòi học hỏi các kiến thức của học sinh. Sau hai năm theo học, chị Liên vui mừng "khoe" rằng con trai chị luôn đạt kết quả học tập xuất sắc hai năm liền. Điều này đã giúp cho Quang Minh đỗ vào THPT Lương Thế Vinh với số điểm 50,2 điểm.

Hiện chị Liên tiếp tục cho con gái là cháu Lưu Thanh Mai (đang học lớp 7) học theo mô hình học tập chủ động PISA kể từ năm lớp 4. Kết quả học tập cho thấy Thanh Mai luôn nắm vững kiến thức, giữ vững phong độ học tập ổn định và liên tục đạt điểm 9,10. Tại kỳ thi vào lớp 6, Thanh Mai cũng đỗ THCS Lương Thế Vinh với số điểm là 516 điểm (điểm chuẩn là 500 điểm).

Tinh thần học tập quyết định kết quả học tập

Khác với trường hợp của hai phụ huynh trên, chị Trần Thị Thơm (Cầu Giấy, Hà Nội) có con trai Nguyễn Viết Khang (hiện đang học lớp 7) là một người rất cá tính, không nghe lời cha mẹ, thích tự làm theo ý mình, và ko mấy yêu thích việc học. Chính vì thế kết quả học tập của con khá kém, dù chị đã cho con đi học kèm học thêm khá nhiều nơi, thậm chí mời cả gia sư đến để kèm cặp cho con, nhưng gần như kết quả học tập của con không mấy tốt. Sau đó, nghe nhiều người mách, chị mới thử đưa con đến Trung Tâm HOCMAI để rèn "tinh thần học tập chủ động" với mong muốn con có thể thay đổi được thái độ học tập bên cạnh việc nâng cao kiến thức. Sau một thời gian theo học mô hình học tập chủ động, Viết Khang đã chia sẻ nhiều hơn với giáo viên, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao và có thái độ đúng mực với mọi người. Cuối học kỳ II vừa qua, Viết Khang đạt 9,75 điểm môn Toán và hiện bạn đang là học sinh trường THCS Đoàn Thị Điểm.

Phụ huynh sốt sắng cho con đi rèn tinh thần học chủ động - 1
Một lớp học tại Trung Tâm HOCMAI - Trong lớp học sẽ có tối đa 4 học sinh/lớp và mỗi học sinh sẽ có 2 giáo viên phụ trách.

Cô giáo Vũ Minh Thúy - giáo phụ trách chuyên môn môn Toán của bạn Viết Khang tại Hệ thống Giáo Dục HOCMAI, cho biết Viết Khang là một học sinh cá tính mạnh, nên nếu dùng các phương pháp cứng rắn nhiều khi phản tác dụng, vì vậy ở trung tâm, các thầy cô luôn nhắc nhở bạn một cách rất nhẹ nhàng và luôn đứng ở vị trí của bạn để thấu hiểu.

"Mỗi học sinh với tính cách, thái độ khác nhau nên các cô cũng phải có cách tiếp cận khác nhau. Với bạn Khang, thay vì quá nghiêm khắc thì mình lựa chọn cách khích lệ con. Mỗi lần con làm đầy đủ bài tập về nhà hay đạt điểm số cao, mình thường có nhiều lời khen dành cho con, đồng thời nhẫn nại giải thích với con thay vì ép con phải theo một nguyên tắc nhất định", cô Thúy cho biết thêm.

Đây là một trong những ưu điểm nổi bật của mô hình giáo dục PISA mà Hệ thống giáo dục HOCMAI đang triển khai. Tại mô hình học PISA người học được "cá nhân hóa lộ trình". Người học sẽ được thiết kế một lộ trình riêng phù hợp thông qua bài test đầu vào để kiểm tra kiến thức, năng lực và tính cách của học sinh với các tiêu chí bao gồm Nền tảng kiến thức, Khả năng tiếp thu, Kỹ năng giải quyết vấn đề và Tinh thần học tập. Dựa vào điểm bài test, học sinh được phân thành các nhóm tương ứng: E (0-3,9 điểm), D (4-5,9 điểm), C (6-7,9 điểm), B (8-9,4 điểm), A (9,5-10 điểm).

Phụ huynh sốt sắng cho con đi rèn tinh thần học chủ động - 2
Các yếu tố hình thành nên mô hình học tập PISA.

Đây là những phương pháp học tập, rèn luyện một cách khoa học, hiệu quả và ngày càng được các nhà giáo dục hàng đầu thế giới, cũng như học sinh, sinh viên ở quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan, Phần Lan, Đức... áp dụng.

Phụ huynh sốt sắng cho con đi rèn tinh thần học chủ động - 3
Tại mô hình học PISA, học sinh được hướng dẫn và giảng dạy theo phương pháp eDate.

Điểm khác biệt của PISA so với hình thức học thêm hiện nay như gia sư riêng hay học theo nhóm nhỏ là lộ trình học tập tại PISA được thiết kế riêng theo năng lực cá nhân, được điều chỉnh liên tục, đánh giá toàn diện trên cả 3 khía cạnh kiến thức - thái độ - kỹ năng. Cơ chế "2 giáo viên đồng hành cùng 1 học sinh" giúp đánh giá hiệu quả học tập độc lập, gia tăng sự khách quan trong việc đánh giá năng lực học sinh.