Những lưu ý quan trọng khi sử dụng tiếng Nhật trong đời sống (Phần 2)

(Dân trí) - Tiếp nối phần 1, hôm nay chúng ta tiếp tục cùng Iwai Sensei và Phương Liên Sensei giải đáp những thắc mắc tiếp theo về cách sử dụng tiếng Nhật trong cuộc sống hàng ngày nhé!

Nhiều bạn học rất giỏi ngữ pháp cũng như nằm lòng hàng nghìn từ vựng tiếng Nhật nhưng vẫn không thể phát âm chuẩn tiếng Nhật. Vì sao vậy nhỉ? Cùng khám phá những bí kíp về cách phát âm tiếng Nhật chuẩn như người bản xứ để biết nguyên do và cách khắc phục nhé!

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng tiếng Nhật trong đời sống (Phần 2)

Có một thực tế ở Việt Nam là các bạn học viên thường học tiếng Nhật từ người Việt bởi không phải trung tâm tiếng Nhật nào cũng có giáo viên bản ngữ, mà dù có giáo viên bản ngữ đến dạy đi nữa thì nếu không được lưu ý kỹ càng chúng ta vẫn dễ dàng mắc phải những lỗi phát âm cơ bản ngay từ những ngày đầu học bảng chữ cái.

Nguyên nhân là do đặc điểm ngôn ngữ và thói quen phát âm (cách đặt lưỡi, răng, bật hơi…) của mỗi ngôn ngữ là khác nhau. Những lỗi sai này lâu ngày sẽ trở thành thói quen rất khó bỏ dù sau này chúng ta nhận thức được mình sai. Vậy muốn phát âm tiếng Nhật chuẩn hãy chuẩn hóa từ cách phát âm bảng chữ cái.

Những lỗi sai thường gặp khi phát âm tiếng Nhật

Chữ cái

Phiên âm

Cách người Nhật phát âm

Shi

Khép hai răng lại và bật hơi chữ shi, tránh nhầm với chữ si

た; と

Ta; to

Khi phát âm những từ này ta cần bật hơi, nên nghe gần giống như tha, tho

Tsu

Khép hai răng lại, đưa lưỡi chạm vào hàm trên và bật hơi ra, tránh nhầm với chữ su

Fu

Phiên âm là fu nhưng khi phát âm thì dường như là một nửa chữ fu một nửa chữ hư

ら◊り◊る◊れ◊ろ

Ra; ri; ru; re; ro

Mặc dù được phiên âm là chữ r nhưng các chữ cái trong hàng ra được người nhật phát âm ở giữa chữ r và l

Trường âm

Trường âm là âm đọc kéo dài trong tiếng Nhật. Khi đọc trường âm có giá trị bằng một phách kéo dài nguyên âm trước nó. Cụ thể:

1. Trường âm của hàng あlà あ. Ví dụ: おかあさん (okaasan)◊おばさん(obaasan).

2. Trường âm của hàng い là い. Ví dụ: おじいさん (ojiisan)◊おにいさん(oniisan).

3. Trường âm của hàng う làう. Ví dụ: くうき(kuuki)◊ゆうべ(yuube)

4. Trường âm của hàng え là い hoặc え (ít gặp) . Ví dụ: とけい(tokei)◊せんせい(sensei). Chú ý: khi đóng vai trò là trường âm của hàng e thì chữ i được phát âm thành ê. Ví dụ: tokee; sensee

5. Trường âm của hàng お làう hoặc お (ít gặp). Ví dụ: とおり(Toori)◊こうえん(Kouen)

Tương tự như hàng e, âm u khi đóng vai trò là trường âm của o cũng sẽ được phát âm như một âm o

Kiến thức về trường âm nghe có vẻ khá đơn giản nhưng không ít người Việt vì không để ý, không luyện mà thường bỏ qua phách kéo dài này dẫn đến phát âm tiếng Nhật không chuẩn khiến người nghe khó hiểu. Còn một chú ý nữa là trong Katakana, trường âm sẽ được kí hiệu bằng một dấu gạch ngang (ー).

Âm ngắt

Âm ngắt trong văn bản Nhật được kí hiệu là chữ tsu nhỏ (っ). Trong phát âm tiếng Nhật nó được đọc bằng cách gấp đôi chữ cái đầu tiên của phiên âm romaji của chữ cái tiếng Nhật ngay sau âm ngắt. Nghe có vẻ hơi khó hiểu đúng không nhỉ? Ví dụ nhé: ざっし(zasshi), けっこん (kekkon), きって(kitte)

Âm mũi (ん)

ん có 3 cách đọc: n, m và ng tùy vào từng trường hợp.

1. Được đọc là m khi nó đứng trước các phụ âm p; b; m.

Ví dụ:
えんぴつ (empitsu) : bút chì

さんびゃく(sambyaku) : 300

2. Được đọc là ng khi đứng trước các phụ âm : k ; w ; g.

Ví dụ :

こんかい (kongkai) : Lần này

こんげつ (konggetsu) : tháng này

3. Các trường hợp còn lại hầu như được đọc là n

Ví dụ :

こんにちは (konnichiwa) : chào buổi chiều

なんにち (nannichi) : ngày bao nhiêu

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng tiếng Nhật trong đời sống (Phần 2) - 1

Đôi khi chính người Nhật cũng có sự lẫn lộn giữa phát âm m và ng tùy vào thói quen sử dụng cũng như khẩu ngữ của từng vùng miền.

Bởi tiếng Nhật là một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới nên việc tự học không hề dễ nếu bạn không có quyết tâm. Vì vậy, mỗi ngày bạn hãy dành ra 30 phút đến 1 giờ để luyện phát âm, nếu làm được điều này liên tục chắc chắn khả năng giao tiếp của bạn sẽ tiến bộ nhanh chóng đấy. Hãy bắt đầu ngay hôm nay bạn nhé!

Vũ Phong