1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Xác ướp 2.000 năm tuổi có chiếc lưỡi vàng

(Dân trí) - Một xác ướp 2.000 năm tuổi vừa được tìm thấy tại Ai Cập, xác ướp này có chiếc lưỡi vàng.

Các nhà khảo cổ đã vừa tìm thấy 16 hầm mộ tại di chỉ khảo cổ Taposiris Magna ở Ai Cập. Một hầm mộ chứa xác ướp có chiếc lưỡi được làm bằng vàng, với niềm tin của người Ai Cập xa xưa rằng chiếc lưỡi bằng vàng này sẽ giúp người quá cố có thể nói được khi bước sang thế giới bên kia. Có thể trong quá trình ướp xác, phần lưỡi của người quá cố đã bị cắt bỏ vì lý do nào đó.

Những hầm mộ này đều có niên đại 2.000 năm tuổi. Những xác ướp còn lại khi được tìm thấy đều đã ở tình trạng xuống cấp, nhưng những chiếc mặt nạ bằng đá được thực hiện khi những người này qua đời vẫn còn ở tình trạng khá lý tưởng, cho phép các nhà khảo cổ có thể hình dung về diện mạo của người quá cố lúc sinh thời.

Phát hiện khảo cổ mới nhất này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu tới từ trường Đại học Santo Domingo (Cộng hòa Dominica), nhóm này đã làm việc tại di chỉ khảo cổ Taposiris Magna (Ai Cập) được gần một thập kỷ.

Xác ướp có chiếc lưỡi bằng vàng vẫn còn ở tình trạng khá lý tưởng, đặc biệt chiếc lưỡi bằng vàng vẫn còn có độ sáng bóng

Trong các hầm mộ, các nhà khảo cổ còn tìm thấy những đồ trang sức và các bức tượng, giúp họ hiểu thêm về thân thế lúc sinh thời của những người quá cố.

Xác ướp 2.000 năm tuổi có chiếc lưỡi vàng - 1

Xác ướp có chiếc lưỡi bằng vàng

Xác ướp 2.000 năm tuổi có chiếc lưỡi vàng - 2

Trong các hầm mộ, các nhà khảo cổ còn tìm thấy những mặt nạ bằng đá vẫn còn ở tình trạng lý tưởng.

Xác ướp 2.000 năm tuổi có chiếc lưỡi vàng - 3
Xác ướp 2.000 năm tuổi có chiếc lưỡi vàng - 4

Trong các hầm mộ, các nhà khảo cổ còn tìm thấy những đồ trang sức và các bức tượng

Xác ướp 2.000 năm tuổi có chiếc lưỡi vàng - 5
Xác ướp 2.000 năm tuổi có chiếc lưỡi vàng - 6
Xác ướp 2.000 năm tuổi có chiếc lưỡi vàng - 7
Xác ướp 2.000 năm tuổi có chiếc lưỡi vàng - 8

Phát hiện khảo cổ mới nhất này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu tới từ trường Đại học Santo Domingo (Cộng hòa Dominica), nhóm này đã làm việc tại di chỉ khảo cổ Taposiris Magna (Ai Cập) được gần một thập kỷ.