1. Dòng sự kiện:
  2. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
  3. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Trấn Thành, MC Đức Bảo VTV “phản biện” cách đọc “tròn, vuông, tam giác” gây tranh cãi

(Dân trí) - Trong khi Trấn Thành ra sức rủ MC Ngô Kiến Huy và ca sĩ Chí Thiện chế loạt ca khúc theo trào lưu “tròn, vuông, tam giác” khiến nhiều fan “cười ngất” thì nam MC Đức Bảo có những lí lẽ sắc bén ủng hộ phương pháp này và chê trách hành động làm clip hài để câu view.

Trấn Thành mặt "tỉnh bơ" chế chùm bài hát theo trào lưu "tròn, vuông, tam giác"

Chạy đua theo trào lưu bình luận và hát thay lời bằng các từ như tròn, vuông, tam giác, Trấn Thành vừa khiến cộng đồng mạng cười nghiêng ngả khi cover lại loạt ca khúc "Sống xa anh chẳng dễ dàng", "Giả vờ yêu" và cả “Người lạ ơi”.

Không những vậy, Trấn Thành còn rủ thêm diễn viên - MC Ngô Kiến Huy và nam ca sĩ Chí Thiện hát chung.

Clip của Trấn Thành thu hút hơn 10.000 lượt thích và hàng trăm lượt chia sẻ, bình luận xung quanh trào lưu này.
Clip của Trấn Thành thu hút hơn 10.000 lượt thích và hàng trăm lượt chia sẻ, bình luận xung quanh trào lưu này.

Được biết trào lưu chế nhạc này xuất phát từ câu chuyện mới đây trên mạng xã hội xuất hiện một clip dạy học bằng phương pháp đọc “tròn, vuông, tam giác” thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Nhiều phụ huynh hoang mang bởi cách đánh vần "khó hiểu" với cả người lớn và trẻ em. Còn có clip ghi lại cảnh phụ huynh bực tức, lớn tiếng với con trẻ khi các bé chỉ vào hình để đọc vanh vách, nhưng khi hỏi tới chữ thì không biết.

Ngay lập tức trên mạng xã hội, không ít ca khúc nhạc chế cùng "đơn xin nghỉ" học, bài làm văn viết theo phương pháp mới được cư dân mạng ra sức chia sẻ.

Cách học mới mang đến phản ứng trái chiều, trong khi một bộ phận ủng hộ thì một bộ phận dư luận phản đối khá gay gắt, thậm chí còn chế ảnh.
Cách học mới mang đến phản ứng trái chiều, trong khi một bộ phận ủng hộ thì một bộ phận dư luận phản đối khá gay gắt, thậm chí còn chế ảnh.
Trấn Thành, MC Đức Bảo VTV “phản biện” cách đọc “tròn, vuông, tam giác” gây tranh cãi - 3

Theo lí giải của các nhà giáo dục, phương pháp này trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 để học sinh học cách tách lời nói thành các tiếng, hiểu cách đọc lời thơ. Khi đó, trẻ sẽ hình dung mỗi ô vuông, tam giác là khối chữ trên trang sách. Trẻ sẽ không đọc thừa chữ, thiếu chữ.

Cách học mới mang đến phản ứng trái chiều, trong khi một bộ phận ủng hộ thì một bộ phận dư luận phản đối khá gay gắt.

Được biết, cách đánh vần “lạ” này là theo tài liệu của Chương trình Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại.

Được biết, CNGD là đề tài nghiên cứu cấp quốc gia của GS Hồ Ngọc Đại, được áp dụng thí điểm từ năm 1978 tại Trường Thực nghiệm (nay là PTCS Thực nghiệm) Hà Nội dưới sự quản lý, giám sát của Viện Khoa học giáo dục VN - Bộ GD&ĐT.

Ngày 27/8, trao đổi với báo chí, GS Hồ Ngọc Đại cho hay, cách đánh vần này được dạy theo bộ sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, được xây dựng trên tinh thần giải pháp công nghệ giáo dục do ông khởi xướng. Cách đánh vần theo bộ sách này đến nay đã được triển khai ở 49 địa phương với hơn 800.000 học sinh theo học.

GS Hồ Ngọc Đại cũng cho rằng, một số người chưa hiểu biết nên mới phê phán phương pháp dạy cũng như sách Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục của ông.

MC Đức Bảo chia sẻ: Xét cho cùng thì những ai học theo cách đó chẳng gặp vấn đề gì về đọc hiểu cả.
MC Đức Bảo chia sẻ: "Xét cho cùng thì những ai học theo cách đó chẳng gặp vấn đề gì về đọc hiểu cả".

Bên cạnh đó, thế hệ học sinh từng được dạy phương pháp "vuông tròn" cách đây hơn 20 năm ở trường thực nghiệm cũng lên tiếng bày tỏ những ưu điểm của phương pháp này.

MC Đức Bảo VTV cũng có chia sẻ gây chú ý trên trang cá nhân: “Sáng nay trước khi đi làm có một cuộc thảo luận sôi nổi về phương pháp học tiếng Việt của trường Thực nghiệm, vì vợ mình học ở trường này.

Sau một hồi trao đổi, thì mới nhận ra là, mình cũng hiểu sai về những định nghĩa cơ bản của chữ (hệ thống ký tự của một ngôn ngữ), từ (đơn vị có nghĩa nhỏ nhất của ngôn ngữ) và âm tiết. Dẫu sao cũng đã học đọc học viết từ quá lâu rồi, vì thế cũng không nên quá chắc là mình hiểu hoàn toàn đúng hay biết hết về mọi thứ được.

Nhưng dễ thấy nhất là cách gán các âm tiết cho các hình tượng vuông hay tròn đơn giản chỉ là một cách để nhắc các bé không đọc thiếu âm tiết, không thuộc vẹt các câu. Vậy thì đó là một cách cũng khá hay, và không đáng đem ra để chế giễu thậm chí là làm hẳn clip hài hước để câu view. Vì xét cho cùng thì những ai học theo cách đó chẳng gặp vấn đề gì về đọc hiểu cả”.

Phản biện clip trên mạng xã hội, nick Kts-Pham Dan - một phụ huynh lại có những lo lắng: "Đây không phải hướng tích cực, có rất nhiều những lỗi sai cơ bản. Sao hình đấy ai bảo là khối nhựa? Ý đồ là dạy cách tư duy, nhưng trẻ phải biết hết mặt chữ mới hiểu mới tư duy được.

Trẻ lên cấp 2 não mới đủ điều kiện phát triển và có tư duy tốt. Cô giáo dạy có chỉ vào chữ đâu, cô giáo chỉ vào hình và các cháu đọc theo hình, vậy các cháu nhớ sao được mặt chữ? Tôi hỏi con tôi, cháu chỉ vào hình đọc không sai tí nào, nhưng hỏi chữ này là gì thì chịu. Vậy có phải là học máy móc và học vẹt không?".

Đến thời điểm hiện tại, đây vẫn tiếp tục là câu chuyện giáo dục gây tranh cãi trong dư luận. Một thầy giáo có tên Quang Minh cũng đăng tải bình luận cho rằng: ''Làm giáo dục, không chỉ môn tâm lý học là đủ. Hiện tại theo tôi, chương trình của thầy Đại rất cần sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về ngôn ngữ học, nhất là âm vị học, ngữ âm học. Và cả văn hoá học nữa. Thì hy vọng SGK và phương pháp dạy sẽ hoàn thiện hơn nữa''.

Phương Nhung