1. Dòng sự kiện:
  2. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
  3. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Tiết lộ “đế chế” truyện tranh Nhật Bản thập niên 1960

(Dân trí) - “Cám Ơn Tình Yêu” (tựa gốc Gegege no Nyobo) là một trong những bộ phim hiếm hoi chia sẻ về nhiều khía cạnh của nền công nghiệp truyện tranh Nhật Bản giai đoạn này: cuộc sống họa sĩ, sở thích độc giả, cách phát hành...

Hiện nay, truyện tranh đã trở thành một ngành công nghiệp cực kỳ phát triển của Nhật Bản với rất nhiều tác phẩm đa dạng thể loại không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn trên toàn thế giới. Thế nhưng ít người biết về lịch sử truyện tranh Nhật Bản, nhất là những năm đầy khó khăn trong và sau Đệ nhị thế chiến. “Cám Ơn Tình Yêu” (tựa gốc Gegege no Nyobo) là một trong những bộ phim hiếm hoi chia sẻ về nhiều khía cạnh của nền công nghiệp truyện tranh Nhật Bản giai đoạn này: cuộc sống họa sĩ, sở thích độc giả, cách phát hành...

“Cám Ơn Tình Yêu” phát sóng 17h30 thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật hàng tuần trên HTV9
“Cám Ơn Tình Yêu” phát sóng 17h30 thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật hàng tuần trên HTV9

Không list đầu dòng như một phim tài liệu, “Cám Ơn Tình Yêu” đan xen khéo léo những chi tiết về cuộc sống Nhật Bản bấy giờ, những câu chuyện tình cảm lãng mạn, thú vị khiến mạch phim cực kỳ thu hút. Kịch bản dựa theo quyển tự truyện năm 2008 của vợ tác giả truyện tranh nổi tiếng Nhật Bản– ông Mizuki Shigeru. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ được kể lại với góc nhìn của người vợ.

Thời điểm bấy giờ, truyện tranh Nhật Bản chưa “chuyên nghiệp hóa” nên tác giả câu chuyện cũng chính là người vẽ minh họa cho truyện bản thân. Đây là một điểm khác biệt rất lớn so với hiện tại khi hai vai trò này được tách biệt với hai người.


Shigeru (nam chính) là một tác giả nghèo và thường xuyên có cuộc sống khó khăn. Do đam mê truyện có hơi hướm kinh dị, ma quái, thế nên tác phẩm của Shigeru khó được độc giả thời đó ưa thích

Shigeru (nam chính) là một tác giả nghèo và thường xuyên có cuộc sống khó khăn. Do đam mê truyện có hơi hướm kinh dị, ma quái, thế nên tác phẩm của Shigeru khó được độc giả thời đó ưa thích

Bởi quá say mê công việc, cộng thêm khiếm khuyết (mất một cánh tay) do chiến tranh nên dù đã 39 tuổi, Shigeru vẫn độc thân. Còn Fumie vì là chị lớn nhất (do cả hai chị lớn hơn đều đi lấy chồng) nên phải chăm lo công việc nhà và vẫn chưa lập gia đình dù đã 29 tuổi. Đây là một điều rất hiếm hoy bởi con gái Nhật giai đoạn đó thường đám cưới rất sớm.

Tuy vậy, thật bất ngờ khi Fumie không hề phản đối. Cô rất háo hức chuẩn bị cho đám cưới và rất hài lòng với chồng sắp cưới dù chỉ mới gặp mặt một lần. “Nếu có đủ thời gian, biết đâu em sẽ do dự đúng không chị. Đám cưới gấp như vầy có lẽ sẽ tốt cho em hơn. Anh ấy có vẻ lập dị nhưng cũng rất thú vị.” – Fumie chia sẻ cùng chị ruột Yukie đêm trước đám cưới.

Huyền Anh