Thú vị ngắm ảnh của các “paparazzi” là người dân tộc thiểu số

(Dân trí) - 150 bức ảnh được trưng bày tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội được chụp bởi 64 “tay máy” nghiệp dư đến từ 9 nhóm cộng đồng dân tộc thiểu số với nhiều góc nhìn hồn nhiên và chân thật đem đến cho khán giả những cung bậc cảm xúc đến…kinh ngạc.

Cuộc triển lãm ảnh có tên gọi khá độc đáo Văn hóa của mình - Đối thoại trong không gian mở vừa khai mạc chiều ngày18/4, tại vườn hoa Lý Thái Tổ thu hút đông đảo sự chú ý của người dân cũng như du khách nước ngoài.

Trước đó, trong quá trình chuẩn bị khai mạc, dự án văn hóa độc đáo do Viện Nghiên cứu Xa hội, Kinh tế và Môi trường thực hiện cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu bởi tác giả của toàn bộ các bức ảnh do chính những đồng bào dân tộc chụp về con em, cuộc sống và sinh hoạt văn hóa của dân tộc mình…
 
Thú vị ngắm ảnh của các “paparazzi” là người dân tộc thiểu số
Bức ảnh của chị Hà Thị Bụi, dân tộc Tà Ôi chụp hai bé gái cùng làng đem đến nhiều cảm xúc cho người xem

150 bức ảnh trưng bày trong triển lãm được chọn ra từ hàng trăm bức ảnh mà bà con đã chụp trong 4 tháng qua. Dù ảnh do những “tay máy” không chuyên, thậm chí có người lần đầu tiên được cầm máy ảnh nhưng những bức ảnh đã chiếm cảm tình người xem bởi những xúc cảm cuộc sống tươi mới, cái nhìn hồn nhiên, dung dị về trang phục, cuộc sống, sinh hoạt thường ngày. Và càng đặc biệt hơn, khi kèm theo mỗi bức ảnh là một câu chuyện do chính người chụp kể, chân thực, mộc mạc.

"Đoàn dự án đến thôn, tập hợp mọi người lại và hỏi xem có ai muốn tham gia chương trình tự chụp ảnh này không. Thôn bầu lên 6 người, trong đó có em. Nhưng 5 người kia từ chối, có mỗi mình em là không từ chối", chị Trương Thị Thủy, người dân tộc Mường, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ những ngày đầu tiên tham gia dự án photovoice.

Với em Lý Thị Líu, 18 tuổi đến từ Yên Bái thì lý do em tham gia dự án này là “Em rất muốn biết người khác nghĩ gì về văn hóa của mình”. Cô bé cũng chia sẻ thêm rằng, sau chương trình em tự hào hơn về bản thân, biết nhiều hơn về các dân tộc khác.

Còn đối với những người theo suốt quá trình dự án văn hóa đặc biệt này như chị Lương Minh Ngọc thì đoàn của chị đã chứng kiến biết bao chuyện buồn vui, cười chảy ra nước mắt. Chị Ngọc chia sẻ với khán giả về trường hợp chị Hoàng Kiều, người dân tộc Khmer đã vượt qua rào cản từ sự ghen tuông của người chồng, đến cảm giác xấu hổ phải giấu máy ảnh vào vạt áo vì niềm yêu thích “người nông dân tự chụp hình người nông dân”. Hay cụ Triệu Chung Hương, dân tộc Dao, Yên Bái đã ở cái tuổi bên kia dốc cuộc đời vẫn nhiệt tình “tí toáy” máy ảnh với niềm hi vọng: “Tui chụp ảnh để lại cho con cháu mình xem, để khỏi mất văn hóa!”…

Tham gia dự án này, ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường cho biết có 9 nhóm dân tộc thuộc 3 miền như dân tộc Mông Si, Dao đen (Yên Bái), Mông đen, Dao đỏ (Lào Cai), Mường, Thái (Thanh Hóa), Pa Cô, Vân Kiều (Quảng Trị), Khmer (Sóc Trăng).
 
Thú vị ngắm ảnh của các “paparazzi” là người dân tộc thiểu số

Nhiều tác giả các bức ảnh đã không thể có mặt tại triễn lãm ở Hà Nội

“Những người tham gia dự án đã được phát máy ảnh và tự chụp những bức ảnh nên rất ý nghĩa. Người xem có thể cảm nhận được vẻ đẹp của văn hóa ở sự đa dạng, khác biệt và có thể thấy văn hóa đã mang lại những lợi ích gì cho cộng đồng, và nếu biết quảng bá, thì sẽ còn giúp nâng cao vị thế của đất nước. Hơn thế nữa, họ sẽ thấy người dân tộc thiểu số chính là những người đang chủ động khám phá, thể hiện và quyết định văn hóa được bảo tồn và tiếp thu như thế nào", ông Bình nói.

Sáng ngày 22/4, dù số lượng người xem không đông như buổi khai mạc trước đó nhưng những bức ảnh sống động được triển lãm ngoài trời vẫn có sức hút kỳ lạ “níu chân” người qua lại. Bác sĩ Nguyễn Thành Đồng ở Nguyễn Chí Thanh không chỉ xem các bức ảnh rất kỹ mà còn lán lại chia sẻ nhiều với các tình nguyện viên, thành viên BTC triển lãmVăn hóa của mình - Đối thoại trong không gian mở. “Đây thực sự là cuộc triển lãm ảnh vô cùng ý nghĩa, không chỉ đối với tôi, các bạn trẻ Việt Nam hay khách du lịch. Nhờ triển lãm này, người dân thêm hiểu biết và cảm thấy thú vị với cuộc sống, nếp sinh hoạt của các cộng đồng dân tộc anh em”, anh Đồng nói.

Cụ Đinh Văn Lệ, hơn 60 tuổi cũng mải miết ngắm chi tiết từng bức ảnh. Đến bức ảnh nào cụ cũng cố đọc câu chuyện được tác giả kể bên dưới. Cụ nói, lần đầu tiên cụ nhìn thấy những bức ảnh chân thật và tự nhiên như thế này về các dân tộc thiểu số…

Sự khám phá và trải nghiệm thú vị qua những bức ảnh đời thường dung dị, đó là cảm xúc chung của khán giả đến xem triển lãm. Triển lãm nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam sẽ kéo dài đến hết ngày 22/4 và sau triển lãm dự kiến BTC sẽ xuất bản một cuốn sách ảnh.

Một số hình ảnh tại triển lãm ngày 20/4 tại Hà Nội:
 
Thú vị ngắm ảnh của các “paparazzi” là người dân tộc thiểu số


Thú vị ngắm ảnh của các “paparazzi” là người dân tộc thiểu số
Trẻ em dân tộc thiểu số

Thú vị ngắm ảnh của các “paparazzi” là người dân tộc thiểu số


Thú vị ngắm ảnh của các “paparazzi” là người dân tộc thiểu số
Bà và cháu

Thú vị ngắm ảnh của các “paparazzi” là người dân tộc thiểu số


Thú vị ngắm ảnh của các “paparazzi” là người dân tộc thiểu số

Thú vị ngắm ảnh của các “paparazzi” là người dân tộc thiểu số

Thú vị ngắm ảnh của các “paparazzi” là người dân tộc thiểu số
Công việc thường ngày của phụ nữ các dân tộc thiểu số

Thú vị ngắm ảnh của các “paparazzi” là người dân tộc thiểu số
Tục xem chân gà của người Pa Cô

Thú vị ngắm ảnh của các “paparazzi” là người dân tộc thiểu số


Thú vị ngắm ảnh của các “paparazzi” là người dân tộc thiểu số
Nhiều công việc, sinh hoạt phong phú của các dân tộc thiểu số

Thú vị ngắm ảnh của các “paparazzi” là người dân tộc thiểu số


Thú vị ngắm ảnh của các “paparazzi” là người dân tộc thiểu số


Thú vị ngắm ảnh của các “paparazzi” là người dân tộc thiểu số


Thú vị ngắm ảnh của các “paparazzi” là người dân tộc thiểu số

Người xem rất thú vị với ảnh của các “paparazzi” là người dân tộc thiểu số

Bài và ảnh: Nguyễn Hằng