1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Thủ tướng Nepal dự giới thiệu sách "Nepal- Hòa bình trong tầm tay"

Sau khi đọc cuốn sách Nepal - Hoà bình trong tầm tay nhiều người sẽ đến thăm Nepal và để gặp người thầy đã viết lên cuốn sách này.

Tối 10/5, Thủ Tưởng nước CHDC Liên bang Nepal KP Sharma Oli và phu nhân cùng các thành viên của phái đoàn Nepal tham dự buổi giới thiệu sách “Nepal- Hòa bình trong tầm tay” của tác giả Huyền Diệu, Chủ tịch Hội phật giáo quốc tế tại Nepal. Có mặt trong buổi giới thiệu ra mắt cuốn sách còn có sự hiện diện của Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, Nepal, Bhutan Phạm Sanh Châu, bà Nguyễn Phương Nga Chủ tịch Liên Hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Giáo sư nhà sử học Lê Văn Lan và nhà thiết kế, nghệ nhân Lan Hương.

Thủ tướng Nepal dự giới thiệu sách Nepal- Hòa bình trong tầm tay - 1
Toàn cảnh buổi giới thiệu sách " Nepal- Hòa bình trong tầm tay".

Nepal – đất nước xinh đẹp, nơi có dãy núi Hymalaya hùng vĩ, đỉnh Everest – Mẹ của vũ trụ (Sagarmatha) những cánh đồng đẹp như tranh. Người Nepal hiền hòa, tốt bụng. Nơi đây là quê hương của nhiều Đức Phật, nhiều hiền giả. Đặc biệt là Lumbini, nơi giáng trần của Phật Thích Ca – người đã chứng Đạo và chỉ đường dẫn lối cho hàng trăm triệu con người sống trong hòa bình, hạnh phúc 26 thế kỷ qua.

Vào thập niên 1980 đất nước Nepal đã trải qua những bất đồng và xáo trộn chính trị gây xung đột và nội chiến. Chiến tranh Nepal bùng nổ kéo dài gần mười năm đã giết chết trên 14.000 người. Đây là một cuộc chiến đẫm máu đã lôi kéo nhiều phe phái trong Nepal và cường quốc thế giới tham gia, mà nạn nhân đau khổ nhất là trẻ em và phụ nữ.

Thầy Huyền Diệu đã quyết liệt tìm mọi cách vận động chấm dứt cuộc chiến này. Cuộc vận động trải qua nhiều giai đoạn cực kỳ khó khăn, phức tạp và nguy hiểm. Nhưng thật mầu nhiệm, các phe lâm chiến đã lắng nghe sự kiêu gọi của Thầy.

Thủ tướng Nepal dự giới thiệu sách Nepal- Hòa bình trong tầm tay - 2
Thủ tướng Nepal  (ngoài cùng, bên phải) và phu nhân trong buổi giới thiệu sách. 

Cuốn sách "Nepal - Hòa bình trong tầm tay" mang cho chúng ta một sự trọng thị về một người Phật tử ưu tú của Việt Nam. Thầy Huyền Diệu đã đến nơi đất Phật, dựng cầu hòa bình, xây chùa Việt nam, và hành động không biết mệt mỏi để hàn gắn tình yêu theo tinh thần của Đức Phật lên vết nứt hằn thù tranh chiến của con người.

 

Phát biểu tại buổi giới thiệu sách, đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, Nepal, Butan Phạm Sanh Châu, chia sẻ: “Nhân dân và đất nước Nepal đã hết sức ủng hộ nhân dân và con người Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho đất nước mình. Con người Nepal hết sức hiền hậu, tốt bụng, đất nước Nepal rất tươi đẹp. Và hôm nay chúng tôi giới thiệu cuốn sách của một người thầy, một nhà sư được chúng tôi kính trọng, người đầu tiên xây ngôi chủa Việt Nam tại Nepal. Sau khi đọc cuốn sách này nhiều người sẽ đến thăm Nepal và để gặp người thầy đã viết lên cuốn sách này”.  

Tại buổi giới thiệu cuốn sách, Thủ Tướng Nepal KP Sharma Oli cho hay: “Cuốn sách Nepal- Hòa Bình trong tầm tay chính là cầu nối hòa bình. Tác giả cuốn sách thực sự đã trở thành người con của Nepal. Khi đọc cuốn sách này chúng ta sẽ thấy tình yêu, sự dâng hiến của người viết dành đất nước Nepal chúng tôi là vô bờ bến”.

 
Thủ tướng Nepal dự giới thiệu sách Nepal- Hòa bình trong tầm tay - 3
Thủ tướng Nepal phát biểu tại buổi lễ giới thiệu sách.

Thầy Huyền Diệu là người đầu tiên xây dựng chùa Việt Nam Phật Quốc Tự tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ. Ngôi chùa được xây dựng với kiến trúc đặc trưng của đạo Phật Việt Nam, góp phần tạo dựng hình ảnh Việt Nam tại quê hương linh thiêng của Phật giáo thế giới. Ngoài ngôi chùa ở Bồ đề Đạo Tràng, thầy còn được biết đến như là người nước ngoài xây dựng chùa Việt Nam Phật Quốc Tự, ngôi chùa quốc tế đầu tiên ở Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật ra đời.

Thủ tướng Nepal dự giới thiệu sách Nepal- Hòa bình trong tầm tay - 4
 

Cuốn sách “Nepal - hòa bình trong tầm tay” đã được dịch sang tiếng Anh và tiếng Myanmar. Thầy Huyền Diệu còn là tác giả hai cuốn sách "Khi Hồng Hạc bay về... và những điều nhiệm màu" và "Lòng tri ân: Sức mạnh và mầu nhiệm".

Theo Lan Anh

VOV