Phi lý trên phim nhưng vẫn khiến khán giả “tin sái cổ”

(Dân trí) - Phim ảnh vốn không phải thực tế nên chuyện sai sót cũng chỉ là điều thường tình. Tuy nhiên, đã có kha khá “hạt sạn” trong các bộ phim nổi tiếng “qua mặt” được khán giả và hút khách ầm ầm.

Phi lý trên phim nhưng vẫn khiến khán giả “tin sái cổ” - Ảnh 1.

Bối cảnh phim "Pride and Prejudice" vốn diễn ra vào thời điểm cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Tuy nhiên, trong bộ sưu tập của quý ngài Darcy trên phim lại xuất hiện kiệt tác "bức màn trinh nữ" của Raffaele Monti. Điều đáng chú ý là Raffaele Monti chỉ bắt đầu sự nghiệp điêu khắc vào năm 1846, nghĩa là phải gần nửa thế kỷ sau khi các sự kiện của "Pride and Prejudice" kết thúc.

Phi lý trên phim nhưng vẫn khiến khán giả “tin sái cổ” - Ảnh 2.

Có một điều chắc chắc là Nữ hoàng Nefertiti của Ai Cập cổ đại không thể mặc đồ xuyên thấu và lộ cả nội y như trên phim "The ten commandments".

Phi lý trên phim nhưng vẫn khiến khán giả “tin sái cổ” - Ảnh 3.

Bối cảnh phim "Catch me if you can" là vào những năm 1960 nhưng niềng răng của nhân vật thì phải đến một thập kỷ sau mới bắt đầu xuất hiện.

Phi lý trên phim nhưng vẫn khiến khán giả “tin sái cổ” - Ảnh 4.

Trong "My girl", cô bé nhân vật chính đã may mắn được thấy một chiếc nhẫn có khả năng đổi màu dựa trên tâm trạng người đeo. Theo lý thuyết, phải đến năm 1975 chiếc nhẫn này mới thịnh hành và "My girl" quả là bộ phim đi trước thời đại tận 3 năm trời.

Phi lý trên phim nhưng vẫn khiến khán giả “tin sái cổ” - Ảnh 5.

Rất khó để xác định mốc thời gian cụ thể diễn ra các sự kiện trong phim "Pirates of the Caribbean: At world’s end" và ngay cả các "mọt" phim cũng chỉ có thể phỏng đoán thời điểm trên phim là thế kỷ 17 hoặc 18. Tuy nhiên, giá treo cổ chỉ bắt đầu được sử dụng vào cuối thế kỷ 19 và có lẽ, các biên kịch của "Pirates of the Caribbean" nên nghiên cứu kĩ càng hơn để tìm ra một cách thức hành quyết chính xác.

Phi lý trên phim nhưng vẫn khiến khán giả “tin sái cổ” - Ảnh 6.

Trên thực tế, các chiến binh không bao giờ mặc những thứ có thể gây cản trở họ trên chiến trường. Và nếu khoác áo choàng như trên phim "300" thì nhiều chiến binh sẽ bị kẻ thù túm áo, quật ngã. Ngoài ra, khi xông pha trận mạc ai nấy cũng đều có một bộ giáp che chắn chứ chẳng hề có cơ hội khoe khoang cơ bắp như nhân vật Leonidas I.

Dung Nhi

Theo BR