1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Nhiều hoạt động độc đáo của 54 dân tộc hướng tới Ngày Di sản

(Dân trí) - Từ ngày 18 đến 23/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2018.

Sự kiện nhằm tôn vinh di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam, giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch góp phần tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thiết thực chào mừng 88 năm Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2018) và kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11); tôn vinh đại đoàn kết dân tộc là truyền thống và di sản văn hóa quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.

Kết nối địa phương, dân tộc trong quảng bá di sản văn hóa, phát triển du lịch tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Sự kiện lần này là điểm nhấn để hướng tới Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.
Sự kiện lần này là điểm nhấn để hướng tới Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.

Sự kiện có sự tham gia của gần 200 đồng bào của 15 dân tộc đến từ 13 địa phương (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên,Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Sóc Trăng, An Giang, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai).

Điểm nhấn của tuần lễ là ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” diễn ra vào ngày 18/11. Bên cạnh đó, còn có sự kiện giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hát Soọng Cô của dân tộc Sán Dìu tỉnh Thái Nguyên tại “Ngôi nhà chung” diễn ra vào 23/11; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc và Triển lãm sinh vật cảnh Việt Nam.

Trong khuôn khổ sự kiện còn có các hoạt động diễn xướng, ẩm thực, trò chơi dân gian... Giao lưu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, nghề truyền thống các dân tộc Khmer, Chăm, Ê Đê, Cơ Tu, Tà Ôi, Raglai, Xơ Đăng, Ba Na, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú... Đặc biệt là giới thiệu vẻ đẹp của người con gái Chăm Islam và nét văn hóa Chăm qua chiếc khăn matơna. Tái hiện Lễ thổi tai của đồng bào dân tộc Ba Na tỉnh Gia Lai.

Hà Tùng Long