Loạt tai nạn chứng minh đời không như phim

(Dân trí) - Phim ảnh vốn rất long lanh qua khung kính nghệ thuật. Tuy nhiên, ngoài đời thực không phải bao giờ mọi chuyện cũng tiến triển theo một kịch bản lãng mạn, nên thơ và nhiều khi, chuyện mô phỏng phim ảnh chỉ đem lại những kết quả xót xa.

“The program” (1993) có thể là một bộ phim truyền cảm hứng tuyệt vời về tình bạn với sự tham gia của các ngôi sao trẻ ngày ấy như Halle Berry, Omar Epps, James Caan hay Kristy Swanson. Tuy nhiên, trong tác phẩm này có một cảnh quay gây tranh cãi đó là khi nhân vật Joe Kane uống say và nằm ra giữa đường lớn đọc báo để chứng minh mình rất có bản lĩnh trong việc “chịu đựng sức ép”. Điều đáng nói là trong cảnh phim này, bạn bè của Joe không những không ngăn cản mà còn cùng tham gia và xếp thành một hàng dài ngay giữa làn đường xe cộ tấp nập.
“The program” (1993) có thể là một bộ phim truyền cảm hứng tuyệt vời về tình bạn với sự tham gia của các ngôi sao trẻ ngày ấy như Halle Berry, Omar Epps, James Caan hay Kristy Swanson. Tuy nhiên, trong tác phẩm này có một cảnh quay gây tranh cãi đó là khi nhân vật Joe Kane uống say và nằm ra giữa đường lớn đọc báo để chứng minh mình rất có bản lĩnh trong việc “chịu đựng sức ép”. Điều đáng nói là trong cảnh phim này, bạn bè của Joe không những không ngăn cản mà còn cùng tham gia và xếp thành một hàng dài ngay giữa làn đường xe cộ tấp nập.

Giới phê bình đã chỉ trích rất gay gắt cảnh phim trong “The program” và chỉ một tháng sau khi bộ phim ra mắt, đã có tới ba thanh niên bắt chước làm theo và tử nạn. Sau đó, nhà sản xuất đã phải lên tiếng khẳng định bộ phim không hề truyền cảm hứng cho các hành vi nguy hiểm nhưng vẫn buộc phải xóa bỏ phân cảnh này.

“Jackass” là series truyền hình thực tế nổi tiếng ghi lại những trò nghịch ngợm quái đản, đầy mạo hiểm và có phần hơi điên rồ. Dù MTV đã khuyến cáo trước không nên thực hiện những trò quậy phá này ở ngoài đời nhưng vào tháng 12/2002, cậu thiếu niên 15 tuổi Stephen Paul Rauen ở Albuquerque, New Mexico đã tử nạn vì bắt chước một cảnh trong “Jackass”.
“Jackass” là series truyền hình thực tế nổi tiếng ghi lại những trò nghịch ngợm quái đản, đầy mạo hiểm và có phần hơi điên rồ. Dù MTV đã khuyến cáo trước không nên thực hiện những trò quậy phá này ở ngoài đời nhưng vào tháng 12/2002, cậu thiếu niên 15 tuổi Stephen Paul Rauen ở Albuquerque, New Mexico đã tử nạn vì bắt chước một cảnh trong “Jackass”.
“2 Fast 2 Furious” gây ấn tượng nhờ việc tràn ngập những trường đoạn đua xe ngoạn mục và nghẹt thở nhưng cũng chính vì vậy mà bộ phim này bị cáo buộc đã truyền cảm hứng cho rất nhiều vụ đua xe trên thực tế.
“2 Fast 2 Furious” gây ấn tượng nhờ việc tràn ngập những trường đoạn đua xe ngoạn mục và nghẹt thở nhưng cũng chính vì vậy mà bộ phim này bị cáo buộc đã truyền cảm hứng cho rất nhiều vụ đua xe trên thực tế.

Một thời gian ngắn sau khi “2 Fast 2 Furious” ra mắt, cậu thiếu niên 17 tuổi William Lacasse Jr. đã bị bạn bè thách thức tham gia một cuộc đua xe và William không may đã bị mất lái, đâm vào một cột đèn bê tông rồi qua đời.

Người Nhện luôn là một trong những siêu anh hùng thú vị nhất màn ảnh với khả năng leo trèo và phóng tơ ấn tượng. Tuy nhiên, nhiều khán giả nhỏ tuổi đã không phân biệt được phim ảnh với thực tế và một cậu bé 5 tuổi ở Jakarta, Indonesia có tên Valentino đã tự nhốt mình trong phòng, mở toang cửa sổ rồi cố trèo xuống mặt đất. Valentino đã nhanh chóng ngã xuống từ tầng 19 và không thể qua khỏi dù đã được hết lòng cứu chữa.
Người Nhện luôn là một trong những siêu anh hùng thú vị nhất màn ảnh với khả năng leo trèo và phóng tơ ấn tượng. Tuy nhiên, nhiều khán giả nhỏ tuổi đã không phân biệt được phim ảnh với thực tế và một cậu bé 5 tuổi ở Jakarta, Indonesia có tên Valentino đã tự nhốt mình trong phòng, mở toang cửa sổ rồi cố trèo xuống mặt đất. Valentino đã nhanh chóng ngã xuống từ tầng 19 và không thể qua khỏi dù đã được hết lòng cứu chữa.
Là một bộ phim nói về việc theo đuổi môn thể thao mơ ước, “Blue crush” có rất nhiều cảnh quay luyện tập dưới biển của nhân vật nữ chính, nổi bật trong số đó là cảnh nữ chính phải chạy dưới đáy biển ngay trong khi đang mang theo một viên đá nặng để giữ mình không thể nổi lên. Sau khi xem bộ phim này, đã có nhiều khán giả nhỏ tuổi “noi gương” làm theo và một cậu bé 13 tuổi có tên là Anthony Michael Alfonsin đã chết đuối vì không được cứu kịp thời.
Là một bộ phim nói về việc theo đuổi môn thể thao mơ ước, “Blue crush” có rất nhiều cảnh quay luyện tập dưới biển của nhân vật nữ chính, nổi bật trong số đó là cảnh nữ chính phải chạy dưới đáy biển ngay trong khi đang mang theo một viên đá nặng để giữ mình không thể nổi lên. Sau khi xem bộ phim này, đã có nhiều khán giả nhỏ tuổi “noi gương” làm theo và một cậu bé 13 tuổi có tên là Anthony Michael Alfonsin đã chết đuối vì không được cứu kịp thời.

Dung Nhi

Theo ZB