Loạt "bom xịt" cho thấy “sai một ly, đi một dặm”

(Dân trí) - Ý tưởng ban đầu của kịch bản phim là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, một ý tưởng hay cũng không thể chống đỡ nổi một phương hướng triển khai thảm hoạ và chỉ cần có đôi chút “lạc đường” thôi, thành quả cuối cùng sẽ bị gắn mác “bom xịt”.

Những tưởng “In time” sẽ là tuyệt phẩm phơi bày một viễn cảnh mà mọi thứ trong cuộc sống của con người, kể cả tuổi thọ, đều sẽ bị quy đổi ra tiền bạc khô khan. Tuy nhiên, khán giả lại chẳng thể hình dung được động cơ của các nhân vật, tại sao họ không tiết kiệm thời gian, tại sao họ lại có thể ăn cắp thời gian, tại sao không có ai bảo vệ trật tự… Vô số câu hỏi không lời giải đáp và ngay cả khi bộ phim kết thúc, khán giả cũng chỉ thấy được một màn kết lửng lơ, không đầu, không cuối.
Những tưởng “In time” sẽ là tuyệt phẩm phơi bày một viễn cảnh mà mọi thứ trong cuộc sống của con người, kể cả tuổi thọ, đều sẽ bị quy đổi ra tiền bạc khô khan. Tuy nhiên, khán giả lại chẳng thể hình dung được động cơ của các nhân vật, tại sao họ không tiết kiệm thời gian, tại sao họ lại có thể ăn cắp thời gian, tại sao không có ai bảo vệ trật tự… Vô số câu hỏi không lời giải đáp và ngay cả khi bộ phim kết thúc, khán giả cũng chỉ thấy được một màn kết lửng lơ, không đầu, không cuối.
“Awake” vốn dĩ sẽ rất gây sốc khán giả với lời giới thiệu về việc mỗi năm ở Mỹ có hơn 21 triệu người được gây mê. Tuy nhiên, có tới 30.000 người kém may mắn rơi vào trạng thái ý thức trong mê, khi đó bệnh nhân vẫn tỉnh và cảm nhận được từng vết cắt nhưng toàn thân bất động ngay trong ca phẫu thuật. Hồi hộp thót tim là vậy song “Awake” lại có cách kể chuyện lê thê và chỉ mất một vài phút là người xem đoán được cả nội dung.
“Awake” vốn dĩ sẽ rất gây sốc khán giả với lời giới thiệu về việc mỗi năm ở Mỹ có hơn 21 triệu người được gây mê. Tuy nhiên, có tới 30.000 người kém may mắn rơi vào trạng thái "ý thức trong mê", khi đó bệnh nhân vẫn tỉnh và cảm nhận được từng vết cắt nhưng toàn thân bất động ngay trong ca phẫu thuật. Hồi hộp thót tim là vậy song “Awake” lại có cách kể chuyện lê thê và chỉ mất một vài phút là người xem đoán được cả nội dung.
“The Matrix revolutions” và “The Matrix reloaded” là phần hậu truyện của tuyệt phẩm “The Matrix” và cả hai đã rất cố gắng để tiếp nối ý tưởng kịch bản của người anh cả. Tuy nhiên, mạch phim lại quá rối rắm và kết thúc đi đến việc thoả hiệp giữa người và máy móc, nghĩa là chẳng có gì thay đổi sau cả ba phần phim.
“The Matrix revolutions” và “The Matrix reloaded” là phần hậu truyện của tuyệt phẩm “The Matrix” và cả hai đã rất cố gắng để tiếp nối ý tưởng kịch bản của người anh cả. Tuy nhiên, mạch phim lại quá rối rắm và kết thúc đi đến việc thoả hiệp giữa người và máy móc, nghĩa là chẳng có gì thay đổi sau cả ba phần phim.
Dựng từ tác phẩm của nhà văn lừng danh Stephen King với sự tham gia của dàn diễn viên ngôi sao, “The dark tower” từng được kỳ vọng sẽ là “Game of Thrones” phiên bản điện ảnh. Kết quả, bộ phim bị đánh giá là nhồi nhét cả thiên sử thi trong 90 phút ngắn ngủi và phần nội dung hoành tráng nhất thì chỉ có trong vỏn vẹn 30 phút.
Dựng từ tác phẩm của nhà văn lừng danh Stephen King với sự tham gia của dàn diễn viên ngôi sao, “The dark tower” từng được kỳ vọng sẽ là “Game of Thrones” phiên bản điện ảnh. Kết quả, bộ phim bị đánh giá là nhồi nhét cả thiên sử thi trong 90 phút ngắn ngủi và phần nội dung hoành tráng nhất thì chỉ có trong vỏn vẹn 30 phút.
Hội tụ hai siêu anh hùng nổi tiếng bậc nhất trong vũ trụ phim DC nhưng “Batman vs Superman: Dawn of Justice” hoá ra lại vô cùng tệ hại. Batman ghét Superman chẳng vì lý do nào thuyết phục và màn quay ngoắt thái độ của Batman càng khiến cho bộ phim bị khán giả mỉa mai không thương tiếc.
Hội tụ hai siêu anh hùng nổi tiếng bậc nhất trong vũ trụ phim DC nhưng “Batman vs Superman: Dawn of Justice” hoá ra lại vô cùng tệ hại. Batman ghét Superman chẳng vì lý do nào thuyết phục và màn quay ngoắt thái độ của Batman càng khiến cho bộ phim bị khán giả mỉa mai không thương tiếc.

Dung Nhi

Theo BR