1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Lễ kỷ niệm 113 ngày sinh vua Duy Tân

(Dân trí)– Ngày 15/8, tại An Lăng (TP Huế) đã long trọng diễn ra lễ kỷ niệm 113 năm ngày sinh của vua Duy Tân do con trai vua từ Pháp về tổ chức.

Đây là lần thứ 3, thái tử Bảo Vàng (tên Pháp là Claude Vĩnh San) về Huế: các lần trước vào năm 1987 (lần đưa thi hài của vua Duy Tân từ Pháp về Huế an táng tại An Lăng, đường Duy Tân, TP Huế hiện nay) và năm 2004. Hiện nay, thái tử Vàng đã 79 tuổi và còn khá minh mẫn, đi cùng người vợ thứ hai của mình là cô Trần Thị Thu Nga.

Thái tử Nguyễn Phước Bảo Vàng cầm di ảnh cha trong lễ sinh nhật
Thái tử Nguyễn Phước Bảo Vàng cầm di ảnh cha trong lễ sinh nhật

Thái tử đã tổ chức lễ sinh nhật 113 năm của vua cha rất trang trọng. Đoàn rước gần 100 người đi từ điện thờ bài vị vua qua mộ vua Duy Tân gần đó. Thái tử Bảo Vàng mang di ảnh của vua cha đi sau đoàn âm nhạc cung đình tấu các bản nhạc lúc xưa. Dẫn đầu đoàn là các chắt của vua Duy Tân, và sau cùng là đoàn chức sắc, họ hàng vua.

Sau khi làm lễ dâng hoa, vái tạ ở lăng, đoàn về lại điện và để di ảnh lên lại đúng vị trí án thờ và tiếp tục lạy tạ. Phần tiếp theo là lễ ra mắt triển lãm ảnh “Cựu hoàng Duy Tân, đời sống và hành trình” với những tấm ảnh quý của đời thật cựu hoàng Duy Tân khi bị đày sang đảo Réunion (Pháp) sau khi bị chính quyền bảo hộ Pháp phế truất ngôi vàng tại Huế; quá trình sinh sống, đấu tranh của cựu hoàng cho đến lúc cuối đời, khi bị tai nạn ở Cộng hòa Trung Phi (Châu Phi) trong một tai nạn máy bay vào năm 1945; và lúc đưa di hài của vua về Pháp, Việt Nam.

“Tôi rất xúc động khi được gặp lại bà con thân thuộc sau thời gian dài ở Pháp, và rất cảm ơn được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương cho phép tổ chức lễ sinh nhật của cha tôi, và ra mắt triển lãm ảnh, nhằm cho mọi người hiểu hơn về cha tôi” – Thái tử Bảo Vàng chia sẻ.

“Vua Duy Tân (tên thật là Nguyễn Phước Vĩnh San) là con trai thứ 5 của vua Thành Thái. Vua sinh ngày 19/9/1900 tại Kinh thành Huế, lên nối ngôi năm 1907 khi chỉ vừa 7 tuổi khi vua cha bị phế ngôi, lấy niên hiệu là Duy Tân. Là người có tinh thần dân tộc, trước cảnh nước mất nhà tan, nhà vua tuy nhỏ tuổi nhưng sớm nuôi chí lớn “Nước dơ phải lấy máu mà rửa”.

Được khích lệ bởi phong trào yêu nước, lúc bấy giờ vua Duy Tân đã liên hệ với các nhà lãnh đạo Việt Nam Quang Phục Hội, bí mật một cuộc nổi dậy nhằm đánh đổ chính quyền cai trị của Pháp tại Huế. Đêm 3/5/1916, kế hoạch khởi nghĩa bại lộ, vua bị thực dân Pháp bắt đi đày ở đảo Réunion. Gần 30 năm sau, ngày 26/12/1945, ông đã bỏ mình trong một tai nạn máy bay ở vùng Trung Phi. Đáp ứng yêu cầu của nhà vua yêu nước lúc sinh thời, ngày 6/4/1987, hài cốt của ông đã được đem về an táng tại quê nhà” – Trích từ bia đá trước lăng vua Duy Tân tại Huế



Dưới đây là một số hình ảnh tại lễ sinh nhật 113 năm vua Duy Tân:
 
Đoàn rước với nghi thức cung đình

Đoàn rước với nghi thức cung đình
Thái tử và vợ lạy trước lăng vua cha

Thái tử và vợ lạy trước lăng vua cha
Đông đảo người trong dòng tộc vua đã đến tham dự

Đông đảo người trong dòng tộc vua đã đến tham dự
 
Đưa di ảnh của vua về lại điện thờ sau buổi lễ

Đưa di ảnh của vua về lại điện thờ sau buổi lễ

Một số hình ảnh của vua Duy Tân trong triển lãm ảnh do thái tử Bảo Vàng tổ chức:
 
Đưa di ảnh của vua về lại điện thờ sau buổi lễ

Những biến cố của thời thế rối ren ở đất nước bấy giờ đã đưa vua Duy Tân trở thành là một trong những vị vua nhỏ tuổi nhất thời Nguyễn trị vì đất nước ở kinh đô Huế (1802-1945)
 
Vua lúc ở đảo Réunion

Vua lúc ở đảo Réunion
Những hình ảnh của một cựu hoàng với gương mặt đăm chiêu khi bị buộc rời khỏi Huế đi lưu đày ở đảo

Những hình ảnh của một cựu hoàng với gương mặt đăm chiêu khi bị buộc rời khỏi Huế đi lưu đày ở đảo
Cựu hoàng cưỡi ngựa, và vui đùa với con

Cựu hoàng cưỡi ngựa, và vui đùa với con lúc ở đảo
Nhà vua còn có tài chơi đàn violin rất hay
Nhà vua còn có tài chơi đàn violin rất hay


Đại Dương