PhotoStory

Lần đầu người dân Thủ đô được chiêm ngưỡng tượng đồng Nữ thần Durga

Thực hiện: Mạnh Quân

(Dân trí) - Tượng Nữ thần Durga 4 tay được hồi hương về Việt Nam tháng 6/2024 sau hành trình dài lưu lạc ở nước ngoài và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Đây là hiện vật tiêu biểu của văn hóa Champa.

Lần đầu người dân Thủ đô được chiêm ngưỡng tượng đồng Nữ thần Durga - 1

Sáng 28/8, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội) đã diễn ra Lễ công bố Kết quả tiếp nhận, hồi hương tượng đồng Nữ thần Durga. 

Tới dự và công bố kết quả tại buổi lễ có Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc E. Knapper, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Nguyễn Văn Đoàn và đại diện Vương quốc Anh tại Việt Nam cùng các nhà sưu tập, đại biểu, khách mời và nhân dân Thủ đô.

Tượng đồng Nữ thần Durga, có nguồn gốc Việt Nam do Bộ Tư pháp và Bộ An ninh Nội địa Mỹ phối hợp với Cảnh sát London (Vương quốc Anh) tịch thu được từ một vụ điều tra buôn bán cổ vật bất hợp pháp và đã trao trả về Việt Nam. 

Sau rất nhiều nỗ lực của các đơn vị, ngày 18/6/2024, tượng đồng Nữ thần Durga đã được vận chuyển an toàn về lưu giữ tại kho bảo quản của Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Ảnh: Giang Phong).

Lần đầu người dân Thủ đô được chiêm ngưỡng tượng đồng Nữ thần Durga - 2

Tượng Nữ thần Durga 4 tay có kích thước lớn, cao toàn bộ 191cm, trong đó thân tượng cao 157cm, nặng 101kg, niên đại vào thế kỷ VII với hiện trạng còn tương đối nguyên vẹn. 

Lần đầu người dân Thủ đô được chiêm ngưỡng tượng đồng Nữ thần Durga - 3
Lần đầu người dân Thủ đô được chiêm ngưỡng tượng đồng Nữ thần Durga - 4

Tượng có nguồn gốc Việt Nam, thuộc phong cách nghệ thuật văn hóa Champa. Tuy nhiên, thông tin về nguồn gốc xuất xứ, địa điểm cụ thể phát hiện tượng Nữ thần Durga đang được tiếp tục nghiên cứu thêm.

Lần đầu người dân Thủ đô được chiêm ngưỡng tượng đồng Nữ thần Durga - 5

Lần đầu tiên người dân Việt Nam được tiếp cận, chiêm ngưỡng tượng đồng Nữ thần Durga, hiện vật tiêu biểu của văn hóa Champa từng lưu lạc sang Mỹ, Anh rồi mới được hồi hương về Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết: "Đây là pho tượng đồng lớn nhất, đại diện tiêu biểu, đặc sắc của nghệ thuật văn hóa Champa được phát hiện cho đến nay, là cổ vật thuộc loại quý hiếm, có giá trị rất lớn về văn hóa cũng như mỹ thuật Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Với những giá trị đặc biệt, quý hiếm, tượng đồng Nữ thần Durga đang được Bảo tàng lưu giữ trong kho đảm bảo an ninh, an toàn cũng như điều kiện, tiêu chuẩn, môi trường bảo quản đặc biệt".

Lần đầu người dân Thủ đô được chiêm ngưỡng tượng đồng Nữ thần Durga - 6

Cùng ngày, Triển lãm "Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian" do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với nhà sưu tập Đào Danh Đức cũng được tổ chức tại Bảo tàng.

Lần đầu người dân Thủ đô được chiêm ngưỡng tượng đồng Nữ thần Durga - 7
Lần đầu người dân Thủ đô được chiêm ngưỡng tượng đồng Nữ thần Durga - 8

Triển lãm được chia thành 2 phần, giới thiệu "Tượng và linh vật tôn giáo" và "Đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng tôn giáo và quyền uy hoàng tộc". Nhiều du khách đã có mặt theo dõi và trải nghiệm những giá trị Champa đi cùng năm tháng.

Ông Nguyễn Thanh Bình (Chương Dương Độ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) rủ thêm 2 người bạn đến Bảo tàng Lịch sử Quốc gia để tham quan. Ông Bình cho biết, ông rất ấn tượng với bức tượng nữ thần Durga ở bên ngoài, tới khi vào bên trong cũng rất thích thú trước những hiện vật từ Champa còn gìn giữ tới bây giờ.

Lần đầu người dân Thủ đô được chiêm ngưỡng tượng đồng Nữ thần Durga - 9

Thần Shiva là một trong các vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo. Trong giáo phái Shaiva, một giáo phái chính thống của Ấn Độ giáo, Shiva được coi là vị thần tối cao. 

Các thuộc tính biểu tượng chính của Shiva là con mắt thứ 3 trên trán, rắn Vasuki quanh cổ, trăng lưỡi liềm trang hoàng, sông thánh Ganga (sông Hằng) chảy từ mái tóc, với vũ khí là Trishula (đinh ba) và nhạc cụ là Damaru (trống lắc). Thần Shiva thường được thờ cúng dưới hình thức Linga.

Lần đầu người dân Thủ đô được chiêm ngưỡng tượng đồng Nữ thần Durga - 10

Mũ trang trí Makara và cánh hoa là những mẫu trang sức đá quý được sử dụng ở thế kỷ 17-18.

Lần đầu người dân Thủ đô được chiêm ngưỡng tượng đồng Nữ thần Durga - 11

Hai bức tượng Nam thần và Nữ thần được làm bằng vàng gắn đá quý ở thế kỷ 17-18.

Lần đầu người dân Thủ đô được chiêm ngưỡng tượng đồng Nữ thần Durga - 12

Tượng bò thần Nandin làm bằng vàng được trưng bày ở triển lãm.

Ở Ấn độ cũng như các quốc gia cổ khác, theo Hindu giáo bên ngoài Ấn Độ, hình ảnh bò trắng Nandin thường xuất hiện cùng với hoặc bên cạnh thần Shiva. Bức tranh thánh tượng phổ biến nhất trong gia đình Hindu giáo là hình ảnh Shiva và Parvati cùng người con trai Skanda đang ngự trên lưng bò trắng to lớn.

Nandin được coi là "thần tài", kẻ hầu cận và viên thị thần trung thành, thủ lĩnh đạo quân đông đảo của thần Shiva. Nandin còn là vệ sĩ bảo vệ linga của Shiva, là vị thần gác cổng cho tất cả các nơi linh thiêng của Mahadeva (tên khác của Shiva, nghĩa là "vị thần lớn").

Lần đầu người dân Thủ đô được chiêm ngưỡng tượng đồng Nữ thần Durga - 13

Kosa là một chiếc bao kim loại, làm bằng vàng hay bạc, dùng để phủ lên ngoài tượng linga, hiện thân của Shiva. Kosa kết hợp với một số phù điêu biểu thị khuôn mặt hay đầu thần Shiva, được thiết kế để bao phủ phần trên của linga.

Lần đầu người dân Thủ đô được chiêm ngưỡng tượng đồng Nữ thần Durga - 14

Đôi bao cổ tay vàng gắn đá quý trang trí hình thần Shiva cũng xuất hiện ở thế kỷ 17-18.

Triển lãm kéo dài đến hết tháng 10 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, số 1 Tràng Tiền, Hà Nội.