1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Kỳ lạ ngôi làng chỉ đàn ông mới được tham gia chơi hội

(Dân trí) - Lễ hội làng Ngọc Tiên (xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định) diễn ra từ ngày 12 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội còn giữ tục lệ kiêng kỵ cho phụ nữ tham gia phần hội.

Theo ngọc phả của làng Ngọc Tiên, làng có từ cuối thời Lý thế kỷ XII và đầu thời Trần thế kỷ XIII. Xưa kia làng Ngọc Tiên có tên là “Nam Thiên Ngọc ấp” - mảnh đất phía trời Nam.

Đến thời Trần làng Ngọc Tiên nằm trong Hành Cung Trang và được chọn là Vườn Kim Quất nhà Trần. Với những vật phẩm, cống vật dâng Vua nên làng Ngọc Tiên nổi tiếng là chuối ngự, cam đường, cải Quan âm...

51947655_2084879914912131_7597736591880093696_o.jpg
52856753_2084880581578731_788583152623812608_o.jpg
52008534_2084879948245461_91145665651933184_o.jpg
51960783_2084880778245378_2081254844273786880_o.jpg

Trai gánh kiệu là những thanh niên khoả mạnh, tuấn tú... được tuyển chọn rất kỹ trong làng.

Làng Ngọc Tiên có quần thể miếu, phủ, đình, đền, chùa, nhà thờ... Đền làng Ngọc Tiên thờ Thành hoàng Hoàng Văn Quảng, một viên tướng thời Hậu Lê có công đánh giặc Chiêm Thành. Ông hy sinh tại dãy núi Đâu Mâu (Đèo Ngang). Ngôi đền đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa năm 1996.

Để tưởng nhớ công ơn của Thành hoàng làng, cứ đến 12 - 15 tháng Giêng hàng năm, dân làng Ngọc Tiên lại mở hội. Trong những ngày hội, ngoài tế, lễ, rước kiệu còn có các hoạt động văn hóa dân gian như: đu tiên, leo cầu ngô trên mặt nước, bắt vịt, bốc bội, cờ tướng, kéo co...

Nhưng độc đáo, sinh động và náo nhiệt nhất vẫn là trò thổi cơm thi và làm cỗ chay dâng Thánh Thần, Tổ Tiên với ý nghĩa diễn lại cảnh sinh hoạt của nghĩa binh xưa dấy binh đánh giặc thiếu thốn mọi bề vừa hành quân vừa lo hậu cần, tích cốc phòng cơ cho những khi thiếu đói.

52043199_2084880824912040_6194130499179380736_o.jpg
52364154_2084880144912108_5983960943179071488_o.jpg

Trong lễ hội, nữ giới được tham gia phần gánh võng đào trong lễ rước.

Chính vì vậy tục thổi cơm thi của làng Ngọc Tiên diễn ra theo một quy trình khép kín từ việc lấy nước (địch thủy), tạo lửa (địch hỏa), đến thổi cơm làm bánh.

Đây cũng chính là nét độc đáo hấp dẫn làm nên đặc trưng của hội làng Ngọc Tiên so với các vùng quê khác. Điều đặc biệt hơn nữa là các trò chơi này chỉ có nam giới mới được tham gia còn nữ giới chỉ đứng bên ngoài cổ vũ.

Theo các cụ cao niên trong làng, tục lệ kiêng kỵ nữ giới tham gia chơi hội có nguồn gốc từ xa xưa. Bao đời nay, người làng vẫn giữ theo lệ cũ mà cha ông đã truyền lại.

51926041_2084880471578742_4736555449459933184_o.jpg
52666706_2084881004912022_7767547894978052096_o.jpg

Phần lễ được tái hiện một cách sinh động và động đáo theo phong tục bao đời.

Nghệ sĩ Công Vượng - một người con sinh ra và lớn lên ở làng Ngọc Tiên chia sẻ: "Đây là một lễ hội đậm đặc màu sắc dân gian, không pha tạp và được mở lại từ rất sớm sau khi đất nước hoà bình.

Với hàng chục môn thi như: bốc bội địch thẻ (chạy từ chùa Ngọc Tiên ra đò Cựa Gà lấy số thứ tự), địch thuỷ (cầm nậm nước ra sông Ninh Cơ lấy nước về đổ vào Chõ), địch hoả (dùng 2 thanh tre cọ vào nhau trong 10 giây lên lửa, không dùng kích thích), giã gạo làm các loại bánh chay dâng Phật Thánh, nấu cơm cần (treo niêu đồng trên đoạn tre buộc vò lưng vừa đi vừa nấu), têm trầu, leo cầu ngô, đu tiên bắt vịt, kéo co, đi xe đạp chậm…

52893207_2084881101578679_6373704297300885504_o.jpg
52123672_2084881168245339_7848997332656848896_o.jpg

Trong lễ hội còn có cả màn múa lân, sư tử...

Toàn bộ phần kinh phí tổ chức lễ hội do nguồn đóng góp của dân làng và du khách từ cổ xưa với phong tục theo hương ước cổ. Dù năm nào cũng tổ chức nhưng một năm dân làng đều họp hàng chục buổi để phân chia sắp xếp nhân sự...".

Một số hình ảnh trong lễ hội làng Ngọc Tiên vừa diễn ra: 

51958010_2084880101578779_3453385058692366336_o.jpg
51952976_2084881461578643_3682173289330900992_o.jpg
52557733_2084881534911969_3971471944108212224_o.jpg

Sau phần Lễ là phần Hội, trong đó có cuộc thi đánh lửa thổi cơm, thao diễn lại tài thao lược nuôi quân của ông cha thuở xưa, theo tướng quân Hoàng Văn Quảng (thời Hậu Lê) đi đánh giặc bảo vệ quê hương đất nước rất đặc biệt. 

52536765_2084881801578609_4349524130962341888_o.jpg
51835730_2084882128245243_3082597873443930112_o.jpg
51581938_2084881734911949_5725366446960148480_o.jpg

Trong lễ hội có các phần thi chính như địch thẻ (chạy ra bến đò Cựa Gà lấy số thứ tự), địch thuỷ là các vận động viên của các đội tay cầm nậm nước chạy ra bến đò Cựa Gà để lấy nước đổ vào chõ đồng của đội mình. Trước ngày Lễ các đội mang đồ thờ ra bao sái, những chiếc chõ đồng hàng trăm năm được lau và đánh bóng để phụng việc làng. (Những chiếc chõ này chỉ khi Lễ hội mới được dùng đến).  

52345107_2084882074911915_7446990713033588736_o.jpg

Phần thi giã gạo làm các loại bánh chay dâng Phật Thánh cũng toàn nam giới tham gia.

52390026_2084880461578743_598253858744958976_o.jpg
51828220_2084882538245202_3800482776294096896_o.jpg
52605770_2084882461578543_185277012179419136_o.jpg

Trong số các trò chơi còn có phần thi kéo co thu hút sự tham gia của rất nhiều thành phần.

 

Hà Tùng Long