Huy Tuấn mong được cộng tác với các “thảm họa V-pop”
(Dân trí) - “Tôi sẽ thuyết phục bằng được họ thôi không đi hát nữa bởi vì như thế là họ đã có đóng góp lớn cho nền âm nhạc rồi, làm như vậy có nghĩa là họ thôi...xả rác”, nhạc sĩ Huy Tuấn trả lời “thẳng tưng” về việc hợp tác với các “thảm họa V- pop”.
Nhạc rác chỉ là một hiện tượng
Trong thời gian qua, công chúng yêu nhạc đã phải hứng chịu một loạt những "thảm họa âm nhạc". Anh đã nghe qua loại nhạc này chưa?
Không nghe nhưng liệu anh có thể lý giải vì sao những "thảm họa âm nhạc" này vẫn tồn tại và được không ít công chúng đón nhận?
Tôi nghĩ chẳng có ai đón nhận những thứ vớ vẩn đấy. Có chăng nó được một bộ phận báo chí tiếp tay để thỏa mãn sự tò mò của một bộ phận khán giả rảnh rỗi. Đơn giản vậy thôi! Chúng ta cũng không nên tốn thời gian để bàn luận về nó ở đây.
Với tư cách là một nhạc sĩ, một nhà sản xuất, cảm giác của anh như thế nào trước sự phát triển tràn lan của loại nhạc kiểu thảm họa này?
Tôi chẳng thấy thế nào cả, chẳng có gì đáng gọi là báo động. Chỉ là một hiện tượng nhỏ mà thị trường âm nhạc nào cũng có hết. Bất cứ thứ gì trong giai đoạn phát triển, tìm tòi, xây dựng đều sẽ có rác thải cả. Người ta sẽ có nhu cầu tìm đến những thứ sạch sẽ hơn một cách rất tự nhiên.
Nếu một trong số những "thảm họa âm nhạc" tìm tới anh với lời đề nghị cộng tác thì câu trả lời của anh sẽ như thế nào?
Từ các diva như Mỹ Linh, tới người mẫu như Hồ Ngọc Hà, Maya tới các ca sĩ trẻ như Văn Mai Hương, anh thể hiện mình là người không mấy kén chọn đối tác?
Thính giả của các diva luôn đòi hỏi ở họ những dự án âm nhạc tìm tòi, mang tính định hướng cao và tiên phong. Làm việc với họ cũng là dịp để tôi thỏa mãn những đam mê nghề nghiệp. Song song đó, tôi nghĩ mình còn phần trách nhiệm đối với thị trường âm nhạc nữa. Còn có rất nhiều phân khúc thị trường khác cũng cần được quan tâm và làm một cách tử tế, ví như thị trường âm nhạc giả trí, âm nhạc cho tuổi teen và đó cũng là lý do hợp tác của tôi với Hà Hồ, Maya hay Văn Mai Hương.
Sự chờ đợi của công chúng là áp lực
“Tóc ngắn Acoustic” chuẩn bị ra mắt, anh và e-kip có hi vọng rằng, album sẽ đem lại những chuyển biến tích cực cho thị trường âm nhạc Việt Nam ?
Không chỉ với album Acoustic này, tất cả những album của chúng tôi làm ra đều với một mong muốn có một album chất lượng tốt nhất, từ nội dung cho đến các phần kỹ thuật, công nghệ liên quan. Tôi tin rằng những gì chúng tôi đang làm sẽ luôn đem lại những tín hiệu tích cực cho thị trường âm nhạc và để làm được điều đó một cách hoàn hảo thì bạn phải có rất nhiều sự đam mê cho nó.
Sự chờ đợi của công chúng dành cho “Tóc ngắn” có trở thành áp lực đối với anh và e-kip?
Chắc chắn là có áp lực, bởi bản thân những sản phẩm có tên Mỹ Linh luôn là một sự chờ đợi của rất nhiều người hâm mộ. Đây lại là một sản phẩm được chuẩn bị kỹ nhất, tốn nhiều thời gian nhất của cả e-kip chúng tôi. Tôi luôn tin rằng những sự chuẩn bị kỹ lưỡng ấy là rất cần thiết cho những nghệ sĩ mà luôn luôn đạt sự tôn trọng khán thính giả lên hàng đầu.
Anh có hi vọng album này gặt hái được thành công như các album trước đó mình thực hiện?
Bận rộn với việc chuẩn bị ra mắt album của Mỹ Linh nhưng anh vẫn tổ chức đêm nhạc “Quê nhà” với sự tham gia của nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới?
Chúng tôi đã xây dựng một series âm nhạc “Music on the roof” từ đầu năm nay nhằm có thêm một địa chỉ thưởng thức mới cho người Hà Nội. Đây là số thứ 5 giới thiệu đến thính giả dòng nhạc World Music. Đêm nhạc diễn ra vào ngày 11 và 12/7 tại The Rooftop có sự tham gia của nhân vật được coi là trung tâm của dòng nhạc world music trên thế giới, nghệ sĩ Pháp gốc Việt Nguyên Lê và ca sĩ Tùng Dương.
Giới âm nhạc chúng tôi chờ đón sự kiện này đã rất lâu bởi Nguyên Lê là người Việt duy nhất chơi nhạc và gặt hái thành công ở trình độ đẳng cấp thế giới. Đêm nhạc này sẽ là dịp rất quý để cho khán thính giả Việt Nam hiểu biết hơn về dòng nhạc mới này.
Hà Thanh