Châu Âu ầm ĩ xung quanh phim hài về Hitler

(Dân trí) - Hitler và sự hài hước có vẻ như không ăn nhập với nhau. Vì thế khi bộ phim hài Mein Fuhrer (Ngài Quốc trưởng của tôi) nói về Hitler ra mắt ngày 5/1/2007 tại Đức thì dư luận đã rất quan tâm đến nó.

Dani Levy sinh năm 1957 tại Bale, Tây Bắc Thụy Sĩ và sống tại Berlin từ những năm 1980. Ông là tác giả của hơn 10 phim khác nhau trong đó có Ông Zucker, được ăn cả ngã về không (2004) kể về cuộc sống của những người Do Thái trong xã hội Đức hiện nay.

 

Mein Fuhrer lấy bối cảnh năm 1945, Berlin hoang tàn, đổ nát, chính quyền Đức quốc xã bên bờ sụp đổ. Cảm thấy thất bại đang tới gần, Hitler lặn ngụp trong trầm uất, mất hất sinh khí và thái độ kiêu căng. Bản đồ thế giới được ông ta dùng gói thuốc và  chơi đùa với chiếc tàu chiến thu nhỏ trong bồn tắm.

 

Để tạo sự kích động trong người dân Đức trong bài diễn văn đọc nhân dịp năm mới 1945, Goebbels, Bộ trưởng phụ trách tuyên truyền nảy ra ý tưởng dùng một diễn viên hài người Do Thái để kêu gọi, đó là Adolft Grunbaum đến từ một trại tập trung. Anh ta nhanh chóng được Hitler trọng dụng và những trò lố của hai thầy trò bắt đầu.

Mein Fuhrer lấy cảm hứng từ cuốn sách của Alice Miller đề cập tới ảnh hưởng của thời thơ ấu bất hạnh của Hitler lên tính cách. Kịch bản lắc lư giữa hiện thực và hài hước. Tuần báo Hambourg Die Zeit cho rằng bộ phim đã thất bại. Mặc dù trong phim có rất nhiều tình tiết hài hước, nhưng Mein Fuhrer vẫn thua xa phim bi kịch nói về Hitler.

 

Báo chí Đức đánh giá bộ phim quá tồi và lung tung nhưng chào đón diễn viên Helge Schneider thành công trong hình ảnh một Hitler mệt mỏi và mất phương hướng. Xuất thân là một nhạc sĩ, ông bầu và đạo diễn, Helge cho biết anh không còn nhận ra chính mình trong vai diễn và rất lấy làm tiếc khi đạo diễn Levy khi làm phim đã cắt xén  nhiều vẻ hài hước của nhân vật.

 

Châu Âu ầm ĩ xung quanh phim hài về Hitler - 1

Helge Schneider trong vai Adolf Hitler

 

Không chỉ làm ầm ĩ tại Đức, hơn 1 tuần qua, báo chí châu Âu cũng tốn nhiều giấy mực bình phẩm bộ phim này. Một phim hài về Hitler dường như là điều không thể nhưng đã thành hiện thực, tuy vậy bộ phim không thể khiến các nhà phê bình Italia bật cười dù trong phim có rất nhiều tình huống hài hước (đến nay bộ phim vẫn chưa được trình chiếu tại Italia). La Stampa cho rằng mặc dù diễn viên đóng vai Hitler đã tạo ra một khoảng cách nhất định với nhân vật nhưng vẫn chưa thực sự ấn tượng với người xem.

 

Trước các phản ứng tiêu cực và phán xét cho rằng bộ phim đang trở thành "phát ngôn viên" của Hitler, ông quyết định tiếp tục dựng phim lần thứ hai. Dưới bàn tay của Levy, Hitler hiện lên giống như một đứa trẻ bị ngược đãi, cô độc, buồn rầu, hoang dâm và bất lực, bị đám thân cận lừa dối.

 

Tuy nhiên, Dani Levy đã không dám dũng cảm hết mình khi đưa ra giới hạn đạo đức cho các thăng hoa tuyệt tời của Helge Schneider khi thể hiện Hitler. Tờ Le Temps (Geneva, Thụy Sĩ) đánh giá bộ phim là nụ cười nhạt, Hitler được miêu tả như một người đàn ông trầm uất và thống thiết, bất ổn luôn đeo bám dai dẳng. Điều đó đã được vua hề Charlie Chaplin thể hiện thành công năm 1940 trong "Tên độc tài", thời điểm Đức quốc xã chưa đánh chiếm Liên bang Xô viết.

 

Báo chí châu Âu công nhận giá trị đáng quý của bộ phim được chính một đạo diễn người Do Thái sản xuất. Ngay từ đầu, Dani Levy giải thích, ông muốn miêu tả một Hitler khác xa với hình ảnh thường thấy với tài hùng biện diễn thuyết hô hào đám đông mà là một Hitler vốn có, một đối tượng nghiên cứu của các bác sỹ tâm thần.

 

Ngọc Nhàn
(Tổng hợp)