Các bộ phim hoạt hình bị cấm chiếu với lý do khó đỡ

(Dân trí) - Vốn là những thước phim hài hước giúp khán giả cảm thấy thư giãn hơn nhưng ở nhiều quốc gia, các bộ phim hoạt hình lại bị cấm chiếu theo cách đầy bất ngờ.

“Peppa Pig”

Sau một tập phim có chú lợn sống chung với nhện được công chiếu, “Peppa Pig” đã bị cấm chiếu tại Úc vì quốc gia này là nơi sinh sống của hơn 10.000 loài nhện, trong đó có rất nhiều loài nhện độc. Người dân Úc luôn phải dè chừng và tránh xa nhện nên một bộ phim có nội dung thân thiện, gắn bó với những loài côn trùng nguy hiểm có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực tại xứ sở chuột túi.
Sau một tập phim có chú lợn sống chung với nhện được công chiếu, “Peppa Pig” đã bị cấm chiếu tại Úc vì quốc gia này là nơi sinh sống của hơn 10.000 loài nhện, trong đó có rất nhiều loài nhện độc. Người dân Úc luôn phải dè chừng và tránh xa nhện nên một bộ phim có nội dung thân thiện, gắn bó với những loài côn trùng nguy hiểm có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực tại xứ sở chuột túi.

“SpongeBob”

Hoa Kỳ, Nga, Úc, Châu Âu và hơn 120 quốc gia khác đều đã cấm chiếu “SpongeBob” do bộ phim chứa nhiều cảnh bạo lực và nói tục. Mỗi nhân vật trong bộ phim này đều có những hành động tiêu cực nhưng không hề phải gánh chịu bất cứ hậu quả nào. Và dĩ nhiên, không ai muốn con trẻ của mình sẽ cư xử giống như các nhân vật trên phim.
Hoa Kỳ, Nga, Úc, Châu Âu và hơn 120 quốc gia khác đều đã cấm chiếu “SpongeBob” do bộ phim chứa nhiều cảnh bạo lực và nói tục. Mỗi nhân vật trong bộ phim này đều có những hành động tiêu cực nhưng không hề phải gánh chịu bất cứ hậu quả nào. Và dĩ nhiên, không ai muốn con trẻ của mình sẽ cư xử giống như các nhân vật trên phim.

“TaleSpin”

Bắt đầu từ nước Mỹ, Nhật Bản rồi sau đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cấm chiếu “TaleSpin” vì bộ phim đưa ra những góc nhìn sai lệch về pháp luật cũng như tuyên truyền nhiều định kiến về các quốc gia châu Á.
Bắt đầu từ nước Mỹ, Nhật Bản rồi sau đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cấm chiếu “TaleSpin” vì bộ phim đưa ra những góc nhìn sai lệch về pháp luật cũng như tuyên truyền nhiều định kiến về các quốc gia châu Á.

“Gravity falls”

“Gravity falls” từng bị cấm tại Nga vì tính chất bạo lực, khiêu dâm và tuyên truyền nhiều hành vi xấu. Để có thể được lên sóng ở xứ sở bạch dương, “Gravity falls” đã bị cắt gọt rất nhiều với những mẩu chuyện cười nhẹ nhàng hơn và dành cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.
“Gravity falls” từng bị cấm tại Nga vì tính chất bạo lực, khiêu dâm và tuyên truyền nhiều hành vi xấu. Để có thể được lên sóng ở xứ sở bạch dương, “Gravity falls” đã bị cắt gọt rất nhiều với những mẩu chuyện cười nhẹ nhàng hơn và dành cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.

Các phim hoạt hình có sự xuất hiện của vịt Donald

Vịt Donald không hề được ưa thích ở Phần Lan với cáo buộc rằng nội dung phim khiêu dâm và tuyên truyền các giá trị không chuẩn mực. Bắt đầu từ những năm 1970, các tập phim hoạt hình có vịt Donald đã dần biến mất do chú vịt của Disney... không chịu mặc quần. Ủy ban Thanh thiếu niên Helsinki cũng tuyên bố rằng những thước phim hoạt hình này bỏ bê giá trị gia đình, đe doạ đạo đức và phổ biến một nỗi ám ảnh bất thường đối với tiền bạc vật chất.
Vịt Donald không hề được ưa thích ở Phần Lan với cáo buộc rằng nội dung phim khiêu dâm và tuyên truyền các giá trị không chuẩn mực. Bắt đầu từ những năm 1970, các tập phim hoạt hình có vịt Donald đã dần biến mất do chú vịt của Disney... không chịu mặc quần. Ủy ban Thanh thiếu niên Helsinki cũng tuyên bố rằng những thước phim hoạt hình này bỏ bê giá trị gia đình, đe doạ đạo đức và phổ biến một nỗi ám ảnh bất thường đối với tiền bạc vật chất.

Dung Nhi

Theo BR