Ai mua các tác phẩm nghệ thuật và tại sao?
(Dân trí) - Từ đầu năm tới nay, các tác phẩm nghệ thuật liên tục đạt giá kỷ lục, có khi tới hàng trăm triệu đô. Câu hỏi đặt ra là tại sao thị trường nghệ thuật có thể ngồi mát ăn bát vàng mặc cho kinh tế suy thoái.
Mới đây, Barclays Wealth đã phát hành một bản báo cáo về xu hướng đầu tư năm nay dựa trên bản nghiên cứu trên 2.000 cá nhân và rất nhiều các tổ chức nghiên cứu thị trường nghệ thuật. Trong đó, 50% số nhà đầu tư cho biết họ đang đầu tư trong lãnh vực nghệ thuật. Con số này đã đưa nghệ thuật lên bậc thứ 2 trong danh sách những giá trị thu hút nhiều nhà đầu tư nhất, chỉ sau kim cương.
Cùng với đó là hàng loạt các triển lãm nghệ thuật như của Richard Green với hơn 40 bức tranh sơn dầu có giá từ 4.000 tới 145.000 bảng. Green đã bán tổng cộng hơn 750 tác phẩm của Seago trong vòng 40 năm qua và cho biết nhu cầu của thị trường còn đang rất lớn.
Mặc dù thị trường nghệ thuật gần đây đạt nhiều thành công đầy lạc quan với các bức vẽ hàng chục, đôi khi lên tới hàng trăm triệu đô la nhưng chỉ 10% số người mua được hỏi công nhận rằng họ đang đầu tư về nghệ thuật.
Hơn 33% cho biết họ mua các tác phẩm nghệ thuật và xe hơi chỉ để thể hiện địa vị và đẳng cấp, dưới 1/3 cho biết họ sưu tầm tác phẩm nghệ thuật để truyền lại cho con cháu.
Các số liệu trên cho thấy dù đang đứng ở vị trí thứ 2 trong danh sách được đầu tư nhiều nhất thế giới nhưng lợi nhuận không phải là nguyên nhân được chú trọng tới nhiều nhất.
Điều này được khẳng định khi tính trung bình, một nhà sưu tầm nghệ thuật chỉ bán tác phẩm khi ít nhất nó đạt tới giá 62 % số lợi nhuận trong 1 năm của người đó so với việc đầu tư vào lĩnh vực khác. Do đó có thể kết luận là các bậc đại gia mua các tác phẩm nghệ thuật đơn giản là vì đam mê và coi đó là một thú chơi chứ không phải vì tiền.
Mai Tân
Theo Telegraph